- Về mặt khách quan: Hai tội phạm này khác nhau chủ yếu ở hành vi khách quan của tội phạm, là dấu hiệu để phân biệt giữa hai tội Cụ thể:
3.1.4. Yêu cầu củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được ghi nhận tại khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật…”[30, tr.11]
Trên cơ sở đó, Điều 2 Bộ luật Hình sự quy định: “Chỉ người nào phạm
một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”[31, tr. 8]. Như vậy, chỉ khi nào hành vi của con người cụ thể đã được
thực hiện, hành vi ấy được Bộ luật Hình sự quy định thì họ mới phải chịu trách nhiệm Hình sự. Nguyên tắc này bảo đảm tính chặt chẽ hệ thống trong cả nước, chống việc truy cứu trách nhiệm hình sự người khơng có tội, làm oan người vơ tội do động cơ cá nhân. Ngoài ra, điều luật nêu rõ hành vi phạm tội phải là hành vi do Bộ luật Hình sự quy định. Do đó, Nhà nước, nghiêm cấm việc lạm dụng pháp luật, tùy tiện truy cứu trách nhiệm hình sự người vơ tội. Bên cạnh đó, Nhà nước phải kịp thời bổ sung, sửa đổi Bộ luật Hình sự, để Bộ luật đáp ứng yêu cầu đấu tranh phịng chống tội phạm trong tình hình mới.
Xuất phát từ quy định trên, yêu cầu củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt nói chung cũng như định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng phải tuân thủ đúng nội dung (BLHS và văn bản hướng dẫn) và pháp luật về hình thức (BLTTHS và văn bản hướng dẫn). Mọi trường
hợp bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, làm oan người vô tội… đều phải xử lý nghiêm trước pháp luật. Do đó, địi hỏi đội ngũ định tội danh, quyết định hình phạt cần phải nâng cao cả phạm chất đạo đức và trình độ chun mơn nghiệp vụ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu được giao.