Giảp pháp phát triển sản phẩm tín dụng:

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển các sản phẩm dich vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư & phát triển bình định (Trang 86)

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứ u:

3.1.1 Giảp pháp phát triển sản phẩm tín dụng:

_ Tập trung phục vụ cho các doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm hàng xuất khẩu tại khu công nghiệp Phú Tài. Đặc biệt, chi nhánh Phú Tài cần nghiên cứu xây dựng chiến lược lâu dài nhằm tiếp thị, tiếp cận và mở rộng khách hàng, nâng cao chất lượng khách hàng, thường xuyên trao đổi thông tin với chi nhánh Tỉnh để kịp thời có những đối sách, xử lý tốt các vấn đề phát sinh.

_ Tăng cường mối quan hệ với các ban ngành, địa phương, nhất là sở Kế

hoạch- Đầu tư để nắm bắt thông tin, tiếp xúc với các doanh nghiệp mới thành lập, giới thiệu, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của mình.

_ Trong tiếp thị để mở rộng khách hàng, chỉ lựa chọn tiếp thị quan hệ tín dụng với những khách hàng đáp ứng đủ điều kiện về tín dụng, có tình hình tài chính rõ ràng, lành mạnh, kinh doanh có lãi, có phương án và dự án khả thi, có vốn tự

theo quy định. Đồng thời mở rộng khách hàng là các đơn vị hành chính có thu

để tăng cường huy động vốn: Bệnh viện, Bưu điện, Điện lực, Trường học… _ Tăng cường công tác tiếp cận, tiếp thị để có điều kiện cơ cấu lại khách hàng, mở rộng cho vay đối với khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, tư nhân, cá thể, những khách hàng thuộc các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: đủđiều kiện vay vốn theo nguyên tắc có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.

_ Cẩn trọng cho vay vốn lưu động đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành và lĩnh vực có độ biến động lớn, độ rủi ro cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, chịu ảnh hưởng của thị trường Thế giới.

_ Ngành xây dựng cơ bản là ngành truyền thống, chiếm tỷ trọng dư nợ lớn nhất tại chi nhánh, nhất là công trình giao thông. Trong thời gian gần đây, một số

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như chậm thanh toán vốn, giá thầu thấp, quản lý yếu kém… Những khó khăn này được Nhà nước tháo gỡ, bản thân doanh nghiệp cũng đang tích cực khôi phục dần đi vào hoạt động, lành mạnh hoá tình hình tài chính. Trong thời gian tới ngân hàng sẽ tăng cường kiểm soát đối với doanh nghiệp này. Đồng thời tập trung xử lý nợ xấu, nợ chậm luân chuyển theo hướng giảm dần dư nợ. Bên cạnh đó đánh giá lựa chọn những công trình thi công có nguồn vốn vững chắc, có hiệu quả cho vay giúp doanh nghiệp ổn định hoạt động, tạo nguồn trả nợ vay. _ Đối với khách hàng ở ngoài địa bàn tỉnh Bình Định: tiếp tục tăng cường mối quan hệ các khách hàng tốt, đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, mở rộng cung ứng các dịch vụ ngân hàng, thu hút huy động từ các khách hàng này. Riêng khách hàng mới cần xác định rõ tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn thật sự có hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho chi nhánh thì kiên quyết trình Hội sở chính để xác lập quan hệ.

_ Quán triệt đến từng cán bộ tín dụng để nhận thức đầy đủ quan điểm chủđạo vềđịnh hướng tín dụng:

+ Chuyển đầu tư vào các ngành nghề có hiệu quả cao ổn định, an toàn như: Bưu chính, điện năng…

+ Đầu tư cho ngành du lịch.

+ Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế Nhơn Hội, Cảng Quy Nhơn và các chương trình trọng điểm phục vụ khu kinh tế trọng điểm miền Trung. _ Thực hiện rà soát lại thực trạng các chỉ tiêu liên quan đến giới hạn tín dụng như: Tổng dư nợ, dư nợ có tài sản đảm bảo, dư nợ ngoài quốc doanh… Từđó đề

xuất các phương pháp, mẫu biểu, theo dõi, quản lý chung.

_ Có chính sách lãi suất linh động, hợp lý đối với từng khách hàng vay để tăng tính cạnh tranh. Đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh doanh chênh lệch giữa huy

động và cho vay là 2% năm. Sớm hoàn thiện chính sách cho vay, chính sách khách hàng để triển khai áp dụng toàn chi nhánh.

_ Đa dạng hoá danh mục đầu tư tín dụng, không tập trung vào một số khách hàng.

_ Tăng cường kiểm soát nâng cao chất lượng tín dụng thông qua năng lực thẩm

định, xét duyệt cho vay, kiểm soát việc tuân thủ các giới hạn tín dụng, quy trình tín dụng, tăng cường quản trị rủi ro, quản trị tín dụng và quản trị thông tin góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Trên cơ sở chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của cả nước, địa phương tiến hành phân tích đánh giá để xây dựng chính sách đầu tư tín dụng cho phù hợp với khả năng và điều kiện phát triển kinh tế của Đất nước. Chủ động lựa chọn khách hàng, lựa chọn cơ hội đầu tư.

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển các sản phẩm dich vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư & phát triển bình định (Trang 86)