PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Một số giải pháp tiêu thụ các sản phẩm từ gạo của công ty TNHH MTV Hữu cơ
3.2.7. Quản lý tốt các yếu tố đầu vào
Để có thể sản xuât ra những sản phẩm tốt đap ứng được những yêu cầu khắt khe
của các tiêu chuẩn kinh doanh thực phẩm an toàn, thực phẩm hữu cơ công ty chắc chắn phải đầu tư nghiêm túc về chất lượng đầu vào và quy trình sản xuất.
Về sản xuất lúa gạo hữu cơ việc thuê đất của nông dân bị trở ngại do những quy
định của pháp luật nên công ty phải sử dụng hình thức liên kết với họ cùng sản xuất,
nhưng điều này dễ dẫn đến rủi ro vì với diện tích trồng gạo hữu cơ nhỏ hẹp dễ bị ảnh
hưỡng của những cánh đồng có sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu xung quan đó. Do đó cơng ty phải có sự đầu tư về việc cách ly vùng trồng bằng cách liên kết với hợp tác
xã nông nghiệp và chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp giống, quản lí tồn bộ quy trình trồng.
Chưa kể, để đáp ứng yêu cầu làm lúa hữu cơ, các đám ruộng phải cần thời gian
khoảng 2 năm để gạn lọc tồn dư của phân hóa học, thuốc trừ sâu cịn trong đất những mùa trước. Tuy nhiên, có trở ngại là khi nông dân làm vài vụ, thấy cây lúa phát triển
đúng nên bỏ cuộc nửa chừng. Do đó việc vận động, cam kết thu mua sản phẩm với
mức giá đãđưa ra rất cần thiết, Ngồi ra cơng ty cần:
-Đầu tư máy móc cơng nghệ để đánh giá chất lượng sản phẩm khi thu mua thay
vì nhìn bằng mắt thường, đánh giá theo cảm tính.
- Đào tạo, tuyển dụng đội ngũ nhân viên chuyên thu mua có năng lực, kinh
nghiệm.
- Có các buổi gặp mặt, trao đổi với các hộ sản xuất để nắm bắt tình hình sản xuất, những thuận lợi và khó khăn để kịp thời khắc phục những vấn đề chưa giải quyết