Những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề còn tranh luận và những

Một phần của tài liệu duong_kim_ngoc_la (Trang 31)

LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN

1.3.1. Những vấn đề đã thống nhất

Nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã thống nhất về các vấn đề sau đây:

Thứ nhất, sự tồn tại của DNNN dưới các hình thức khác nhau là cần thiết khách

quan. Lý do tồn tại DNNN xuất phát từ nhu cầu hàng hóa, dịch vụ cơng cộng, từ khiếm khuyết của thị trường, từ liên kết xã hội… Các nhà khoa học cũng thống nhất rằng, vị trí, vai trị và phương thức tổ chức quản lý DNNN tùy thuộc vào đặc điểm từng nước, từng thời kỳ lịch sử, vào quan điểm của đảng cầm quyền. DNNN chỉ nên hoạt động ở các lĩnh vực tư nhân không thể và không muốn cung cấp đủ cho nhu cầu thị trường. Thậm chí rất nhiều người tán thành quan điểm: ngay cả những lĩnh vực DNNN đang kinh doanh tốt, nếu tư nhân có thể làm tốt như vậy, cũng nên chuyển giao cho khu vực tư nhân, để tập trung vốn nhà nước cho lĩnh vực cơng ích. Ngay cả lĩnh vực cơng ích, các nhà kinh tế cũng khuyến khích sử dụng đấu thầu cạnh tranh có sự tham gia của khu vực tư nhân.

Thứ hai, ở các lĩnh vực cần duy trì DNNN, để khuyến khích DNNN hoạt

DNNN kinh doanh, thiết lập ngân sách cứng, hạn chế độc quyền của DNNN và xác định trách nhiệm gắn với hiệu quả của giới quản lý DNNN.

Thứ ba, tách biệt chức năng quản lý hành chính nhà nước chung cho mọi DN và

chức năng nhà nước - cổ đông trên cơ sở sử dụng các mơ hình ủy quyền – đại diện hợp lý giữa cơ quan nhà nước và cá nhân chịu trách nhiệm quản lý vốn nhà nước tại DN.

Thứ tư, TCT là một nhóm DN có mối quan hệ đặc biệt với nhau về mặt vốn chủ sở

hữu. Thông qua mối quan hệ sở hữu tài sản trong TCT, CT mẹ nắm quyền chi phối CT con đồng thời cũng xác định một phạm vi tự chủ rộng, hẹp khác nhau tùy theo tính chất quan trọng của CT con trong TCT. CT mẹ luôn chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các nghĩa vụ tài chính của CT con với CT khác. Đồng thời CT con có tư cách pháp nhân đầy đủ trong giao dịch dân sự với các DN khác. Với cơ chế quản lý năng động như vậy, các TCT có khả năng đáp ứng được cả hai yêu cầu của nền KTTT hiện đại là: Tập trung vốn tạo sức mạnh cạnh tranh, tận dụng yếu tố hiệu quả theo quy mơ; duy trì tính năng động cho các DN đồng thời giảm thiểu rủi ro cho cả tập đồn.

Thứ năm, có nhiều mơ hình tổ chức TCT khác nhau dẫn đến nhiều cơ chế quản lý

tài chính trong nội bộ TCT khác nhau. Có thể khái qt hóa thành một số mơ hình sau: - Mơ hình CT mẹ giữ vị thế quyết định về cơng nghệ đồng thời là chủ đầu tư vào các CT con. Trong mơ hình này, CT mẹ chủ yếu duy trì vai trị đầu nguồn cơng nghệ, chuyển giao các phần công nghệ phu thuộc cho các CT thành viên theo dây chuyền công nghệ hoặc theo chuỗi giá trị sản phẩm. Yếu tố chi phối vốn chỉ được xem xét ở mức độ vừa phải để CT mẹ có thể chi phối được các CT thành viên. Bộ phận quản lý tài chính của CT mẹ chịu trách nhiệm quản lý phần vốn đầu tư vào các CT thành viên.

- Mơ hình CT tài chính hoặc ngân hàng cổ phần gánh vác trách nhiệm của CT mẹ nhằm điều phối vốn giữa các CT thành viên, các CT thành viên có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực tương đối độc lập với nhau. Đặc điểm chính của mơ hình này là quản lý tài chính trong TCT nổi bật hơn quản lý cơng nghệ. Chính vì thế, cơ

chế quản lý tài chính được thiết kế như cơ chế quản lý một danh mục các dự án đầu tư. Ở đây mức độ sinh lời của các dự án đầu tư được coi trọng hơn lĩnh vực làm chủ và tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Mơ hình này thích hợp với các TCT hoạt động đa lĩnh vực.

- Mơ hình tập hợp các DN hoạt động cùng một ngành nghề nhằm liên kết với nhau trong chia xẻ nguồn lực đầu vào hoặc phối hợp định giá sản phẩm đầu ra. Mơ hình này thiết lập các mối quan hệ tài chính lỏng lẻo. Các CT thành viên chỉ có mối quan hệ thị trường với nhau. Trong điều kiện các nước đều có luật chống độc quyền thì mơ hình này kém phát triển.

Thứ sáu, về ngun tắc các cơng trình nghiên cứu đều cho rằng, TCT nhà nước hoạt

động trên thị trường khơng khác gì các TCT khác nhưng cơ chế quản lý nói chung, cơ chế quản lý tài chính nói riêng, có sự khác biệt nhất định do tính chất sở hữu nhà nước quy định. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, TCT nhà nước có hai lợi thế: có thể có quy mơ rất lớn và thường khó bị phá sản. Chúng cũng có nhiều bất lợi thế như quá trình ra quyết định thường chậm, bộ máy quản lý cồng kềnh, áp lực tối đa hóa lợi nhuận thấp…

1.3.2. Những vấn đề chƣa thống nhất

Thứ nhất, quan điểm về vị trí, vai trị của DNNN trong nền KTTT định hướng

XHCN ở nước ta là đối lập nhau giữa hai nhóm: nhóm một ủng hộ vị thế quan trọng của DNNN cả trong lĩnh vực cơng ích lẫn trong lĩnh vực kinh doanh, coi DNNN là bộ phận quan trọng giúp kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo. Nhóm thứ hai cho rằng, DNNN chỉ nên hoạt động trong lĩnh vực cơng ích, liên quan đến an ninh quốc phịng. Các DNNN kinh doanh nên tư nhân hóa.

Thứ hai, quan điểm đánh giá kết quả hoạt động của các DN và TCT nhà nước.

Một số tác giả nhấn mạnh vai trị cung cấp dịch vụ cơng cộng và hỗ trợ nhà nước ổn định vĩ mô của DNNN nên đòi hỏi cách đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN phải lưu tâm đến việc hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao. Nhóm thứ hai kiên quyết địi hỏi đặt DNNN trong mơi trường cạnh tranh bình đẳng với DN tư nhân để đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN, từ đó kiến nghị tư nhân hóa các DNNN hoạt động kém DN tư nhân.

Thứ ba, một số nhà kinh tế coi trọng ý nghĩa của các TCT nhà nước, coi chúng là

các trụ cột của nền kinh tế, chỗ dựa để thực hiện cơng nghiệp hóa và cạnh tranh quốc tế. Một số người phê phán tính chất lũng đoạn của các TCT nhà nước lớn, cho rằng các tổ chức này đã khiến nền kinh tế phát triển không bền vững, làm hao hụt nguồn lực của nền kinh tế. Những người này cũng cho rằng chính các TCT lớn của nhà nước là đầu mối của tham nhũng chính trị, bẻ cong chính sách có lợi cho các nhóm lợi íc đứng đằng sau TCT nhà nước lớn, bất chấp lợi ích chung.

Thứ tư, có sự khác nhau trong đánh giá khả năng có thể hoạt động hiệu quả của các

DNNN. Cho đến nay, cả về lý thuyết lần kết quả thực tiễn, có nhiều luận cứ chống lại DNNN, cũng có nhiều luận cứ ủng hộ DNNN. Trong thực tiễn, cũng có DNNN hoạt động hiệu quả, đồng thời cũng có nhiều DNNN hoạt động kém hiệu quả. Cuộc chiến giữa những người ủng hộ và những người phản đối DNNN vẫn còn đang tiếp tục.

Thứ năm, về cơ chế thực thi quyền chủ sở hữu của Nhà nước tại các DN cũng còn

tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Một số học giả cho rằng, các cơ quan nhà nước khơng có khả năng đảm nhiệm được trách nhiệm của cổ đông chi phối trong DN do tồn tại quá nhiều khâu trong chuỗi các cơ quan làm chức năng đại diện cho chủ sở hữu nhà nước nên khó gắn trách nhiệm cá nhân với kết quả hoạt động của DN, vì thế các DN có vốn nhà nước chi phối có xu hướng trở thành vơ chủ. Một số học giả khác cho rằng, về nguyên tắc, cổ đông nhà nước không khác cổ đơng cá nhân, bởi vì trong nền KTTT hiện đại, cổ đông cá nhân cũng phải thông qua đại diện để quản lý DN, ít có cổ đơng tham gia quản lý trực tiếp DN mà họ làm chủ tài sản. Do vậy, cần xây dựng cơ chế kiểm sốt DN hiệu quả chứ khơng phải vấn đề ai làm chủ sở hữu. Hơn nữa, trong chế độ sở hữu nhà nước, có nhiều cơ chế cho phép gắn trách nhiệm cá nhân với hiệu quả sử dụng vốn nhà nước như cơ chế khoán, thuê cán bộ quản lý theo hợp đồng, cơ chế ủy quyền gắn với trách nhiệm giải trình của cơng chức nhà nước…

1.3.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu đã đạt được, trong luận án này các vấn đề được tập trung nghiên cứu chỉ giới hạn ở một phạm vi hẹp, tức CCQLTC

ứng với một đơn vị đặc thù, đó là TCTSĐ. Với giới hạn như vậy, tác giả luận án đứng về phía những người ủng hộ DNNN, tin tưởng rằng có thể tìm ra mơ hình tổ chức quản lý để DNNN hoạt động hiệu quả. Hơn nữa, trong nền KTTT nước ta, khi còn muốn giữ định hướng XHCN, nhất thiết phải xây dựng được một số DNNN hoạt động hiệu quả để không những tạo cho Nhà nước vị thế độc lập trong hoạch định và thực thi đường lối phát triển kinh tế - xã hội, mà cịn tạo điều kiện ni dưỡng các quan hệ sản xuất XHCN cho tương lai. Trên cơ sở lập trường như vậy, trong luận án này sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, xây dựng khung phân tích lý thuyết của cơ chế quản lý tài chính ở TCT

nhà nước phù hợp với chuẩn mực quản trị CT hiện đại và đảm nhận tốt các nhiệm vụ nhà nước giao phó.

Thứ hai, tập hợp các kinh nghiệm quốc tế, trong nước về mơ hình, về thể chế hóa

quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với CT mẹ trong TCT cũng nhưkinh nghiệm quản lý tài chính của CT mẹ đối với CT thành viên và hoạt động của bản thân CT mẹ trong TCT.

Thứ ba, phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính của TCTSĐ để làm rõ

những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức ở thời điểm hiện tại và tương lai gần.

Thứ tư, tìm kiếm các giải pháp hồn thiện cơ chế quản lý tài chính của TCTSĐ phù

Để giải quyết các vấn đề nêu trên, việc triển khai nghiên cứu trong luận án dựa trên khung logich sau:

Bảng 1.1. Khung phân tích cơ chế quản lý tài chính TCT nhà nƣớc Nhân tố ảnh hƣởng: Thị trƣờng cạnh tranh - Luật pháp và chính sách chung

Quản lý tài chính của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc

1.Quản lý huy động sử dụng phân phối tài chính của TCT 2. Kiểm tra, giám sát

3. Mơ hình tổ chức đại diện chủ sở hữu nhà nước Quản lý tài chính của CT mẹ - TCTSĐ 1.Quản lý huy động 2.Quản lý sử dụng 3.quản lý phân phối Quản lý của CT mẹ đối với CT thành viên 1.quản lý vốn đầu tư, 2. Kiếm sốt q trình sử dụng vốn

3. Quy định chế độ phân phối

Mục tiêu của quản lý tài chính ở TCT

1. Bảo tồn và phát triển vốn của TCT 2. Hiệu quả

3. Sức cạnh tranh

4. Chăm lo đời sống người lao động trong TCT 5. Trách nhiệm với xã hội

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỔNG CƠNG TY NHÀ NƢỚC

2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRỊ TỔNG CƠNG TY NHÀ NƢỚC

2.1.1. Khái niệm tổng công ty nhà nƣớc

Ở Việt Nam thuật ngữ “Tổng công ty nhà nước” mang tính pháp lý, hành chính hơn là một phạm trù khoa học. Chính vì thế, tùy theo yêu cầu đổi mới, cải cách DNNN ở các thời kỳ khác nhau mà thuật ngữ này mang các nội dung khác nhau.

Vào thời kỳ đầu cải cách, đổi mới, sắp xếp lại DNNN, TCT nhà nước là kết quả của quá trình chuyển đổi các Liên hiệp xí nghiệp, TCT hoạt động trong cơ chế cũ sang mơ hình tổ chức quản lý mới theo tinh thần các Quyết định 90, 91 CP của Chính phủ (ngày 07/03/1994), trong đó TCT 91 trực thuộc Thủ tướng chính phủ, TCT 90 trực thuộc các bộ và ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh. Trên tinh thần của quá trình sắp xếp lại, Điều 43 Luật DNNN 1995 đã định nghĩa:

TCT nhà nước được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, cơng nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong một hoặc số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính, nhằm tăng cường khả năng kinh doanh của các đơn vị thành viên và thực hiện các nhiệm vụchiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. TCT nhà nước là tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân. Có con dấu, có tài sản và có các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ, được Nhà nước giao quản lý vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác, có trách nhiệm bảo tồn và phát triển vốn, sử dụng hiệu quả các nguồn lực được giao, thực hiện quyền và nghĩa vụ của DNNN [50].

Trong định nghĩa này, có một số điểm lưu ý như: TCT nhà nước là một pháp nhân trong giao dịch với các tổ chức khác; TCT quản lý tập trung và có trách nhiệm bảo tồn, phát triển nguồn lực Nhà nước giao; trong TCT các DN liên kết theo chiều dọc hoặc ngang nhưng phải trong khuôn khổ nhiệm vụ do Nhà nước giao. Thời kỳ này, các DN thành viên đều là DN 100% vốn nhà nước có thể hạch tốn độc lập,

hạch tốn phụ thuộc và phải trích nộp các quỹ tập trung của TCT. Các DN thành viên có thể có đơn vị trực thuộc. Trong TCT có cả đơn vị sự nghiệp cơng lập.

Sau khi có luật DN 1999, quan niệm về TCT cũng có sự thay đổi. Theo Điều 46 Luật DNNN 2003: TCT nhà nước là hình thức liên kết kinh tế trên cơ sở tự đầu tư, góp vốn giữa các CT nhà nước, giữa CT nhà nước với các DN khác hoặc được hình thành trên cơ sở tổ chức và liên kết các đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính nhằm tăng cường khả năng kinh doanh và thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viên và toàn TCT [51].

Trong cách định nghĩa này, TCT nhà nước được nhấn mạnh ở các khía cạnh sau: - TCT nhà nước hình thành trên cơ sở tự đầu tư, tự góp vốn giữa các CT nhà nước (100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của Nhà nước), giữa CT nhà nước với các DN khác. Như vậy, có TCT do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của tất cả các DN thành viên; cũng có TCT nhà nước mà Nhà nước chỉ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của một số DN thành viên.

- TCT nhà nước được thành lập theo nhu cầu liên kết vì lợi ích, cơng nghệ, thị trường của các CT nhà nước, CT khác và TCT.

Theo Luật DNNN 2003, ở Việt Nam có một số dạng TCT nhà nước là: i) TCT do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập là hình thức liên kết và tập hợp các CT thành viên hạch tốn độc lập có tư cách pháp nhân, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính, nhằm tăng cường tích tụ, tập trung vốn và chun mơn hóa kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn TCT.

ii) TCT do các CT tự đầu tư và thành lập là hình thức liên kết thơng qua đầu tư, góp vốn của CT nhà nước quy mơ lớn do Nhà nước sở hữu tồn bộ vốn điều lệ với các DN khác, trong đó CT nhà nước giữ quyền chi phối DN khác.

iii) TCT đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) là TCT được thành lập

Một phần của tài liệu duong_kim_ngoc_la (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w