- Về mặt khách quan: Hai tội phạm này khác nhau chủ yếu ở hành vi khách quan của tội phạm, là dấu hiệu để phân biệt giữa hai tội Cụ thể:
3.2.3. Nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ có thẩm quyền
nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ có thẩm quyền
Con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động định tội danh, quyết định hình phạt của các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng. Do đó, để đảm bảo áp dụng đúng quy định của Bộ luật hình sự trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với loại tội phạm này thì việc nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức công vụ của chủ thể áp dụng pháp luật hình sự (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, hội thẩm, thư ký…) là một yêu cầu cấp bách của công cuộc cải cách tư pháp. Bởi nhận thức, năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ, đạo đức công vụ của chủ thể áp dụng pháp luật hình sự là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt được chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,
hạn chế được tình trạng oan sai trong hoạt động tư pháp. Trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra nhiệm vụ “Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ
tư pháp trong sạch, vững mạnh theo hướng đề cao quyền và trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, chun mơn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ…”
[11; tr.60]
Để thực hiện được phương án đó, cần triển khai thực hiện những biện pháp cụ thể sau:
Một là: Đối với đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán: Trước tiên cần đổi mới, hoàn thiện quy chế tuyển chọn, bổ nhiệm, tái bổ nhiệm, đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định của Luật tổ cơ quan điều tra hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức tòa án nhân dân; mở rộng nguồn thi tuyển đối với Kiểm sát viên, Thẩm phán để thu hút nguồn nhân lực chất lượng; cơng khai hóa kế hoạch thi tuyển chọn Kiểm sát viên, Thẩm phán, đảm bảo tính dân chủ, cơng khai, minh bạch và tính cạnh tranh trong các kỳ thi tuyển chọn, nâng ngạch Kiểm sát viên, Thẩm phán.
+ Tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người tiến hành tố tụng phù hợp với từng vị trí cụ thể. Chú trọng truyền đạt các nội dung mới của pháp luật, kỹ năng xét xử, kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị, pháp luật quốc tế, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng dân vận…đảm bảo kiến thức được truyền đạt vừa rộng, vừa chuyên sâu; kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, lý thuyết và thực hành nhằm giúp thẩm phán nắm vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp. Ngồi ra, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
+ Chú trọng cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cơng vụ đối với đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Có như vậy mới có thể
hạn chế được những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của đội ngũ những người tiến hành tố tụng.
+ Cần quan tâm hơn nữa đến việc cải cách chế độ tiền lương cũng như đãi ngộ khác, đặc biệt là “trợ cấp nghề nghiệp” cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viênThẩm phán, để họ thực sự yên tâm thực thi công vụ, hạn chế những biểu hiện tiêu cực khơng đáng có
Hai là: Đối với Hội thẩm nhân dân và cán bộ tư pháp khác thư ký Tòa
án, Thẩm tra viên…. cần tập trung triển khai các biện pháp cụ thể để nâng cao vai trị, trình độ chun mơn nghiệp vụ, nhất là kiến thức pháp luật, tin học, kiến thức xã hội cho họ. Bên cạnh đó cần quy định cụ thể, rõ ràng về điều kiện tuyển chọn Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên,.
Để Hội thẩm nhân dân thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong xét xử vụ án hình sự nói chung, vụ án về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng, ngồi những yêu cầu chung, họ phải có kiến thức xã hội sâu rộng, kiến thức về tâm lý học. Ngoài ra, Hội thẩm nhân dân cũng cần phải thường xuyên được giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với họ. Để họ thực hiện đúng vai trị của mình trong hoạt động xét xử, tránh hiện tượng ỷ lại vào quyết định của Thẩm phán khi xét xử .
3.2.4. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết xét xử, xây dựng án lệ. giám sát, sơ kết, tổng kết xét xử, xây dựng án lệ.
+ Để đảm bảo hoạt động xét xử của TAND nói chung, hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được chính xác, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, vấn đề không kém phần quan trọng là phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử của TAND.
Trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò
giám sát của cơ quan dân cử, của công luận và nhân dân đối với hoạt động tư pháp”. [11, tr.68].
Đây là chủ trương hết sức quan trọng, bảo đảm cho hoạt động xét xử của Tòa án được đúng hướng. Thực tế cho thấy, ở địa phương nào, tòa án cấp nào, kể cả TAND Quận 9 làm tốt cơng tác này thì hoạt động xét xử của Tịa án nói chung, hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt trong các vụ án về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng sẽ bảo đảm đúng luật. Mặc dù có ý nghĩa quan trọng như vậy, nhưng tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh cũng như nhiều địa phương khác công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát …hoạt động xét xử của Tịa án đơi khi cịn bng lỏng, chưa thường xuyên, kịp thời, nên chất lượng của công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa phát huy hết hiệu quả. Tại địa phương còn thiếu một cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát một cách đầy đủ, công khai, minh bạch và có hiệu quả để ngăn chặn, kịp thời khắc phục những hạn chế, sai sót trong hoạt động xét xử của Tòa án. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát trong nội bộ ngành Tòa án đối với việc thực hiện chức năng xét xử chưa đạt được kết quả do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh đó, giám sát Hội đồng nhân dân cũng như của cơ quan thanh tra chuyên ngành đơi khi cịn mang tính hình thức, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thực tế. Như vậy, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả đã ảnh hưởng không nhỏ đối với chất lượng, hiệu quả xét xử của TAND. Do vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả xét xử, đảm bảo việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, khắc phục những hạn chế, những sai sót khơng đáng có trong quá trình giải quyết vụ án, nhất là vấn đề oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm cần chú ý tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo chỉ đạo
của cấp ủy, tổ chức đảng, sự chỉ đạo của Tòa án cấp trên (Tịa án Thành phố Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, việc lãnh đạo, chỉ đạo, không can thiệp quá sâu vào hoạt động tác nghiệp của Tòa án để đảm bảo: “Khi xét xử, Tịa án hồn toàn
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
Mặt khác, cần đề cao vai trò của Viện Kiểm sát trong việc thực hiện chức năng kiểm tra giám sát hoạt động xét xử, vai trò của thanh tra chuyên ngành đối với việc giải quyết vụ án về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi của Tòa án. Đồng thời, xây dựng một cơ chế giám sát của Hội đồng nhân dân của công luận và người dân đối với hoạt động xét xử của Tịa án một cách cụ thể, cơng khai, minh bạch.
Cùng với việc đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát nêu trên, cần định kỳ tổ chức tổng kết thực tiễn xét xử nói chung, xét xử các vụ án về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng để đánh giá những kết quả đạt được, rút ra những bài học kinh nghiệm, nếu đủ điều kiện thì xây dựng thành án lệ. Đồng thời, khi tổng kết công tác xét xử cần chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong công tác xét xử đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, đề ra phương hướng, biện pháp khắc phục kịp thời, khơng để những hạn chế, sai sót tiếp tục xảy ra, gây ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả xét xử của tịa án nói chung, định tội danh quyết định hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản nói riêng.