Động cơ lợi nhuận là đặc tính chung của các chủ ngân hàng, dù ở Mỹ, Nhật, Đức hay ở Việt Nam. Vậy nhưng tại sao mơ hình sở hữu chéo, sở hữu chồng chéo ở Nhật, Đức đã từng phát huy hiệu quả tích cực trong khi ở Việt Nam tình trạng sở hữu chồng chéo đi liền với rất nhiều hệ lụy tiêu cực như kể trên? Thất bại trong việc giám sát sở hữu chồng chéo có một phần nguyên nhân mang tính kỹ thuật như Luật pháp chưa có quy định, hoặc có quy định nhưng chưa phù hợp, thiếu chặt chẽ. Không thể phủ nhận nỗ lực tiếp cận thông lệ quốc tế của các cơ quan điều tiết, giám sát hệ thống tài chỉnh ở Việt Nam. Tuy nhiên, những nỗ lực này cần xét đến hiệu quả thực chất trên cơ sở hiểu đúng các quy định, tiêu chuẩn quốc tế từ đó sử dụng thang đo đúng và phù hợp với thực tế Việt Nam. Bên cạnh đó, việc áp dụng các thơng lệ mới ln địi hỏi thời gian, lộ trình thích hợp, khơng thể nóng vội, chủ quan để tránh tình trạng chính sách mang tính hành chính, áp đặt không thực tế khiến các đối tượng lien quan không thể tuân thủ hoặc muốn tuân thủ phải trí trá. Mặc dù những vấn đề mang tính kỹ thuật này rất quan trọng nhưng việc sửa lỗi kỹ thuật sẽ khơng giải quyết triệt để được tình trạng vi phạm các quy định an toàn hệ thống nếu những vấn đề thể chế căn cơ hơn khơng được thay đổi thích đáng. Nhìn vào quá trình hình thành cấu trúc sở hữu hiện nay của hệ thống ngân hàng (như được trình bày
ởChương 1) và những vấn đề then chốt của mối quan hệ Ủy quyền – thừa hành trong lĩnh vực ngân hàng (Phần 2.1), có thể thấy bốn nguyên nhân thể chế căn bản dẫn đến tình trạng trên.
Trước hết, trong mối quan hệ ủy quyền – thừa hành, vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra là cần những thể chế giảm xung đột lợi ích giữa những người có liên quan. Ở Việt Nam, khi các chính khách, cơ quan chính quyền, đại diện nhà nước là những người ra chính sách điều tiết thị trường, điều tiết hệ
107 DVT/HSX (2012).
Sở hữu chồng chéo giữa các tổ chức tín dụng và tập đồn kinh tế tại Việt Nam...
thống tài chính cũng đồng thời là chủ sở hữu của các ngân hàng trong hệ thống này thì tình trạng xung đột lợi ích rất trầm trọng.
Một yếu tố cơ bản khác trong mối quan hệ ủy quyền – thừa hành là thiết lập thể chế kiểm soát những người thừa hành để giảm thiểu rủi ro đạo đức, tâm lý ỷ lại. Với tình trạng hệ thống ngân có sự liên kết chằng chịt, trực tiếp hoăc gián tiếp 29/34 ngân hàng TMCP tư nhân đều có “họ hàng xa gần” với NHTM nhà nước hoặc các cơ quan chính quyền, tập đồn, DNNN thì tâm lý ỷ lại này khơng những khơng được giảm thiểu mà cịn gia tăng đáng kể. 6/9 ngân hàng thuộc diện yếu kém cần tái cấu trúc thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp có liên hệ sở hữu với các Tập đoàn, DNNN và NHTM NN. Tập đồn và các DNNN khi đi vay có tâm lý ỷ lại cao, trơng chờ vào các chính sách giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ của nhà nước. Ngân hàng cũng với tâm lý đó thiếu trách nhiệm thẩm định, giám sát khoản vay cho các DNNN, các TĐ. Hơn nữa, NH có tâm lý ỷ lại vào việc Nhà nước khơng để NH nào phá sản, sụp đổ nên tình trạng rủi ro đạo đức lại càng tăng. Có thể nhìn thấy điều này rất rõ qua cách NHNN xử lý các NH yếu kém thời gian qua. Trong giai đoạn 2008- 2010, chính phủ Mỹ và Anh, vốn là những nước khơng cổ súy sở hữu nhà nước trong các doanh nghiệp, đã cơng khai, trực tiếp can thiệp tiếp vốn, thậm chí mua lại các NH bị khủng hoảng để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền nhưng vẫn phần nào khiến các chủ sở hữu phải chịu trừng phạt vì hành vi của mình. Mặc dù tính chính đáng của các chính sách giải cứu bởi chính phủ Mỹ và Anh vẫn đang gây nhiều tranh luận, nhưng không thể phủ nhận việc minh bạch thông tin này tạo cơ sở để các bên liên quan có trách nhiệm giải trình với đồng tiền ngân sách của người dân đóng thuế, đồng thời giảm tâm lý ỷ lại của các chủ ngân hàng. Ở VN, NHNN chỉ thị cho BIDV hỗ trợ việc hợp nhất 3 ngân hàng yếu kém109 SCB, Tín Nghĩa và Đệ Nhất, trong đó có việc tiếp vốn hàng ngàn tỷ đồng cho các ngân hàng này110. Mặc dù chính sách can thiệp tài chính để ổn định các ngân hàng yếu kém, đảm bảo quyền lơi người gửi tiền là không sai, nhưng với cách làm thiếu minh bạch về vai trị, trách nhiệm giải trình của các bên như trên, đồng thời các chủ sở hữu của các ngân hàng yếu kém vẫn duy trì vị thế của mình nhờ sự tiếp vốn của nhà nước thì hệ quả là tình trạng rủi ro đạo đức trong tương lai sẽ vẫn khơng có cơ sở thun giảm.
Yếu tố thứ ba không kém phần quan trọng nhằm thiết lập các thể chế để giảm thiểu hệ lụy tiêu cực của tình trạng bất cân xứng thơng tin trong mối quan hệ ủy quyền - thừa hành, đó là tăng tính minh bạch thơng tin và sức mạnh kiểm sốt của thị trường. Rất nhiều trường hợp vi phạm các quy định đảm bảo an tồn hoạt động kể trên khơng bị phát hiện hoặc không được phát hiện kịp thời bởi những bất cập liên quan đến công bố thông tin. Một mặt nhiều thông tin cần thiết chưa được yêu cầu công bố đầy đủ và cập nhật, mặt khác nhiều đối tượng né được yêu cầu phải công bố thông tin và nhiều đối tượng không chấp hành việc công bố thông tin theo quy định. Tình trạng sử dụng cơ cấu sở hữu hình tháp, sở hữu chồng chéo và hơn thế, sử dụng sở hữu ngầm để thâu tóm quyền lực, trục lợi cá nhân gây hệ quả tiêu cực cho hệ thống tài chính, các cổ đơng nhỏ và tồn dân đã diễn ra và vẫn có thể tiếp tục trong mơi trường thơng tin kém minh bạch này. Trong khi đó, với một mơi trường thơng tin minh bạch, các ngân hàng sẽ có động cơ cạnh tranh lành mạnh hơn bởi họ không chỉ bị giám sát bởi các cơ quan chức năng vốn nhân sự mỏng mà cịn bị giám sát bởi tồn thể những người có lợi ích liên quan.
109 http://baodientu.chinhphu.vn/Home/BIDV-hop-tac-toan-dien-voi-3-ngan-hang- chuan-bi-hop-nhat/201112/104131.vgp
Sở hữu chồng chéo giữa các tổ chức tín dụng và tập đồn kinh tế tại Việt Nam...
Yếu tố thứ tư có vai trị rất quan trọng trong việc khuyến khích tinh thần tự kiểm và giảm thiểu rủi ro đạo đức là các thể chế tăng cường trách nhiệm giải trình, quy định chặt chẽ và thực hiện nghiêm chế tài các trường hợp vi phạm. Từ 2010 đến nay, trải qua nhiều cuộc chạy đua lãi suất, nhiều trường hợp
vi phạm các quy định an tồn hoạt động nhưng rất ít chủ sở hữu, lãnh đạo ngân hàng đứng ra nhận trách nhiệm và nhận hình phạt thích đáng, đúng người, đúng tội. Có thể lý giải một phần tình trạng này bởi những yếu kém trong cơ chế giám sát, hạn chế về số lượng và chất lượng nhân sự của cơ quan giám sát… Nhưng ngay cả khi bị phát hiện thì chế tài yếu, xử phạt không nghiêm cũng không
tạo động cơ khuyến khích các NH phải tuân thủ luật pháp ngay từ đầu. Khi luật chơi và trọng tài thiếu nghiêm minh, khó tránh khỏi tình trạng người tham gia gian lận. Nhưng yếu tố này lại phụ thuộc rất nhiều vào động cơ của người làm chính sách. Trong bối cảnh Việt Nam, chỉ khi tình trạng xung đột lợi ích giữa người ra chính sách cũng là đối tượng điều chỉnh của chính sách được xóa bỏ thì các thay đổi khác mới có hy vọng được thực thi.