- Về mặt khách quan: Hai tội phạm này khác nhau chủ yếu ở hành vi khách quan của tội phạm, là dấu hiệu để phân biệt giữa hai tội Cụ thể:
1.2.1. Khái quát lịch sử quy định tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trong pháp
quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015
1.2.1.1. Quy định trong giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, chính quyền mới thành lập phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trong tình hình đó, nhân dân ta phải thực hiện ba nhiệm vụ lớn, đó là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại
xâm vì thế nhà nước ta chưa đủ điều kiện để xây dựng một hệ thống pháp luật hồn chỉnh. Do đó, các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người cũng chưa có văn bản pháp luật hình sự nào qui định.
Trong báo cáo tổng kết rút kinh nghiệp xét xử đối với tội Hiếp dâm giai đoạn 1961-1966, Tịa án nhân dân Tối cao có hướng dẫn xử lý đối với tội dâm ô và tội cưỡng dâm… mà trước đây chưa đề cập đến.
Trên cơ sở kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn xét xử các tội phạm xâm hại tình dục, năm 1967 Tịa án nhân dân Tối cao đã thông qua Bản tổng kết 329/HS2 ngày 11/5/1967, trong đó đề cập một cách tồn diện bốn hình thức phạm tội: Hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với người dưới 16 tuổi và dâm ô với người dưới 16 tuổi. Như vậy, theo Bảng tổng kết này thì tội giao cấu với trẻ em được ghi nhận là một trong những tội xâm phạm tình dục trẻ em. Đây là văn bản pháp luật hình sự đầu tiên đề cập đến hành vi giao cấu với trẻ em. Sự ra đời của Bản tổng kết 329 đánh dấu một bước phát triển trong lịch sử lập pháp của Nhà nước ta mặc dù những quy định về hành vi, thủ đoạn phạm tội của các tội phạm xâm phạm tình dục cịn rất đơn giản, chỉ mang tính chất liệt kê, nhưng là tiền đề cho những quy định tiếp theo về các tội phạm về xâm hại tình dục trong đó có tội giao cấu với người dưới 16 tuổi.
Ngày 15/3/1976, Hội đồng Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật 03/SL. Trong Sắc luật này có qui định về các tội xâm phạm thân thể và nhân phẩm con người nhưng không quy định cụ thể tội giao cấu với người dưới 16 tuổi. Để hướng dẫn thi hành Sắc luật trên, tháng 4 năm 1976, Bộ tư pháp đã ban hành Thơng tư số 03/BTP, trong đó chỉ rõ hành vi xâm phạm tình dục bao gồm: hiếp dâm, cưỡng dâm, thơng gian với gái vị thành niên, dâm ơ… Có thể thấy, hành vi thông gian với gái vị thành niên khá tương đồng với hành vi xâm phạm tình dục trẻ em sau này được qui định trong BLHS của nước ta.
1.2.1.2. Quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985
Ngày 27/6/1985, Quốc Hội thông qua BLHS năm 1985. Bộ luật hình sự 1985 được ban hành trên cơ sở pháp điển hoá các văn bản pháp luật trước đó. Đây là nguồn duy nhất trong đó quy định tội phạm và hình phạt.
Trong Bộ luật hình sự năm 1985, tội giao cấu với trẻ dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 114, Chương 2 các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người với nội dung như sau: “Người nào đã thành
niên mà giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. Sau gần 15 năm áp dụng, BLHS năm 1985 bốn lần sửa đổi vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997. Qua bốn lần sửa đổi, tiêu đề của Điều 114 được đổi thành “Tội giao cấu với trẻ em” với 03 khung hình phạt, ở khung cơ bản được sủa đổi theo hướng tăng nặng từ “ba tháng đến ba năm” thành “từ một năm đến năm năm”. Khung hình phạt thứ hai “giao cấu với nhiều người hoặc gây hậu quả nghiêm trọng” được đổi thành “Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Phạm tội nhiều lần; b) Có tính chất loạn ln; c) Làm nạn nhân có thai; d) Gây tổn hại sức khỏe cho nạn nhân”, tăng hình phạt từ “hai năm đến bảy năm” thành “năm năm đến mười năm” và quy định khung hình phạt thứ ba từ “mười đến mười lăm năm” với các trường hợp nhiều tình tiết qui định tại khoản 2 điều này.
1.2.1.3. Quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999
Trong gần 15 năm tồn tại, Bộ luật hình sự năm 1985 với bốn lần sửa đổi góp phần quan trọng trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm. Mặc dù vậy, để phù hợp với tình hình đổi mới đất nước, Quốc hội thơng qua Bộ luật hình sự năm 1999. Bộ luật hình sự năm 1999 được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung hợp lý, tích cực của BLHS năm 1985. So với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 có những thay đổi cơ bản mang tính tương đối tồn diện thể hiện sự phát triển mới của Luật hình sự Việt Nam. Các tội xâm
phạm về tình dục đã được Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung nhiều trong đó có tội giao cấu với trẻ em. Tội giao cấu với người dưới 16 tuổi qui định tại Điều 114 BLHS năm 1985 được sửa đổi thành Điều 115 với tên gọi là tội “giao cấu với trẻ em”, quy định ba khung hình phạt, mức phạt thấp nhất là tù một năm và mức phạt cao nhất đến 15 năm tù, thêm một số tình tiết tăng định khung hình phạt tại khoản 2 “đối với nhiều người” và thay tình tiết “gây tổn hại nặng cho sức khỏe của nạn nhân” bằng tình tiết “gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%”, bỏ tình tiết “có nhiều tình tiết” tại Khoản 3, thêm tình tiết “Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” và “Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên”. Đến năm 2009 Bộ luật hình sự năm 1999 tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số điều. Tuy nhiên, tội giao cấu với trẻ em qui định tại Điều 115 vẫn được giữ nguyên tên gọi.