Đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tạ

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển các sản phẩm dich vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư & phát triển bình định (Trang 53)

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứ u:

2.4.2.2 Đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tạ

chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định

2.4.2.2.1 Sản phẩm tiền gửi (Huy động vốn)

· Bảng 2.2: Phân tích tình hình phát triển sản phẩm tiền gửi (xem trang 45)

ĐỒ THỊ 2.2 MINH HỌA TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TIỀN GỬI

45

BẢNG 2.2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TIỀN GỬI

(Ngun:Báo cáo cân đối vn và s dng vn năm 2003-2005)

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 2004/2003 2005/2004 TIỀN GỬI Số dư (trđ) TT (%) Số dư (trđ) TT (%) Số dư (trđ) TT (%) Giá trị (trđ) % Giá trị (trđ) % 1. Tiết Kiệm CN 503,093 50.1 488,008 44.2 501,635 37.7 (15,085) (3.0) 13,627 2.8 1.1 TK không KH 606 0.1 717 0.1 923 0.1 111 18.3 206 28.7 1.2 TK có kỳ hạn 502,487 50.0 487,291 44.1 500,712 37.7 (15,196) (3.0) 13,421 2.8 1.2.1 Tiết kiệm 414,513 41.2 397,873 36.0 404,273 30.4 (16,640) (4.0) 6,400 1.6 1.2.2 Kỳ phiếu 57,129 5.7 57,972 5.2 60,366 4.5 843 1.5 2,394 4.1 1.2.3 Trái phiếu 16,491 1.6 15,805 1.4 18,148 1.4 (686) (4.2) 2,343 14.8 1.2.4 CCTG 14,354 1.4 15,641 1.4 17,925 1.3 1,287 9.0 2,284 14.6 2. TG các TCKT 501,907 49.9 616,992 55.8 827,365 62.3 115,085 22.9 210,373 34.1 2.1 TGTT 216,191 21.5 251,893 22.8 250,716 18.9 35,702 16.5 (1,177) (0.5) 2.2 TG VCD 7,853 0.8 8,192 0.7 9,332 0.7 339 4.3 1,140 13.9 2.3 TG có KH 277,863 27.6 356,907 32.3 567,317 42.7 79,044 28.4 210,410 59.0 Tổng 1,005,000 100.0 1,105,000 100.0 1,329,000 100.0 100,000 10.0 224,000 20.3

· Nhận xét:

Qua bảng phân tích ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2004 đạt 1,105,000 trđ tăng 100,000 trđ tương đương tăng 9.95% so với năm 2003. Sang năm 2005 nguồn vốn huy động tăng 224,000 trđ tương đương tăng 20.3% so với năm 2004. Đây là một kết quả khá khả quan vì nguồn vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Trong đó phải kể đến huy động vốn từ dân cư

(Tiền gửi tiết kiệm) và các tổ chức kinh tế.

+ Tiền gửi tiết kiệm cá nhân: Năm 2004 TGTK giảm 15,085 trđ tương đương giảm 3% so với năm 2003. Đến năm 2005 TGTK tăng 13,627 trđ tương đương tăng 2.8% so với năm 2004. TGTK có biến động như trên chủ yếu do ảnh hưởng của sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn. Trong sản phẩm tiết kiệm thì sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao. Đây là điều tốt cho ngân hàng vì ngân hàng có kế

hoạch sử dụng và chi trả nguồn vốn. Đặc điểm huy động vốn dân cư là số lượng giao dịch lớn nhưng doanh số giao dịch không cao, các sản phẩm huy động vốn phải thật sự hấp dẫn thì mới lôi kéo được họ và chi phí phát sinh cũng khá cao. Nhưng hiện nay các ngân hàng thương mại rất chú trọng khách hàng từ khu vực này và được xác định là khách hàng tiềm năng vì hiện nay các doanh dân tỏ ra làm ăn có hiệu quả và đã có thói quen giao dịch với ngân hàng.

+ Tiền gửi các tổ chức kinh tế: Tiền gửi các TCKT liên tục tăng qua các năm. Năm 2004 tăng 115,085 trđ tương đương tăng 22.9% so với năm 2003. Đến năm 2005 tăng 210,373 trđ tương đương tăng 34.1% so với năm 2004. Kết quả trên rất tốt chi nhánh đã thực hiện rất có hiệu quả khi huy động ở khâu này. Trong huy động vốn của TCKT sản phẩm TGTT và sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn.

Như vậy: Qua phân tích tình hình phát triển sản phẩm tiền gửi ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm tăng rõ rệt tuy những sản phẩm cụ thể

của nó biến động tăng giảm. Thực tế các năm qua chi nhánh đã có những đợt phát hành chứng từ có giá ngắn hạn, chứng từ có giá dài hạn để thu hút luồng tiền. Bên cạnh đó cũng có những đợt khuyến mãi tiết kiệm quà tặng, tiết kiệm

dự thưởng để lôi kéo khách hàng và thực hiện những chủ trương chính sách do ngân hàng Trung ương chỉ đạo có hiệu quả nên tăng nhanh nguồn vốn huy động Tuy nhiên hoạt động huy động vốn vẫn còn những tồn tại sau.

· Tồn tại:

_ Ngồn vốn tuy có tăng trưởng nhưng tính ổn định không cao, mức tăng trưởng chưa cao so với nhu cầu, cơ cấu vốn còn bất hợp lý. Vốn huy động từ các TCKT chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngồn vốn huy động song tập trung chủ yếu ở

một số TCKT có tính chất kém ổn định.

_ Vốn huy động dân cư chiếm tỷ trọng cao nhưng hình thức huy động còn đơn

điệu chủ yếu hình thức huy động truyền thống, chưa mở rộng được huy động vốn ở những địa bàn tiềm năng.

_ Khó khăn trong cạnh tranh lãi suất vì các ngân hàng thương mại cổ phần huy

động với lãi rất suất cao trong khi các ngân hàng thương mại quốc doanh thuộc hiệp hội tự khống chế trần lãi suất.

_ Ngân hàng thương mại cổ phần huy động vốn với lãi suất cao trên địa bàn Bình Định nhưng cho vay ở thành phố Hồ Chí Minh với lãi suất cao nên chênh lệch giữa huy động và cho vay không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh so với các ngân hàng thương mại quốc doanh.

_ Huy động vốn ngoài quốc doanh vẫn chưa khai thác đúng tiềm năng, chưa thu hút được khách hàng vãng lai chuyển tiền qua ngân hàng. Đặc biệt là khu vực Diêu Trì, Tuy Phước.

· Nguyên nhân:

+ Khách quan:

_ Địa bàn hoạt động còn hạn hẹp, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp còn chưa cao, còn nhiều bất cập

_ Cạnh tranh về phí, giá cả, lãi suất giữa các tổ chức tín dụng rất gây gắt thậm chí phá giá lẫn nhau.

_ Công tác tiếp thị quảng cáo các sản phẩm của chi nhánh chưa gây được ấn tượng đối với khách hàng, chức năng marketing chưa được coi trọng và triển khai đúng mức.

_ Chi nhánh đã có những chính sách linh động cho khách hàng nhưng vẫn không giữ lòng trung thành của khách hàng vì đôi lúc còn phụ thuộc vào ngân hàng Trung ương thiếu sự sáng tạo riêng cho từng đối tượng.

_ Thiếu sựđầu tư nghiên cứu để tìm ra các sản phẩm mới và mở rộng các điểm huy động mới.

2.4.2.2.2 Sản phẩm tín dụng

· Bảng 2.3: Phân tích tình hình phát triển sản phẩm tín dụng (xem trang 49)

ĐỒ THỊ 2.2 MINH HỌA TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÍN DỤNG

49 BẢNG 2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÍN DỤNG Năm2003 Năm2004 Năm2005 2004/2003 2005/2004 TÍN DỤNG Số Dư(trđ) TT(%) Số Dư(trđ) TT(%) Số Dư(trđ) TT(%) Giá trị(trđ) % Giá trị(trđ) % 1. TD Ngắn Hạn 1,004,850 50 1,060,336 51 1,429,000 69.1 55,486 5.5 368,664 34.8 2. TD Trung & Dài Hạn 994,700 49 975,800 47 612,062 29.6 (18,900) (1.9) (363,738) (37.3)

2.1 Trung Hạn 422,520 20.8 449,530 21.8 204,549 9.9 27,010 6.4 (244,981) (54.5) 2.2 Dài Hạn 572,180 28.2 526,270 25.5 407,513 19.7 (45,910) (8.0) (118,757) (22.6) 3. Cvay KHNN& CĐỊNH 30,450 1.5 27,864 1.4 25,938 1.3 (2,586) (8.5) (1,926) (6.9) 3.1 KHNN 21,682 1.1 20,950 1.0 19,664 1.0 (732) (3.4) (1,286) (6.1) 3.2 CV ChỉĐịnh 8,768 0.4 6,914 0.3 6,274 0.3 (1,854) (21.1) (640) (9.3) Tổng 2,030,000 100 2,064,000 100 2,067,000 100 34,000 1.7 3,000 0.1

· Nhận xét:

Qua bảng phân tích ta thấy dư nợ tín dụng của chi nhánh qua 3 năm liên tục tăng nhưng không cao. Năm 2004 dư nợ tăng 34,000 trđ tương đương tăng 1.7% so với năm 2003. Đến năm 2005 dư nợ tăng 3,000 trđ tương đương tăng 0.15% so với 2004. Sở dĩ như vậy vì mục tiêu của chi nhánh là kiểm soát tăng trưởng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời thực hiện chỉ đạo của BIDV Trung ương tăng trưởng dư nợ trong mức kiểm soát theo điều hành của Thống

đốc ngân hàng Nhà nước .

_Trong cơ cấu dư nợ ta thấy dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2004 dư nợ ngắn hạn tăng 55,486 trđ tương đương tăng 5.5% so với năm 2003 và sang năm 2005 dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 368,664 trđ tương đương tăng 34.8%.

_Dư nợ tín dụng trung dài hạn có xu hướng giảm mạnh đáng kể. Đặc biệt, trong năm 2005 dư nợ trung dài hạn giảm 363,738 trđ tương đương giảm 37.3% so với năm 2004. Trong đó dư nợ trung hạn giảm 244,981 trđ tương đương giảm 54.5%, dư nợ dài hạn giảm 118,757 trđ tương đương giảm 22.6%.

Sở dĩ có những biến động như trên là do chi nhánh đã có chủ trương ưu tiên cho vay những món có thời gian thu hồi vốn nhanh, giảm những món vay có thời gian thu hồi vốn chậm. Đây là xu hướng của các ngân hàng thương mại hiện nay nhằm hạn chế rủi ro vì hoạt động tín dụng là hoạt tạo ra nhiều rủi ro nhất cho các tổ chức tín dụng. Mặt khác, chi nhánh đang chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực:

+ Tăng dư nợ tín dụng ngắn hạn. + Tăng dư nợ ngoài quốc doanh. + Tăng dư nợ có tài sản đảm bảo.

_ Đối với dư nợ theo kế hoạch Nhà nước và chỉ định giảm dần qua các năm vì hiện nay chi nhánh không cho vay món này mà đang tiến hành thu nợ do nó có tính chất bao cấp của nhà nước, không mang lại hiệu quả cho chi nhánh.

Nhìn chung, qua các năm ta thấy dư nợ của chi nhánh ngày một tăng, đây là một dấu hiệu tốt vì doanh số dư nợ là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu

quả của hoạt động tín dụng và cơ cấu dư nợ cũng được cân đối theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên, sản phẩm tín dụng còn một số tồn tại.

· Tồn tại:

_ Hoạt động tín dụng còn bó hẹp trong khu vực nội thành Quy Nhơn , chưa chú trọng mở rộng phạm vi hoạt động ở các khu vực lân cận như An Nhơn, Tuy Phước.

_ Nợ xấu, nợ quá hạn chưa giải quyết dứt điểm.

_ Trong nợ thương mại cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do đầu tư cao vào một số

ngành nghề, một số khách hàng, rủi ro do những tác động khách quan của thị

trường gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

_ Chưa có sự phân định doanh số của từng sản phẩm cụ thểđể đánh giá và có kế hoạch phát triển đúng hướng.

· Nguyên nhân:

_ Do năng lực tài chính của các doanh nghiệp hiện nay còn nhiều bất cập. _ Ngành nghề kinh doanh trên địa bàn còn nhỏ bé, chủ yếu tập trung vào một số ngành nghề.

_ Cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn: + Thi nhau đua lãi suất cho vay.

+ Mở rộng điều kiện cho vay mà bất chấp mọi rủi ro trong khi hoạt động tín dụng của chi nhánh nằm trong vòng kiểm soát, không bất chấp mọi rủi ro hay cạnh tranh bằng mọi giá.

2.4.2.2.3 Dịch vụ bảo lãnh

· Bảng 2.4: Phân tích tình hình phát triển dịch vụ Bảo lãnh (xem trang 52)

52 BẢNG 2.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 2004/2003 2005/2004 STT BẢO LÃNH Doanh số (trđ) TT (%) Doanh số (trđ) TT (%) Doanh số (trđ) TT (%) Giá trị (trđ) % Giá trị (trđ) % 1 BL dự thầu 63,408 8.6 70,147 8.8 76,014 8.9 6,739 10.6 5,867 8.4 2 BL hợp đồng 297,143 40.1 311,642 39.2 336,529 39.2 14,499 4.9 24,887 8.0 3 BL trả tiền ứng trước 213,068 28.8 220,996 27.8 231,973 27.0 7,928 3.7 10,977 5.0 4 BL bảo hành CLSP 59,372 8.0 61,184 7.7 68,557 8.0 1,812 3.1 7,373 12.1 5 BL thanh toán 35,600 4.8 52,089 6.6 55,125 6.4 16,489 46.3 3,036 5.8 6 BL đối ứng 56,132 7.6 45,168 5.7 50,637 5.9 (10,964) (19.5) 5,469 12.1 7 BL mua TBTC 15,582 2.1 33,389 4.2 39,218 4.6 17,807 114.3 5,829 17.5 Tổng 740,305 100.0 794,615 100.0 858,053 100.0 54,310 7.3 63,438 8.0

ĐỒ THỊ 2.3 MINH HỌA TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH

Nhận xét:

Qua bảng phân tích ta thấy hoạt động bảo lãnh tăng qua các năm. Năm 2004 doanh số bảo lãnh đạt 794,615 trđ tăng 54,310 trđ tương đương tăng 7.3% so với năm 2003. Đến năm 2005 đạt 858,053 trđ tăng 63,438 trđ tương đương tăng 8% so với năm 2004. Trong đó tập trung ở các loại bảo lãnh truyền thống như bảo lãnh hợp đồng, bảo lãnh trả tiền ứng trước, bảo lãnh dự thầu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu. Đặc biệt, bảo lãnh hợp đồng năm 2004 đạt 311,642 trđ tăng 14,499 trđ tương đương tăng 4.9% so với năm 2003. Năm 2005 doanh số đạt 336,529 trđ tức tăng 24,887 trđ tương đương tăng 8% so với năm 2004. Đây là dịch vụ

thế mạnh của chi nhánh. Trong những năm qua dịch vụ bảo lãnh của chi nhánh luôn đảm bảo chất lượng, công tác bảo lãnh luôn duy trì ở mức ổn định theo quy

định của pháp luật và được khách hàng đánh gía cao. Với những kết quả đạt

· Hạn chế:

_ Hoạt động bảo lãnh tuy phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, vẫn chỉ bó hẹp trong lĩnh vực xây dựng với các loại hình truyền thống như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hợp đồng...

_ Chỉ tập trung vào một số khách hàng lớn quen thuộc.

_ Còn ít khách hàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ này trong khi nó rất tiện ích cho khách hàng trong các thương vụ.

· Nguyên nhân: + Chủ quan:

_ Công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm dịch vụ bảo lãnh còn chưa được chú trọng chỉ quan tâm đến hoạt động huy động vốn và tín dụng.

_ Thủ tục, tài sản đảm bảo, cầm cố, thế chấp, các yêu cầu đối với bên được bảo lãnh còn khắc khe chưa linh động.

+ Khách quan:

_ Hoạt động bảo lãnh chứa đựng nhiều rủi ro mà bên ngân hàng phải đứng ra chịu trách nhiệm về các điều khoản trong hợp đồng đối với bên nhận bảo lãnh. _ Môi trường kinh tế của tỉnh phát triển chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung vào một số ngành nghề, các hợp đồng giao dịch về thương mại còn ít.

_ Quy mô hoạt động các doanh nghiệp còn nhỏ, nhu cầu sử dụng dịch vụ chưa cao.

2.4.2.2.4 Dịch vụ thanh toán quốc tế

· Bảng 2.5: Phân tích tình hình phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế (xem trang 55)

55

BẢNG 2.5: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 2004/2003 2005/2004 THANH TOÁN QUỐC TẾ Số tiền (trđ) TT (%) Số tiền (trđ) TT (%) Số tiền (trđ) TT (%) Giá trị (trđ) % Giá trị (trđ) % 1. L/C nhập khẩu 79,363 41.9 84,754 40.8 89,254 39.2 5,391 6.8 4,500 5.3 1.1 Mở L/C hàng nhập 42,681 22.5 47,397 22.8 44,066 19.4 4,716 11.0 (3,331) (7.0) 1.2 Thanh toán L/C 36,682 19.4 37,357 18.0 45,188 19.9 675 1.8 7,831 21.0 2. L/C hàng xuất 68,419 36.1 72,399 34.9 82,559 36.3 3,980 5.8 10,160 14.0 2.1 Thông báo L/C 30,198 15.9 33,023 15.9 41,907 18.4 2,825 9.4 8,884 26.9 2.2 Thanh toán L/C 38,221 20.2 39,376 19.0 40,652 17.9 1,155 3.0 1,276 3.2 3. Nhờ thu nhập khẩu 5,056 2.7 6,670 3.2 9,535 4.2 1,614 31.9 2,865 43.0 3.1 Thông báo 2,601 1.4 3,343 1.6 3,874 1.7 742 28.5 531 15.9 3.2 Thanh toán 2,455 1.3 3,327 1.6 5,661 2.5 872 35.5 2,334 70.2 4. Nhờ thu xuất khẩu 1,021 0.5 1,295 0.6 1,365 0.6 274 26.8 70 5.4 4.1 Kèm CT ko theo L/C 1,019 0.5 1,292 0.6 1,361 0.6 273 26.8 69 5.3 4.2 Nhờ thu trơn 2 0.0 3 0.0 4 0.0 1 50.0 1 33.3 5. Chuyển tiền đi 9,572 5.1 11,889 5.7 13,097 5.8 2,317 24.2 1,208 10.2 6. Chuyển tiền đến 26,026 13.7 30,557 14.7 31,615 13.9 4,531 17.4 1,058 3.5 6.1 Mậu dịch 13,682 7.2 15,271 7.4 14,812 6.5 1,589 11.6 (459) (3.0) 6.2 Phi mậu dịch 12,344 6.5 15,286 7.4 16,803 7.4 2,942 23.8 1,517 9.9 Tổng 189,457 100.0 207,564 100.0 227,425 100.0 18,107 9.6 19,861 9.6

ĐỒ THỊ 2.4 MINH HỌA TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ

· Nhận xét:

Qua bảng phân tích tình hình thanh toán quốc tế ta thấy số tiền thanh toán quốc tế tăng đều đặn qua các năm. Năm 2004 số tiền thanh toán đạt 207,564 trđ tức tăng 18,107 trđ tương đương tăng 9.6% so với năm 2003. Đến năm 2005 doanh sốđạt 227,425 trđ tức tăng 19,861 tương đương tăng 9.6% so với năm 2004. _ Trong thanh toán quốc tế chủ yếu tập trung vào L/C hàng nhập và L/C hàng xuất chiếm tỷ trọng cao mà ưu thếở mở L/C hàng nhập và thanh toán L/C hàng xuất bên cạnh đó thanh toán L/C hàng nhập và thông báo L/C hàng xuất cũng chiếm một tỷ trọng lớn. Sở dĩ như vậy vì các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quy

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển các sản phẩm dich vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư & phát triển bình định (Trang 53)