- Về mặt khách quan: Hai tội phạm này khác nhau chủ yếu ở hành vi khách quan của tội phạm, là dấu hiệu để phân biệt giữa hai tội Cụ thể:
1.2.2. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung
năm 2017)
Mặc dù Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình đổi mới đất nước. Tuy nhiên, qua các lần sửa đổi đó cũng chưa thể chế hóa được những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, BLHS năm 2015 tiếp tục kế thừa và phát huy những ưu điểm, tiến bộ của BLHS năm 1999 và bổ sung một số quy định mới, tội phạm mới phù hợp với giai đoạn phát triển của xã hội hiện nay và một trong những điều bổ sung đó có tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. So sánh với nội dung qui định tội giao cấu với trẻ em (Điều 115) của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (Điều 145) BLHS năm 2015 có sự thay đổi, bổ sung phù hợp với thực tế tình hình diễn biến và tính chất của loại tội phạm
này, nhằm xử lý đúng người, đúng tội, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Cụ thể:
Thứ nhất, về tên gọi của điều luật và tội danh: Được đổi tên từ Tội giao
cấu với trẻ em thành “Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi”. Việc thay đổi này giúp thể hiện rõ
hơn các dấu hiệu pháp lý của tội phạm ngay trong tên điều luật. Đây là điều kiện thuận lợi giúp các cơ quan hành pháp, tư pháp điều tra xử lý đúng hành vi, đúng tội đảm bảo tính nghiêm minh, tính răn đe của pháp luật.
Thứ hai: cụ thể hoá một số cụm từ khác như: “người” thay cho cụm từ
“trẻ em” xác định và cụ thể hóa đối tượng được bảo vệ của Điều luật này là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và không phân biệt là trẻ em trai hay trẻ em gái đều được pháp luật bảo vệ, như vậy tránh được cách hiểu như một số quan điểm trước đây chỉ coi trẻ em trong Điều 115 của BLHS năm 1985 chỉ là trẻ em gái; từ “người đã thành niên” được thay bằng “người đủ 18 tuổi trở lên”; “nhiều người” được thay bằng “từ 02 người trở lên”; “nhiều lần” được thay bằng “từ 02 lần trở lên”… việc thay đổi này đảm bảo tính thống nhất trong cách hiểu và q trình áp dụng của các cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba, quy định thêm hành vi phạm tội đó là các “Hành vi quan hệ tình dục khác”. Đây là một hành vi mới được bổ sung vào mặt khách quan
của các tội xâm hại tình dục nói chung cũng như tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nhằm tránh bỏ lọt hành vi phạm tội, là phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Tuy nhiên, nhà làm luật khơng qui định rõ hành vi quan hệ tình dục khác bao gồm những hành vi nào trong điều luật. Để thống nhất trong việc giải quyết các vụ án đối với loại tội phạm này, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 06/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 về việc hướng dẫn áp dụng quy định từ Điều 141 đến Điều 147 BLHS và việc xét xử các vụ án xâm
hại tình dục người dưới 18 tuổi thì giao cấu và hành vi quan hệ tình dục khác được giải thích, hướng dẫn tại khoản 2 Điều 3 như sau:
“2. Hành vi quan hệ tình dục khác quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;
b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác.”
Thứ tư, tại điều luật này (Điều 145) quy định bổ sung một khoản mới, đó là khoản 4 quy định về hình phạt bổ sung có thể được áp dụng đối với người phạm tội gồm: “cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm” [33, tr 104]. Việc bổ sung khoản
mới này là phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng chống đối với loại tội phạm này trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi của BLHS năm 2015 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền trẻ em, khắc phục một số hạn chế, bất cập của BLHS năm 1999 qui định về các tội xâm phạm tình dục trẻ em nói chung và tội giao cấu với trẻ em nói riêng. Bên cạnh đó, khi áp dụng quy định này trong thực tiễn vẫn cịn một khó khăn, vướng mắc nhất định như:
- Không quy định rõ người phạm tội phải biết rõ khi thực hiện hành vi phạm tội bị hại là người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.
- Chưa quy định rõ giới tính của người thực hiện hành vi phạm tội cũng như giới tính của người bị hại.
Kết luận chương 1
Trong chương này, luận văn đã làm rõ được khái niệm về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, các dấu hiệu pháp lý đặc trưng. Ngoài ra, luận văn nêu được những dấu hiệu khác nhau nhằm phân biệt tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi với các tội xâm phạm tình dục trẻ em khác. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã khái quát lịch sử quy định tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Đặc biệt là từ khi pháp điển hóa pháp luật hình sự lần thứ nhất (năm 1985), sau đó là Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 2015 với những thay đổi về kỹ thuật lập pháp và nội dung điều khoản cho phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu trong chương này cho thấy việc nắm rõ những vấn đề lý luận và qui định của pháp luật hình sự về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là hết sức quan trọng, nó là cơ cở cho việc định tội danh và quyết định hình phạt một cách đúng đắn nhất, tránh được tình trạng làm oan người vơ tội cũng như bỏ lọt tội phạm.
Chương 2