Giải pháp hướng tới bản thân:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG “PEER PRESSURE” (ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA) TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY (Trang 46 - 47)

1.1. Trân trọng bản thân, khơng so sánh mình với người khác:

Trở nên hoàn hảo chắc hẳn là điều mà ai trong chúng ta đều mong muốn. Vì vậy ta ln tìm kiếm những hình mẫu lý tưởng để có thêm động lực hồn thiện bản thân. Điều này hoàn toàn hợp lý và đáng trân trọng, trừ khi ta bị ám ảnh bởi những hình mẫu đó, khơng ngừng so sánh từng khía cạnh trong cuộc sống của họ với cuộc sống của mình. “Chúng ta đang so sánh những cảnh hậu trường xấu xí của cuộc đời mình với những cảnh quay hào nhống của những người khác”

Việc chúng ta khơng ngừng so sánh bản thân với người khác, tự tạo áp lực cho mình để rồi cảm thấy chán nản, tuyệt vọng chỉ chứng minh một điều là chúng ta khơng hiểu gì về mình, khơng thấy được những giá trị của bản thân. Đơn giản vì mỗi chúng ta đều có những nét đặc biệt riêng mà khơng người nào khác có được. Điều quan trọng là chúng ta có nhận ra mình có rất nhiều thứ mà người khác khơng có hay khơng. Hãy cám ơn những món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho bạn và bớt quan tâm đến những thứ bạn khơng có. Giá trị của một người khơng hẳn ở những thứ có thể đong đếm được như: tiền bạc, bằng cấp,… nhưng nó cịn ở những thứ khó đong đếm hơn như: lịng tốt, sự đam mê, sự ham học hỏi và tinh thần lạc quan…

Để làm chủ cuộc sống của mình thì trước hết, cần phải thấu hiểu chính con người của chúng ta. Hãy liệt kê ra những điều mà ta u thích, điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó, tìm ra phương hướng của riêng mình để phát triển bản thân. Chúng ta đều là những người đặc biệt, và mỗi cá thể đều là những những mảnh ghép riêng biệt.

Hãy chấp nhận rằng dù mình thế nào đi nữa thì vẫn sẽ có những người giỏi hơn mình. Chấp nhận sự thật này sẽ giúp ta nhẹ lịng hơn và có thêm năng lượng để là chính mình.

1.2. Làm nhiều hơn, tránh xa tiêu cực:

Ai ai cũng có những suy nghĩ tiêu cực xâm chiếm tâm trí, làm tâm trạng hỗn loạn và khiến chúng ta tiêu cực hơn. Đó có thể là vấn đề từ cơng việc, các mối quan hệ xã hội hoặc những vấn đề khác nhưng đôi khi, sự tiêu cực này như quả bóng tuyết càng lăn càng lớn và tác động xấu đến sức khỏe tâm lý và cả thể chất của chúng ta.Nhưng hãy nhớ rằng, mọi lời nói tiêu cực cũng chỉ là tiếng ồn xung quanh bạn mà thơi. Hãy nói KHƠNG với những điều mà bạn khơng thích, tạm biệt mối quan hệ khiến bạn cảm thấy tiêu cực, đặc biệt trên mạng xã hội.

Khi những suy nghĩ tiêu cực ập đến, ta đều thấy xung quanh mình tồn những người tài giỏi hơn, xuất sắc hơn mình thì “peer pressure” là khơng thể tránh khỏi. Hãy bắt tay vào hành động thay vì cứ giữ suy nghĩ tiêu cực. Cải thiện bản thân, làm việc năng suất, bước ra khỏi vùng an tồn. Lúc đó, bạn ắt sẽ cảm thấy tự tin với chính bản thân mình hơn, bận rộn trau dồi bản thân thay vì cứ tiếp tục tìm kiếm những suy nghĩ tiêu cực đó.

1.3. Sống có mục tiêu:

Khơng có mục tiêu mà chỉ nhìn thành quả người khác rồi cố gị ép bản thân vào khn khổ đó chính là một trong những nguyên nhân gây nên peer pressure. Và để hạn chế được điều này, một người cần xác định rõ được mục tiêu, giá trị mà mình theo đuổi để khơng bị phân tâm hay có những so sánh khập khiễng với người khác. Hãy lắng nghe bản thân nhiều hơn, trải nghiệm các hoạt động khác nhau và tự đánh giá sau mỗi quá trình để tìm ra sở trường, lĩnh vực mình muốn theo đuổi.

1.4. Biến áp lực thành động lực:

Thay vì xem những tấm gương thành cơng trong cùng độ tuổi rồi có những cảm xúc tiêu cực như cảm thấy vô dụng, nhỏ bé, ghen ghét, đố kỵ thì hãy nhớ họ cũng bắt đầu từ những bước đầu tiên như mọi người và đã đánh đổi rất nhiều điều để đạt được thành quả ấy. Hãy tin mình cũng có thể thực hiện được mục tiêu của mình và biến áp lực thành động lực để bắt tay vào hành động, làm những việc có ích cho tương lai sắp tới chứ khơng phải chỉ biết so sánh mình với người khác. Áp lực thực ra như một con dao hai lưỡi. Nếu có suy nghĩ đủ chín chắn, áp lực sẽ trở thành động lực to lớn giúp ta vượt qua thử thách, giúp kích thích thần kinh để ta mạnh mẽ, quyết tâm hơn. Từ đó ta sẽ có sự chuẩn bị chu đáo, có thể bình tĩnh và sáng suốt học tập từ sai lầm và có kinh nghiệm cho những gì sẽ xảy ra trong tương lai sắp tới.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG “PEER PRESSURE” (ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA) TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY (Trang 46 - 47)