2.1. Đối với nhà trường:
Ngày nay, việc giáo dục để HS&SV có nhận thức, suy nghĩ và tâm lý đúng đắn cần phải có kế hoạch kỹ lưỡng và định hướng lâu dài. Nhà trường là môi trường phát triển chủ yếu của những bạn trẻ từ 16 đến 22 tuổi, là bước đệm để mỗi cá nhân phát triển trước khi bắt đầu làm việc và trưởng thành, nên có thể nói 40% nhận thức, suy nghĩ của HS&SV phụ thuộc vào cách giảng dạy, giáo dục của nhà trường, cả về chuyên mơn lẫn kĩ năng mềm.
Các chương trình với mục đích giảm thiểu áp lực cho sinh viên nên được tổ chức dưới nhiều hình thức thu hút và sáng tạo, tránh việc hơ hào nhưng khơng hiệu quả. Điển hình là trung tâm tư vấn tâm lý tổ chức ngay tại trường học, nơi mà sinh viên có thể tự do bộc bạch những suy nghĩ, khó khăn, trăn trở của mình với các thầy cơ, chun gia có kinh nghiệm. Có thể kể đến chương trình tư vấn tâm sinh lý gần đây của Đoàn – Hội khoa Kinh doanh Quốc tế - Marketing mang tên UNIVERSE, đây là chuỗi hỗ trợ, talkshow, định hình tâm lý
cho các bạn sinh viên trong trường Đại học UEH nói riêng và các bạn trẻ ở các trường khác biết tới nói chung. Buổi talkshow cùng với các bài viết truyền thông đã phần nào giải đáp được các thắc mắc, các nỗi niềm từ vấn đề áp lực đồng trang lứa mà gần như ở độ tuổi các bạn tham gia đều từng gặp phải.
Những buổi chia sẻ kinh nghiệm, truyền đạt “bí kíp” đến từ những “con nhà người ta”, những bạn trẻ đã vượt qua được chính áp lực đồng trang lứa và lấy đó làm động lực để trở thành phiên bản tốt hơn, biết và hiểu con đường đi của riêng mình sẽ tiếp thêm nhiều động lực và giúp sinh viên nhận ra vấn đề này dễ gặp phải nhưng cũng khơng khó để vượt qua. Chính vì vậy, ở các trường học, đặc biệt là trường đại học nói chung và Đại học UEH nói riêng, nơi các bạn sinh viên, học sinh dễ dàng bị áp lực từ những người bạn đồng trang lứa, cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề và tìm ra đâu là hướng giải quyết phù hợp, để cùng nhau giảm thiểu tối đa tình trạng này, cùng nhau xây dựng một mơi trường học tập lành mạnh và văn minh. Đó cũng là một trong những hướng xây dựng mà Đại học UEH hướng tới sau khi tái cấu trúc, phát triển bền vững.
2.2. Đối với gia đình:
Gia đình là cái nơi, là nơi cội nguồn hình thành và ni dưỡng một con người. Vì vậy, việc gia đình có thể ảnh hưởng đến áp lực của các bạn trẻ là đều dễ hiểu, và bài khảo sát cũng cho thấy vấn đề giữa gia đình và con cái thường là đòn bẩy dẫn đến những áp lực đồng trang lứa. Những sự kì vọng, so sánh và đặc biệt là cách biệt thế hệ khiến cho việc chia sẻ và thấu hiểu trở nên hiếm hoi.
Để khắc phục điều này, gia đình nên thường xuyên chia sẻ, trao đổi việc học hành cũng như sự nghiệp với con cái như những người bạn. Hãy là một người bạn ln bên con để chia sẻ, trị chuyện, trao đổi với con về việc học tập, những khó khăn mà con đang trải qua, áp lực mà con đang chịu đựng. Chia sẻ, cảm thông và động viên sẽ giúp con cảm thấy giải tỏa phần nào áp lực và có định hướng, phương pháp học tập phù hợp hơn cũng như có động lực phấn đấu cho sự nghiệp hơn.
2.3. Đối với bạn bè và mọi người xung quanh:
Bên cạnh việc là một trong những nhân tố chủ yếu gây ra áp lực đồng trang lứa, bạn bè còn là yếu tố quan trọng trong việc hạn chế tác động tiêu cực của áp lực đồng trang lứa.
Áp lực vẫn thường được gán ghép với các tác động tiêu cực vì dễ gây ra căng thẳng và nhiều tác hại không tốt cho thể chất cũng như tinh thần của con người. Bên cạnh vòng tròn “offline” là mơi trường tiếp xúc trực tiếp, cịn có thêm một vịng trịn bạn bè trên mạng xã hội. Đặc biệt, thời gian giãn cách xã hội đã làm nổi rõ vấn đề trong các mối quan hệ “online” này hơn ngày trước. Nếu những dòng tin nhắn với bạn bè có thể đem đến những tràng cười sảng khối, một bình luận trên trang cá nhân có thể mang đến nụ cười mỉm hạnh phúc thì ngược lại, số lượng “like” được thả cho từng bài viết trên trang cá nhân cũng có thể là nguồn cơn của một sự căng thẳng, so đo. Các cuộc thi, các “story”, các bài viết chia sẻ khác nhau vơ tình gây đến sự mệt mỏi đối với những bạn đang gặp phải sự tự ti ở chính mình hiện tại.
Chính vì thế với vai trị là “bạn cùng trang lứa”, có thể may mắn nắm bắt được cơ hội sớm hơn những người khác thì hãy nhiệt tình giúp đỡ, đừng tạo khoảng cách giữa người với người bởi nó sẽ gây ra bất lợi cho cả hai bên. Cần bác bỏ cái tôi và quan niệm sai lầm rằng nên xa cách những người yếu kém hơn. Hãy chủ động làm bạn với tất cả mọi người, bất kể họ là ai, họ đến từ đâu, ngoại hình như nào…
Mỗi bạn trẻ cũng hãy ln nhớ rằng, chúng ta chỉ thua người giỏi hơn mình, nhưng đã làm tốt so với nhiều người khác, và đặc biệt là hãy ln tự tin với những gì mình đã làm được, với chính con đường của mình.
NGUỒN THAM KHẢO
1. Festinger, L. (1954). Một lý thuyết của các quá trình so sánh xã hội. Quan hệ con người, 7, 117–140. https://doi.org/10.1177/001872675400700202.
2. Rihtarić, M. L., & Kamenov, Ž. (2013). Tính dễ bị áp lực của bạn bè và sự gắn bó với bạn bè. Psihologija, 46 (2), 111-126.
3. Chan, S. M., & Chan, K. W. (2013). Tính nhạy cảm của trẻ vị thành niên đối với áp lực của bạn bè: Mối quan hệ với mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ vị thành niên và quyền tự chủ về cảm xúc của trẻ vị thành niên khỏi cha mẹ. Tuổi trẻ & Xã hội, 45 (2), 286-302.
4. Yang, C. C., Holden, S. M., & Carter, M. D. (2018). Phương tiện truyền thông xã hội so sánh xã hội về khả năng (nhưng không phải ý kiến) dự đốn mức độ rõ ràng của danh tính thấp hơn: Phong cách xử lý danh tính như một người hịa giải. Tạp chí tuổi trẻ và vị thành niên, 47 (10), 2114-2128.
PHỤ LỤC