Ban Tổng giám đốc
3.1.2. Về tổ chức hoạt động khi thực hiện chức năng KTNB
Thứ nhất, Về cơ bản quy trình KTNB, KSNB đã đề cập được những bước triển khai
hoạt động KTNB, KSNB mặc dù chưa thật chi tiết, đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản thực hiện kiểm soát như: tuân thủ kế hoạch kiểm soát; ghi chép đầy đủ các bước công việc thực hiện và kết quả cụ thể; định kỳ tổng hợp kết quả và đánh giá mức độ thực hiện công việc; tuân theo pháp luật để đảm bảo tính pháp lý, khách quan, trung thực.
Thứ hai, Hoạt động KSNB bước đầu đã tiếp cận theo phương pháp đánh giá rủi ro.
Sổ tay KSNB do Ban KSNB Công ty mẹ - TCT Sơng Đà ban hành đã có những quy định tương đối cụ thể về thủ tục phân tích, đánh giá, phân loại rủi ro trong quá trình lựa chọn đối tượng và tần suất kiểm soát. Việc xác định trọng tâm, trọng yếu và rủi ro kiểm soát đã được đề cập đến trong q trình xây dựng kế hoạch kiểm sốt chi tiết của từng cuộc kiểm sốt. Bên cạnh đó, trong q trình thực hiện kiểm sốt, quy trình đã u cầu các KSVNB thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản trên cơ sở một số biểu hiện của sự tồn tại rủi ro kiểm soát và bản thân hệ thống KSNB khơng thích hợp.
Thứ ba, Đề ra và phân tích tương đối chi tiết hai phương pháp thực hiện kiểm soát là
phương pháp kiểm soát cơ bản và phương pháp kiểm soát tuân thủ. Về cơ bản, các phân tích đã đưa ra có nội dung tương đồng với lý thuyết kiểm tốn.
Thứ tư, Ưu điểm từ việc lập BCKS trên cơ sở BBKS: một mặt đảm bảo đủ cơ sở
pháp lý, gắn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị được kiểm soát với nội dung nêu trong BBKS, mặt khác đảm bảo tính kịp thời trong q trình cung cấp thơng tin về kết quả kiểm soát với HĐTV hoặc HĐQT.
Thứ năm, Hoạt động kiểm tra thực hiện kiến nghị, lưu trữ hồ sơ và giám sát, quản
lý chất lượng KSNB đã được quy định và bước đầu triển khai. Với quy định như vậy sẽ tạo tiền đề tốt cho việc hồn hiện quy trình, hoạt động của bộ phận KSNB, KTNB trong các giai đoạn tiếp theo.