Giải pháp đặc thù đối với Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu Tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Trang 60 - 72)

- Những quy định có tính hành chính hiện hành đã làm hạn chế tính độc lập của

3.2.2. Giải pháp đặc thù đối với Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Na

tỉnh Đồng Nai

3.2.2.1. Tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân nhân dân tỉnh Đồng Nai và Viện kiểm sát nhân dân thành phớ Biên Hịa trong quản lý, chỉ đạo điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự

Như phân tích trong chương 2, cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra của lãnh đạo VKSND thành phố Biên Hòa chưa thực sự thường xuyên, chặt chẽ. Do đó những thiếu sót của Kiểm sát viên chưa được phát hiện và chấn chỉnh khắc phục kịp thời. Mặt khác, vẫn cịn tình trạng chưa quan tâm nghiên cứu kỹ, toàn diện chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án mà tin tưởng, thoả mãn với báo cáo án của Kiểm sát viên.

Trong thời gian tới, để cơng tác THQCT nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa sơ thẩm hình sự nói riêng đạt hiệu quả cao, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những thiếu sót của Kiểm sát viên, cần phải tăng cường cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của Viện trưởng, phó Viện trưởng VKSND thành phố Biên Hòa đối với cơng tác này. Theo đó, cần làm tốt các nội dung sau:

Một là, Viện trưởng, Phó viện trưởng VKSND thành phố Biên Hòa phải gương

mẫu trong chấp hành các quy định tố tụng hình sự và phải xây dựng nề nếp mang tính ngun tắc trong cơng việc, đó là: Phải trực tiếp tăng cường nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, chứng cứ phải đảm bảo các giá trị theo quy định tại Điều 86, 87 BLTTHS năm 2015.

Hai là, hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành được thực hiện thông qua việc thực

hiện xây dựng, triển khai và kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, chương trình cơng tác hằng năm; thơng qua việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quản lý công tác trong ngành… Lãnh đạo VKSND tỉnh Đồng Nai nói chung, VKSND thành phố Biên Hòa phải thường xuyên quan tâm đến công tác tranh tụng, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa hình sự sơ thẩm, cần phải u cầu Kiểm sát viên được phân công THQCT và KSXX thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện công tác và những vướng mắc phát sinh trong q trình đó. Phải quy định thời hạn Kiểm sát viên phải thực hiện báo cáo tiến độ và đề ra yêu cầu tiếp theo...

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra theo chuyên đề tranh tụng nói chung, tranh

luận nói riêng để phát hiện những trường hợp sai sót, tồn tại trong cơng tác để kịp thời quán triệt rút kinh nghiệm.

3.2.2.2. Nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, phẩm chất và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân thành phớ Biên Hịa trong hoạt động thực hành quyền công tố nói chung, tranh luận nói riêng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự

Một trong những hạn chế và nguyên nhân tác động tới chất lượng, hiệu quả của hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hịa tại phiên tịa sơ thẩm hình sự là trình độ và năng lực của một bộ phận Kiểm sát viên vẫn cịn hạn chế, bản lĩnh chính trị, kỷ cương và tinh thần trách nhiệm chưa cao; chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.

Do đó, nâng cao năng lực chun mơn, bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa là hết sức cần thiết. Trong thời gian tới, để nâng cao năng lực chuyên mơn, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa cần thực hiện một số nội dung sau:

Một là, nâng cao ý thức trách nhiệm, phẩm chất, năng lực, trình độ chun mơn và

tăng cường sự thống nhất trong nhận thức của Kiểm sát viên về tranh tụng và tranh luận. - VKSND thành phố Biên Hòa cần tiến hành rà sốt và đánh giá lại tồn bộ lực lượng Kiểm sát viên, kiểm tra viên, qua đó lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ pháp luật, nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, đặc biệt là các kỹ năng về tranh tụng, tranh luận cho đội ngũ Kiểm sát viên. Do đặc thù cơng việc địi hỏi có tính chun mơn, chuyên sâu nên cần hạn chế luân chuyển Kiểm sát viên kiểm sát án hình sự sang mơi trường cơng tác mới để họ có thời gian, điều kiện nghiên cứu nâng cao trình độ và tích lũy kinh nghiệm nghiệp vụ.

- Thường xuyên tổ chức và bố trí cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được tham gia tổng kết kinh nghiệm thực tiễn tranh tụng, tranh luận để tăng cường sự thống nhất trong nhận thức của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên về tranh tụng tại tòa và tranh luận tại phiên tịa sơ thẩm hình sự.

- Tăng cường tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng tranh tụng, tranh luận: Việc tập huấn kỹ năng tranh tụng, tranh luận Kiểm sát viên, Kiểm tra viên là biện pháp hết sức quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng tranh tụng, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa.VKSND thành phố Biên Hòa cần nghiên cứu mời các Kiểm sát viên có kinh nghiệm của VKSND tỉnh, VKSND cấp cao, VKSND Tối cao hoặc các giảng viên, chuyên gia nghiên cứu về tranh tụng, tranh luận và tổ chức tập huấn kỹ năng tranh tụng, tranh luận cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. Cũng thơng qua đó, cần tổng hợp những khó

khăn, vướng mắc trong công tác tranh tụng, tranh luận để kịp thời hướng dẫn, giải thích, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong hoạt động thực tiễn tranh tụng, tranh luận.

- VKSND thành phố Biên Hòa cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyền truyền, quán triệt các văn bản có liên quan đến cải cách tư pháp về THQCT và KSXX như: Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Luật tổ chức VKSND năm 2014; Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự, ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng VKSND nhân dân tối cao…

Hai là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực tin học cho đội ngũ Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong tình hình mới, thời đại của cuộc Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 và gắn với việc thực hiện nội dung “Triển khai thực

hiện việc “số hóa hồ sơ vụ án” và công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa để bảo đảm sự thuyết phục trong quá trình xét hỏi và tranh tụng” theo Chỉ thị số 01/CT-

VKSTC ngày 28/12/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao đòi hỏi ngành Kiểm sát cần phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực tin học cho đội ngũ Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Trong giai đoạn hiện nay, với hồ sơ vụ án được số hóa thì việc sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm chuyên dụng hỗ trợ rất lớn cho q trình THQCT nói chung, tranh tụng, tranh luận của Kiểm sát viên nói riêng. Thao tác trên máy tính giúp cho Kiểm sát viên có thể chuẩn bị nhanh chóng, ngay lập tức các tài liệu, chứng cứ, các luận điểm cụ thể để phục vụ cho quá trình tranh luận. Bên cạnh đó, việc trích dẫn các quy định của pháp luật cũng được thực hiện một cách hết sức linh hoạt và nhanh chóng trên máy tính.

Do đó, VKSND thành phố Biên Hịa cần có kế hoạch và quan tâm, động viên, đồng thời có chính sách hỗ trợ hợp lý cho vấn đề đào tạo kiến thức về tin học, phấn đấu 100% Kiểm sát viên, Kiểm tra viên biết sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm chuyên dụng trong việc “số hóa hồ sơ vụ án”, cùng với đó là những kiến thức về thực hiện bảo mật hồ sơ, tài liệu, chứng cứ sau khi số hóa.

Ba là, cần chú trọng thực hiện tớt việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ Kiểm sát viên làm công tác THQCT và KSXX.

Để làm được điều này VKSND thành phố Biên Hòa cần thực hiện một số nội dung sau:

- Tổ chức các lớp học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. Phấn đấu 100% Kiểm sát viên, Kiểm tra viên có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp đến cao cấp.

- Quán triệt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhất là các nghị quyết của Đảng về công tác tư pháp, cải cách tư pháp, cụ thể hoá bằng những nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tiễn của VKSND thành phố Biên Hòa.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Xây dựng và tổ

chức thực hiện tốt chương trình hành động của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị; chương trình tu dưỡng, rèn luyện của đảng viên, cán bộ, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. Lấy kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, bình xét, phân loại cán bộ, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên hàng năm.

3.2.2.3. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị tranh luận và vận dụng linh hoạt các kỹ năng tranh luận, đới đáp tại phiên tịa sơ thẩm hình sự

Để hoạt động tranh luận tại phiên tòa đạt chất lượng, hiệu quả cao thì cơng tác chuẩn bị cho tranh luận và vận dụng linh hoạt các kỹ năng tranh luận, đối đáp là hết sức quan trọng.

Thứ nhất, Kiểm sát viên phải thực hiện tốt công tác chuẩn bị cho tranh luận.

Theo đó cần:

- Khi được phân cơng THQCT và KSXX tại phiên tịa sơ thẩm hình sự, trước khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên phải trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án, lập bản nghiên cứu tổng hợp chứng cứ để nắm vững các nội dung sau: Lý lịch bị can, bị cáo, hành vi phạm tội của từng bị can, bị cáo, hệ thống chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vơ tội, mâu thuẫn của các tài liệu, chứng cứ (nếu có), các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, các yêu cầu về bồi thường thiệt hại hoặc trách nhiệm dân sự trong vụ án (nếu có); ý kiến của VKSND cấp trên (nếu có); đề xuất đường lối giải quyết vụ án, áp dụng tội danh, điểm, khoản, điều; áp dụng các biện pháp tư pháp, việc xử lý vật chứng, tài sản, tài liệu, đồ vật liên quan; áp dụng biện pháp bảo vệ, biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, thu hồi tài sản, khắc phục hậu quả và những nội dung khác liên quan đến vụ án theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Cũng từ nghiên cứu hồ sơ vụ án mà Kiểm sát viên xây dựng dự thảo luận tội sát hợp, đối với vụ án trọng điểm, phức tạp hoặc xét xử lưu động, Kiểm sát viên phải báo cáo Lãnh đạo VKSND cho ý kiến về dự thảo bản luận tội.

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên phải đọc kỹ từng trang tài liệu, ghi chép đầy đủ các nội dung, các tình tiết của vụ án cũng như các văn bản tố tụng, kiểm tra, so sánh, đối chiếu, phát hiện các mâu thuẫn, các điểm nghi ngờ để có biện pháp xử lý. Trên cơ sở nắm chắc nội dung vụ án, Kiểm sát viên chuẩn bị chu đáo đề cương xét hỏi, chú trọng những câu hỏi làm rõ những điểm còn mâu thuẫn, chưa rõ ràng hoặc có nghi ngờ

về tính xác thực của chứng cứ. Đặc biệt quan trọng và để phục vụ tốt cho q trình tranh luận tại tịa, Kiểm sát viên cần phải dự kiến được những nội dung, những vấn đề, những chứng cứ, những luận điểm mà bên gỡ tội có thể đưa ra tranh luận tại phiên tịa. Từ đó chuẩn bị các chứng cứ, luận cứ cụ thể để phục vụ cho tranh luận.

- Trong q trình thực THQCT tại phiên tịa, Kiểm sát viên phải tập trung theo dõi mọi diễn biến của phiên toà, chủ động tham gia xét hỏi để góp phần làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án; ghi chép đầy đủ nội dung xét hỏi, trả lời và các ý kiến mà bị cáo, luật sư và những người tham gia tố tụng nêu lên, nhất là những ý kiến phản bác lại nội dung luận tội của Kiểm sát viên để chủ động tranh luận. Đây là yêu cầu hết sức quan trọng, bởi vì kết quả q trình thẩm vấn cơng khai tại phiên toà sẽ giúp Kiểm sát viên hệ thống lại toàn bộ các chứng cứ của vụ án đã được kiểm tra tại phiên toà để hoàn chỉnh nội dung bản luận tội; việc ghi chép đầy đủ các ý kiến sẽ giúp cho Kiểm sát viên chủ động trong tranh luận, xác định đúng những vấn đề trọng tâm cần phải tranh luận để bảo vệ quan điểm truy tố, luận tội.

Thứ hai, trong quá trình tranh luận tại phiên tòa Kiểm sát viên phải vận dụng linh hoạt các kỹ năng tranh luận, đối đáp trong các tình huống cụ thể. Theo đó,

trong từng tình huống cụ thể Kiểm sát viên cần xử lý linh hoạt như sau:

Một là, trường hợp bị cáo, người bào chữa không thừa nhận bị cáo phạm tội theo

cáo trạng truy tố của VKSND, kết luận trong luận tội của Kiểm sát viên.

Trong trường hợp này, Kiểm sát viên cần phân tích lý luận về cấu thành tội phạm, đánh giá hành vi của bị cáo, động cơ, mục đích, hậu quả thiệt hại đã gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; viện dẫn các bút lục chứa đựng các chứng cứ xác đáng thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã đủ để khẳng định hành vi của bị cáo là hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự mà VKSND đã viện dẫn để truy tố, Kiểm sát viên đã kếtluận, đề nghị trong luận tội. Những lý do mà bị cáo, người bào chữa đưa ra như chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, mất năng lực trách nhiệm hình sự, hành vi chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự hoặc những tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự khác... là khơng có căn cứ, khơng phù hợp với quy định của pháp luật hình sự.

Hai là, trường hợp bị cáo, người bào chữa thừa nhận bị cáo phạm tội nhưng phạm

tội khác nhẹ hơn so với tội mà VKSND truy tố, kết luận, đề nghị thay đổi tội danh; bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại không đồng ý với tội danh mà VKSND đã truy tố, kết luận, cho rằng bị cáo phạm vào tội khác nặng hơn, đề nghị thay đổi tội danh.

Trường hợp này, Kiểm sát viên phân tích lý luận cấu thành tội phạm, đánh giá hành vi khách quan của bị cáo, hậu quả thiệt hại, động cơ, mục đích phạm tội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, viện dẫn các bút lục chứa đựng các chứng cứ... Những yếu tố đó khẳng định hành vi phạm tội của bị cáo đã phạm vào tội mà VKSND đã truy tố, việc thay đổi tội danh theo yêu cầu của bị cáo, người bào chữa, bị hại hoặc người

bảo vệ quyền lợi cho đương sự là khơng có căn cứ, không đúng quy định của pháp luật.

Ba là, trường hợp bị cáo, người bào chữa thừa nhận bị cáo phạm tội theo đúng

điều luật mà VKSND đã truy tố nhưng phạm vào khoản khác nhẹ hơn so với khoản VKSND đã truy tố.

Trường hợp này, Kiểm sát viên ngồi việc phân tích các dấu hiệu của tội phạm cịn phân tích cụ thể hành vi của bị cáo đã gây ra thiệt hại hoặc các tình tiết khác là căn cứ để định khung hình phạt như: Mức độ thiệt hại, các tình tiết tăng nặng định khung như: Phạm tội có tính chất cơn đồ, có tính chất chun nghiệp, tái phạm hay dùng hung khí nguy hiểm... để khẳng định khoản truy tố của VKSND là có căn cứ và đúng pháp luật. Kiểm sát viên có thể vận dụng các văn bản dưới luật như Nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để chứng minh khoản truy tố của VKSND là đúng đắn.

Bốn là, trường hợp bị cáo, người bào chữa thừa nhận bị cáo phạm tội theo đúng

Một phần của tài liệu Tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Trang 60 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w