Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển các sản phẩm dich vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư & phát triển bình định (Trang 42)

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứ u:

2.3 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân

hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định

2.3.1 Vài nét về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định

Kết thúc Kế hoạch 5 năm 2001-2005, kinh tế - xã hội Bình Định liên tục tăng trưởng và phát triển, năm sau cao hơn năm trước; nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt kế hoạch:

_ Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2005 đạt 5,626 tỷđồng, gấp 1.54 lần năm 2000.

_ Tổng sản phẩm địa phương (GDP) tăng bình quân hằng năm 9%.

_ GDP bình quân đầu người tăng từ 219,7 USD năm 2000 lên 401 USD năm 2005.

_ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, năm 2000 nông - lâm – ngư nghiệp trong GDP chiếm 42,2%, công nghiệp - xây dựng 22,8%, dịch vụ 35%; đến 2005 tỷ trọng tương ứng là: 36,9% - 28,2% - 34,9%.

_ Nhiều khu - cụm công nghiệp của tỉnh và các huyện, thành phố được hình thành, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất.

_ Kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm đạt 773 triệu USD, riêng năm 2005 đạt 230 triệu USD, tăng 18,7% so với năm 2004. Toàn Tỉnh hiện có 91 doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trong đó có 12 doanh nghiệp mới tham gia lần đầu. _ Kết cấu hạ tầng – xã hội ngày càng được tăng cường; tổng vốn đầu tư xã hội trong 5 năm đạt 14,440 tỷ đồng chiếm 41% GDP và gấp 2,5 lần thời kỳ 1996- 2000.

_ Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện của tỉnh; một số lĩnh vực văn hoá – xã hội còn nhiều hạn chế, bất cập.

_ Sản xuất công nghiệp phát triển vẫn chưa vững chắc; phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu chưa đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị

trường.

_ Công tác quy hoạch và xây dựng cở sở hạ tầng còn chậm, ảnh hưởng lớn

_ Công tác quản lý đầu tư xây dựng chưa chặt chẽ; một số công trình chất lượng và hiệu quả sử dụng chưa cao.

2.3.2 Đánh giá khát quát tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001-2005 tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định 2005 tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định

· Bảng2.1 Phân tích tình hình kinh doanh GĐ 2001 - 2005 (xem trang 35)

· Nhận xét:

Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001-2005 ta thấy chi nhánh đã đạt được những kết quả:

Về chỉ tiêu tăng trưởng:

+ Tổng tài sản của chi nhánh tăng nhanh qua các năm. Năm 2005 tài sản đạt 2,474 tỷđ tăng 58% so với năm 2001. Tốc độ tăng tài sản bình quân 18%/năm. + Tổng dư nợ tín dụng rất cao tăng qua các năm. Năm 2001 dư nợ tín dụng

đạt 1,444 tỷđ và năm 2005 đạt 2,067 tỷđ tức tăng 43% so với năm 2001, đạt tốc

độ tăng bình quân 16%.

+ Vốn huy động không ngừng tăng đều, năm sau cao hơn năm trước. Riêng vốn huy động năm 2005 đạt 1,329 tỷđ tăng 664 tỷ tương đương tăng 100% so với năm 2001, đạt tốc độ tăng bình quân 19%/năm.

Vậy, trong giai đoạn 2001 –2005 tổng tài sản, dư nợ, vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng rất tốt, đặc biệt vốn huy động trong năm 2005 tăng gấp đôi so với năm 2001.

_ Về chỉ tiêu cơ cấu:

+ Tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn qua các năm biến động không đều nhưng chiếm tỷ trọng khá cao từ 45%-53% trong tổng dư nợ vì chi nhánh chú ý nhiều đến cho vay các dự án thời gian thu hồi vốn tương đối dài rủi ro cũng khá cao. Nhưng chi nhánh cũng đã hạn chế tỷ lệ này ở các năm sau nhằm đảm bảo khả năng an toàn vốn. Những chính sách thông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động vì trong những năm gần đây các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động tương đối có hiệu quả.

35

BẢNG 2.1: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001-2005) Kết Quả 2001-2005 STT Chỉ Tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 %TH so với 2001 TĐ tăng BQ/Năm% I Tăng Trưởng 1 Tổng tài sản Tỷđ 1,562 2,033 2,103 2,131 2,474 58 18 2 Dư nợ tín dụng Tỷđ 1,444 1,960 2,031 2,064 2,067 43 16 3 Vốn huy động Tỷđ 665 774 1,005 1,105 1,329 100 19 II Cơ Cấu 1 Tỷ trọng DN TDH % 53 56 49 45 51 _ _ 2 Tỷ trọng DN NQD % 6 8 13 22 25 _ _ 3 Tỷ trọng DN có TSĐB % 19 21 24 56 60 _ _ III Chỉ Tiêu Khác 1 Thị phần HĐV % 32 35 35 34 36 _ _ 2 Thị phần TD % 35 36 36 35 36 _ _ 3 Thị phần DV % 30 32 36 38 38 _ _ 4 Số lao động người 98 105 116 131 150 53 15

+ Bên cạnh đó tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo tăng đáng kể năm 2001 chỉ

chiếm 19% thì đến năm 2005 đạt 60%. Đây là một kết quả khả quan vì nó thể

hiện khả năng đàm phán và quản lý tín dụng của chi nhánh không ngừng được nâng cao.

_ Các chỉ tiêu khác:

+ Thị phần huy động vốn, tín dụng, dịch vụ của chi nhánh luôn đúng đầu tỉnh chiếm trên 30%, cao nhất đạt 38% (thị phần dịch vụ năm 2004-2005) .

+ Số lao động cũng tăng lên đáng kểđểđảm bảo cho hoạt động của chi nhánh

được phát triển vững mạnh đáp ứng yêu cầu của khối lượng công việc ngày càng tăng.

Như vậy: Trong những năm qua nhờ làm tốt công tác phát triển, quy hoạch mạng lưới phù hợp, thực hiện nghiêm túc các kế hoạch và chủ trương của ngân hàng Trung ương nên chi nhánh đã liên tục tăng trưởng nguồn vốn huy động đáp

ứng nhu cầu cho vay. Tăng trưởng tín dụng luôn đi đôi với kiểm soát rủi ro đồng thời chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo nội dung và lộ trình của đề án tái cơ cấu, phục vụ tích cực và có hiệu quả với nhiệm vụ chính trị góp phần phát triển kinh tế xã hội Đất nước nói chung và địa phương nói riêng. Tỷ lệ nợ quá hạn được kiểm soát dưới mức cho phép của ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam. Lợi nhuận và thu phí dịch vụ ròng tăng cao, quỹ dự phòng rủi ro các năm trích

đủ theo quy định. Đặc biệt, thị phần hoạt động luôn ổn định và đứng đầu địa bàn.

2.3.3 Mục tiêu, phương hướng hoạt động của ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định trong giai đoạn tới Triển Bình Định trong giai đoạn tới

2.3.3.1 Định hướng phát triển của tỉnh Bình Định trong giai đoạn tới

_ Trong những năm tới định hướng phát triển kinh tế của Bình Định là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Thương mại dịch vụ - Nông nghiệp, tạo bước chuyển biến về quy mô, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao năng lực sử dụng công nghệ tiên tiến và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển và nâng cao chất

lượng giáo dục đào tạo, văn hoá, y tế… Giải quyết tốt hơn các vấn đề bức xúc về việc làm, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.

_ Tiếp tục đầu tư phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, đưa Bình Định vào khu vực du lịch trọng điểm miền Trung và cả nước. _ Tổ chức thực hiện việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước theo kế hoạch và xúc tiến chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty mẹ, công ty con.

_ Tiếp tục hoàn thiện cơ bản cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ, triển khai quy hoạch khu công nghiệp nam quốc lộ 19. Đẩy nhanh tiến độ

xây dựng công trình cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội tạo tiền đềđể hình thành khu đô thị mới và khu kinh tế Nhơn Hội gắn với cảng biển nước sâu Nhơn Hội, sẽ là bước đột phá, đẩy mạnh tốc độ thu hút đầu tư, tăng trưởng và giao thương thương mại của thành phố và của cả tỉnh, góp phần đưa tỉnh Bình Định sớm trở

thành vùng kinh tế trọng điểm của khu vực.

2.3.3.2 Mục tiêu, phương hướng hoạt động của chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định

2.3.3.2.1 Phương châm hoạt động:

Hiệu quả - Chất lượng - Tăng trưởng - Bền vững.

2.3.3.2.2 Mục tiêu:

Hoạt động hiệu quả, quản lý kiểm soát rủi ro trong giới hạn, phát triển hợp lý và bền vững đa lĩnh vực - đa sản phẩm - dịch vụ - tiện ích có chất lượng ngày càng được đổi mới, hoàn thiện. Giữ vững, phát huy thương hiệu - hình ảnh - vị

thế - bản sắc văn hoá doanh nghiệp.

2.3.3.2.3 Phương hướng:

_ Tiếp tục nghiên cứu thị trường, thiết kế ra những gói sản phẩm mang nét đặt trưng riêng của BIDV được ứng công nghệ ngân hàng hiện đại.

_ Phát huy thế mạnh hiện có, tiếp tục đẩy mạnh triệt để khai thác các dịch vụ

truyền thống có hiệu quả cao và các dịch vụ bán lẻ. Lấy dịch vụ làm thước đo hiệu quả cho hoạt động của ngân hàng.

_ Mở rộng mạng lưới hoạt động của chi nhánh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Đặc biệt, BIDV đã đang và sẽ là chủ đầu tư vào khu kinh tế

Nhơn Hội - hạt nhân, trung tâm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

2.4 Đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định

2.4.1 Thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việt Nam 2.4.1.1 Thực trạng: 2.4.1.1 Thực trạng:

_ Các dịch vụ ngân hàng hiện đại đã được triển khai và được khách hàng chấp nhận.

_ Số lượng các tổ chức cung cấp các dịch vụ ngân hàng cũng phát triển cùng với quá trình tự do hoá kinh tế và mở cửa thị trường tài chính trong nước. Đến cuối năm 2005 tổ chức tín dụng Việt Nam có 5 năm ngân hàng thương mại quốc doanh, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 35 ngân hàng thương mại cổ phần, 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 5 công ty tài chính, 8 công ty cho thuê tài chính, 901 quỹ tín dụng nhân dân, 42 văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng Nước ngoài. Với vai trò nòng cốt trong hệ thống tài chính, hệ thống ngân hàng là kênh huy động vốn, phân bổ nguồn lực tài chính chủ chốt, góp phần tạo nên những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua.

2.4.1.2 Hạn chế:

_ Hệ thống dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, chủng loại còn nghèo nàn và chất lượng chưa cao. Hệ thống dịch vụ ngân hàng chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về các dịch vụ truyền thống. Chủ yếu là các dịch vụ đi vay và cho vay để thanh toán. Huy động vốn dưới dạng tiền gửi và cấp tín dụng dưới dạng cho vay.

_ Thị trường dịch vụ ngân hàng dưới mức tiềm năng, tính cạnh tranh chưa cao, phương thức cạnh tranh còn thô sơ. Mức độ thoả mãn nhu cầu xã hội về

dịch vụ ngân hàng còn thấp do hạn chế về số lượng, chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Nhiều dịch vụ ngân hàng quan trọng chưa được triển khai và phát triển đúng mức. Đặc biệt các dịch vụ ngân hàng cá nhân, dịch vụ

ngân hàng bán lẻ hiện nay còn rất nhiều tiềm năng phát triển (Dịch vụ tài khoản, séc, thẻ thanh toán, quản lý tài sản, tín dụng cầm cố, tín dụng tiêu dùng...). Cạnh tranh không bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại cổ phần, các thành phần kinh tế khác vẫn còn khá phổ biến do sự phân biệt đối xử giữa các tổ chức tín dụng. Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ thương hiệu chưa trở nên phổ biến khiến thị trường dịch vụ ngân hàng chưa ổn định, dễ xảy ra các cuộc

đua tăng lãi suất và cạnh tranh mở rộng mạng lưới một cách lãng phí.

_ Hệ thống tài chính vi mô kém phát triển. Thiếu các định chế tài chính hoạt

động mang tính chuyên nghiệp, phục vụ cho một hay một số lĩnh vực, đối tượng khách hàng. Đặc biệt, những đối tượng có thu nhập thấp, người nghèo và các đối tượng không có tài sản đảm bảo rất khó tiếp cận với tín dụng ngân hàng. Ngoài ra, các thủ tục giao dịch với ngân hàng hiện nay còn rườm rà, chưa thuận tiện cho khách hàng, phong cách phục vụ mang tính quan liêu hành chính, thiếu sự đề cao khách hàng ở một số ngân hàng thương mại cũng trở thành rào cản hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của một số bộ phận khách hàng có nhu cầu chính đáng và có khả năng sử dụng có hiệu quả các dịch vụ ngân hàng. _ Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các tổ chức tín dụng nhưng rủi ro lớn, hiệu quảđạt được không tương xứng với mức độ rủi ro thực tế và tiếp tục là nguyên nhân tạo ra nguy cơ đe doạ an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu tạo ra thu nhập cho các tổ chức tín

dụng nhưng cũng là hoạt động tạo ra nhiều rủi ro nhất cho các tổ chức tín dụng. Trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô chưa ổn định vững chắc, môi trường kinh

doanh và đầu tư trong nước còn nhiều rủi ro. Hệ thống doanh nghiệp (quốc doanh và ngoài quốc doanh) còn yếu kém về năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh, năng lực tài chính và khả năng trả nợ. Ngay cả khi các tổ chức tài chính

có xu hướng cấp tín dụng phải có đảm bảo bằng tài sản, thì rủi ro vẫn còn rất lớn do năng lực phân tích, đánh giá và quản lý tín dụng của các tổ chức tín dụng thấp cộng với thị trường hàng hoá và thị trường bất động sản chưa phát triển và còn nhiều biến động phức tạp. Ngoài ra, thông tin tín dụng, tài chính không đối xứng, không đầy đủ và thiếu tin cậy cũng là nguyên nhân dẫn đến ngân hàng phân bổ tài chính kém hiệu quả, lựa chọn đối tượng không đúng để cấp tín dụng.

2.4.1.3 Một số nguyên nhân của sự tồn tại:

_ Các cơ quan quản lý Nhà nước chưa đánh giá đúng và đầy đủ về những yêu cầu đối với môi trường pháp lý, điều kiện hoạt động... Để khuyến khích và đảm bảo an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng do đó chưa có chiến lược và giải pháp hỗ trợ và phát triển các dịch vụ ngân hàng một cách có hệ thống. Đây là nguyên nhân quan trọng cùng với những hạn chế về môi trường Kinh tế - Xã hội - Pháp luật - Công nghệ chúng ta chưa thực sự tạo nên môi trường thuận lợi cho hệ thống dịch vụ ngân hàng phát triển.

_ Trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, môi trường kinh tế vĩ mô còn khó khăn, yếu kém làm hạn chế khả năng ứng dụng và khả năng sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Quy mô nền kinh tế nhỏ cũng như năng lực tài chính và hoạt động của các tổ chức tín dụng, cá nhân còn nhiều yếu kém. Sử dụng dịch vụ ngân hàng chưa trở thành thói quen và văn hoá tiêu dùng của công chúng.

Điều này dẫn đến nhu cầu của nền kinh tế về dịch vụ ngân hàng còn hạn chế. Môi trường hoạt động ngân hàng rủi ro.

_ Khuôn khổ thể chế liên quan đến dịch vụ ngân hàng còn nhiều bất cập chưa hiệu quả đồng bộ: Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, đồng bộ phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, đồng thời chậm được đổi mới, hoàn thiện so với

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển các sản phẩm dich vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư & phát triển bình định (Trang 42)