- Về mặt khách quan: Hai tội phạm này khác nhau chủ yếu ở hành vi khách quan của tội phạm, là dấu hiệu để phân biệt giữa hai tội Cụ thể:
3.1.2. Yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm
Nhìn chung, tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng về số vụ và số người phạm tội, diễn biến phức tạp. Trong vòng 5 năm (từ năm 2016 đến năm 2020) đã có tổng số 120 vụ với 135 bị cáo phạm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người; trong đó có 32 vụ với 33 bị cáo phạm các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Tình hình này đặt ra yêu cầu phải tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm nhất là các tội xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng trong đó có tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự để đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đó có TAND cần phải tăng cường xử lý giải quyết các vụ án để đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, cơng minh theo đúng pháp luật.
Việc áp dụng pháp luật hình sự trong đấu tranh phịng, chống tội phạm đạt hiệu quả tạo ra một môi trường xã hội ổn định, kinh tế - xã hội phát triển, bảo vệ quyền con người (trong đó có quyền của trẻ em). Do vậy, khi áp dụng
pháp luật hình sự nói chung, định tội danh và áp dụng hình phạt đối với bị cáo phạm các tội xâm tình dục trẻ em nói riêng trong đó có tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi phải quán triệt yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn nhất định.