Kế toán chi phí hoạt động khác:

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh nhà máy tàu biển hyundai vinashin (Trang 26 - 139)

1.5.1.1. Nội dung: Chi phí hoạt động khác phát sinh,gồm:

- Chi thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có)

- Bị phạt thuế, truy nộp thuế.

- Các khoản chi phí kế toán do bị nhầm hoặc bỏ sót ghi sổ kế toán. - Các khoản chi phí khác.

1.5.1.2. Tài khoản sử dụng

Tài khoản sử dụng 811-Chi phí khác Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh.

Bên Có: Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ

sang tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh.

Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ

1.5.1.3. Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.12:Kế toán chi phí khác 1.5.2. Kế toán thu nhập khác

1.5.2.1. Nội dung: Thu nhập khác của doanh nghiệp, gồm: - Thu nhập từ thanh ký, nhượng bán TSCĐ:

- Thu phạt do khách vi phạm hợp đồng; - Thu các khoản nợ khó dòi đã xử lý xoá sổ; - Thu các khoản thuếđược NSNN hoàn lại;

- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ ;

- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không tính doanh thu (nếu có);

- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho các doanh nghiệp;

- Các thu nhập của doanh nghiệp năm trước bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…

1.5.2.2. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 711- Thu nhập nhập khác

Bên Nợ:

- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác (nếu có) (ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp).

- Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác sang tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh

Bên Có:

Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.

911 711-TN khác 111.112 334.338 152.156.211 111.112 3387 352 Kết chuyển thu nhập khác Thu phạt khách hàng vi phạm HðKT,bồi thường bảo hiểm

Tiền phạt trừ vào các khoản,tiền nhận ký quỹ ký cược

Nhận biếu,tặng HH,VT,TS

Thu các khoản phải thu khó ñòi ñã xoá sổ,các khoản thuế ñược hoàn lại

ðịnh kỳ phân bổ doanh thu chưa thực hiện Hoàn nhập dự phòng CP bảo hành công trình xây lắp không sử dụng hết hoặc số thực tế

nhỏ hơn số trích trước

Sơ đồ 1.13:Kế toán thu nhập khác 1.6. Kế toán tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong kỵ kế toán. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoật động tài chính và hoạt động khác.

1.6.1. Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:

1- Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản kết quả kinh doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách hiện hành

2- Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch chi tiết theo từng loại hoạt động. Trong từng hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng từng dịch vụ.

3- Các doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.

1.6.2 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh

Bên Nợ:

- Gía trị vốn của sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụđã bán và chi phí khác.

- Chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp - Kết chuyển lãi.

Bên Có:

- Doanh thu thuần về số sản phẩm,hàng hoá,bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ.

- Doanh thu hoạt động tài chinh,chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác.

- Kết chuyển lỗ

Tài khoản 911 không số dư cuối kỳ.

1.6.3. Phương pháp hạch toán.

CHƯƠNG II:

THC TRNG CÔNG TÁC K TOÁN DOANH THU TIÊU

TH VÀ XÁC ĐNH KT QU KINH DOANH TAIH CÔNG

TY TNHH NHÀ MÁY TÀU BIN HYUNDAI VINASHIN.

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin. Vinashin.

2.1..1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty TNHH nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin.

Việt Nam nằm ở vòng cung của Thái Bình Dương với hơn 3260 Km bờ

biển, nơi đang diễn ra quá trình tăng trưởng và giao lưu kinh tế sôi động nhất trên thế giới, tuy vậy mạng lưới giao thông đường biển của nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu của công cuộc phát triển của đất nước,tình trạng thiết bị kỹ thuật còn lạc hậu, nhu cầu cấp thiết về vận tải tàu thuyền cho các ngành kinh tế là to lớn. Như

vậy, nhưng vào những năm 1996 trở về trước ngành công nghiệp đống tàu của nước ta chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu vềđóng mới và 15% về nhu cầu sửa chữa tàu còn 80% sản lượng đóng mới và 85% sản lượng sửa chữa phải phụ thuộc vào nước ngoài.

Công ty TNHH nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin đã được phép thành lập từ nhu cầu cấp thiết trên, đây là một công ty liên doanh giữa Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) và tập đoàn Hyundai- Hàn Quốc với thời gian hoạt động 50 năm, theo giấy phép đầu tư số 1686/GP ngày 30 tháng 9 năm 1996 và giấy phép điều chỉnh do bộ kế hoạch và đầu tư cấp. Đây là đơn vị kinh tế hoạt động theo phương pháp hạch toán độc lập, có con dấu riêng theo quy định và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam.

Nhà máy và văn phòng của công ty đặt tại thôn Mỹ Giang, xã Ninh Phước, huyện Ninh Hoà, Tỉnh Khánh Hoà. Với diện tích sử dụng của công ty khoảng 100 ha mặt đất và 100 ha mặt biển.Các cổđông của công ty bao gồm: Tổng

công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin), Công ty TNHH Hyundai Mipo Dockyard( MD), Công ty Hyundai Corporation (HC), Công ty TNHH Hyundai Heavy Industries (HHI), và Công ty TNHH Hyundai Engineering and Construction (HDEC). Vốn pháp định của công ty là 28.617.000.USD với sự đóng góp của các bên như sau:

- Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin): 30% - Công ty TNHH Hyundai Mipo Dockyard( MD) : 45% - Công ty Hyundai Corporation (HC) 10% - Công ty TNHH Hyundai Heavy Industries (HHI) 10% - Công ty TNHH Hyundai Engineering and Construction 5%

Công ty được khởi công xây dựng năm 1996, hoàn thành và vận hành thử ngày 26/04/1999, chính thức đi vào hoạt động năm 2000, qua 8 năm hoạt động, tổng nguồn vốn của công ty lên đến 147.137.240 USD, hiện nay công ty có 2 văn phòng đại điện ở Hà Nội và TP.hỒ Chí Minh, tổng số công nhân viên của công ty hiện nay là trên 3.900 người.

Mặc dù mới thành lập với thời gian ngắn nhưng công ty đã gặt hái được nhiều thành công và đã và đang khẳng định mình trên thị trường tàu biển thế giới với những dự án lớn đòi hỏi kỹ thuật cao, phức tạp.Lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam, một vài điểm mốc quan trọng như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tháng 6/2001 – 10/2001 Sữa chữa tàu container CMA CGM MORMANDIE 4.700 TCU bằng việc thay đổi mới 3.000 tấn thép phần đáy mũi tàu. Đây là lần đầu tiên trên thế giới một nhà máy tàu biển thực hiện thành công việc thay mới phần mũi tàu bị tai nạn và hư hỏng hoàn toàn.

- Tháng 7/2002 -7/2003 Hoán cải tàu GORY 06 từ tàu chở hàng thành tàu hút cát tự bốc dởđã đưa HVS trở thành một trong những nhà máy hàng đầu trong lĩnh vực hoán cải tàu biển trên thế giới.

-Tháng 4/2002-8/2003 Chế tạo dàn công nghệ trung tâm của dàn khoan dầu Talisman với giá trị gần 15 triệu USD. Việc này đã đánh dấu việc triển khai của

HVS trong lĩnh vực chế tạo kết cấu thép xa bờ, một lĩnh vực mới đòi hỏi kỹ thuật cao, phức tạp

- Năm 2005 công ty tiến hành hoán cải nối dài thân tàu cho 5 tàu chuyên dụng chở Oto của công ty tàu biển Wallenious Marineab (ThuỵĐiện). Hợp đồng này đã tạo tiền đề vững chắc cho công ty bước vào triển khai đóng mới tàu biển cho tháng 8/2008 vừa qua.

Mặc dù công ty thành lập với thời gian chưa lâu nhưng đã thu hút được rất nhiều nguồn lao động trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh, góp phần giải quyết được rất nhiều nhu cầu việc làm cho người lao động, mang lại cho người thu nhập với mức thu nhập bình quân đầu người trên tháng là 2.500.000 đồng.Cùng mức tăng doanh thu hàng năm, công ty đã thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách đầy đủ cho Nhà nước qua các năm với mức nộp Ngân sách hàng năm lên đến hàng triệu USD.

Bên cạnh đó, công ty không ngừng nâng cao chất lượng sửa chữa để luôn đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000 về quản lý chất lượng do tổ chức BVQI của Anh cấp vào tháng 3 năm 2002. Chính vì vậy, khách hàng của công ty ngày càng tăng lên và tính đến nay số tàu sữa chữa đã lên đến 650 tàu. Có những khách hàng trước đây đều phải đưa tàu đi sửa chữa ở nước ngoài thì nay đã trở thành khách hàng thường xuyên của công ty như: VOSCO, PETTROLIMEX, VINALINES…..Đểđáp ứng nhu cầu sửa chữa ngày càng nhiều, công ty ngày càng mở rộng cỏ sở vật chất đầu tư xây dựng và trang bị vật chất, đầu tư xây dụng và trang bị máy móc hiện đại hơn.

Ngoài ra công ty không ngừng chú trọng đến việc phát triển thi trường kinh doanh, xây dựng thương hiệu HVS trở nên danh tiếng và thực sự công nhận của các hàng tàu lớn, đặc biệt là của Nhật Bản và châu Âu. Hiện nay, công ty đang bắt đầu tiến hàng đóng mới tàu nhằm để mở rộng quy mô cho công ty.

Mt s thông tin v công ty.

Trụ sở chính của công ty: 01 thôn Mỹ Giang- Xã Ninh Phước- Huyện Ninh Hoà- Tỉnh Khánh Hoà.

Tên giao dịch: HYUNDAI VINASHIN SHIPYARD CO., LTD Tên viết tắt: HVS Sốđiện thoại :+84.58.622.101 Fax: +84.58.622.089 Website: www.hyundai-vinashin.com Email: hvs@hyundai-vináhin.com

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 2.1.2.1. Chức năng: 2.1.2.1. Chức năng:

Công ty là một tổ chức kinh tế tự chủ thuộc công nghiệp nặng, hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với chức năng chính là hoán cải, đóng mới, sữa chữa các loại tàu biển có trọng tải lớn và gia công kết cấu thép xa bờđáp ứng nhu cầu trong nước, khu vực và trên thế giới.

2.1.2.2. Nhiệm vụ:

Công ty có trách nhiệm kinh doanh theo đúng ngành nghềđã dăng ký, áp dụng đúng chếđộ kế toán do Nhà nước quy định và chếđộ kiểm toán của Nhà nước, nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính theo duúng quy định của pháp luật, tạo nguồn cho ngân sách cho Nhà nước.

Đảm bảo tạo nguồn thu nhập ổn định cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty theo đúng luật lao động quyền lợi của họ trong đơn vị.. Có những chế độ

khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, cân đối giữa lao động.thể thao giải trí, nghỉ mát hàng năm.

Đảm bảo thực hiện tôt về chất lượng, an toàn cho tàu, cho người lao động, tạo dựng uy tín với khách hàng bằng cách thực hiện tốt và đầy đủ những đơn đặt hàng, những hợp đồng kinh tếđã ký kết, nhằm tạo thu nhập và tăng tích luỹ cho Công ty.

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại công ty

Cơ cấu tổ chức của công ty theo dạng điển hình của nhà máy tàu biển và mỗi phòng sẽ có một trưởng phòng với quyền hạn và chức vụ như sau:

- Đưa ra chiến lược và chính sách của phòng.

- Quản lý và theo dõi các diễn biến thay đổi của môi trường kinh doanh.

2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý:

+ Sơđồ cơ cấu bộ máy quản lý:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

+ Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Hội đồng quản trị: Gồm 6 người là những người đại diện cho các bên tham gia góp vốn liên doanh. Bên Việt Nam có 2 người trong hội đồng quản trị, bên Hàn Quốc có 4 người trong hội đồng quản trị. Đây là cơ quan đầu não, giám sát mọi hoạt động sản xuát kinh doanh của công ty.

- Tổng giám đốc: Là người điều hành cao nhất, quyết định các vấn đề, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trại và các cơ quan quản lý của Nhà nước về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị.

- Phó tổng giám đốc I: Là người được tổng giám đốc uỷ quyền giải quyết các công việc trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình và là người trực tiếp theo dõi, chỉđạo các phòng như:Phòng hành chính và phòng kinh doanh.

- Phó giám đóc thứ II: (Giám đốc sản xuất): Là người triển khai và thực hiện các lệnh sửa chữa tàu do tổng giám đốc giao để sửa chữa tàu theo yâu cầu. Ngoài ra, giám đốc sản xuất là người trực tiếp chỉđạo phòng sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng hành chính: Đứng đầu là giám đốc hành chính trực tiếp chỉ đạo và kiểm tra các hoạt động diễn ra tại phòng hành chính và chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan. Và trực tiếp quản lý các ban như: Ban kế toán, ban tổng vụ, ban vật tư.

- Phòng kinh doanh: Đứng đầu là trưởng phòng, có chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong việc tìm kiếm khách hàng,chào giá, đàm phán với khách hàng khi ký hợp đồng, làm dự toán ban đầu về giá…quản lý việc sửa chữa tàu, hoá đơn, bảo hành. Và trực tiếp chỉđạo ban kinhdoanh và ban quản lý và sửa chữa tàu.

- Phòng sản xuất: Đứng đầu là trưởng phòng trực tiếp chỉ đạo các hoạt động liên quan đến sản xuất và đề ra ý kiến cho lãnh đạo, và trục tiếp chỉ đạo các ban như: Ban máy, ban sơn, ban lắp đặt thiết bị, ban điện, ban thân tàu, ban dock tàu.

- Ban kế toán :Có nhiệm vụ xây dựnh kế hoạch tài chính, theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức ghi chép phản ánh, phân tích và báo cáo cho lãnh đạo Công ty, Hội đòng quản trị và các cơ quan chức năng theo quy định của nhà nước. Đồng thời,đề xuất các biện pháp nhằm sử dụng vốn và tài sản toàn công ty có hiệu quả, tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ chứng từ tại công ty.

- Ban tổng vụ: Có nhiệm vụ tiếp nhận và lưu hồ sơ lao động, theo dõi và quản lý toàn bộđội ngũ công nhân viên trong công ty. Ngoài ra, tổng vụ còn có thể tham mưu, đề xút các quy định và nội quy lao động trong toàn công ty.

- Ban vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch thu mua vật tư,máy móc thiết bị phục vụ công tác sửa chữa tàu kịp tiến độ.

- Ban quản lý sữa chữa tàu: Có nhiệm vụ giám sát tiến trình sửa chữa tàu ở các bộ phận sản xuất, đàm phán giá cuối cùng khi tàu sửa chữa xong.

- Ban kinh doanh : Có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc, đàm phán với khách hàngnước ngoài (chủ tàu) làm dự toán ban đầu về giá, theo dõi các hợp đồng, tiến độ hoàn thành việc sửa chữa và giao nhận tàu.

2.1.3.2.Tổ chức điều hành sản xuất.

+Sơđồ tổ chức điều hành sản xuất.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức điều hành sản xuất.

Thuyết trình sơđồ:

+ Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

Ban giám đốc sẽ gián tiếp quản lý phòng sản xuất thông qua giám đốc sản xuất

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh nhà máy tàu biển hyundai vinashin (Trang 26 - 139)