Đánh giá cơ chếquản lý tài chín hở Tổng công ty Sông Đà

Một phần của tài liệu duong_kim_ngoc_la (Trang 118)

SÔNG ĐÀ

3.3.1. Những ưu điểm của cơ chế quản lý tài chính ở Tổng cơng ty Sơng Đà

Một là, Cơ chế quản lý của các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đã được đổi

mới theo hướng thích nghi với cơ chế thị trường, hội nhập.

Quyền kiểm soát và quyết định của Thủ tướng chính phủ, Bộ xây dựng, Bộ tài chính đã được quy định rõ ràng trong các văn bản có tính pháp lý cao như Luật và nghị định của Chính phủ, nên đã tạo khung khổ hoạt động minh bạch cho quản lý tài chính ở TCTSĐ. Bên cạnh việc quy định các quyền về thành lập, tổ chức lại, chế độ tài chính chung, đã quy định rõ trách nhiệm cung cấp đủ vốn, cùng chịu rủi ro, hỗ trợ của cơ quan chủ quản cấp trên (Bộ Xây dựng và Thủ tướng Chính phủ), nhất

là quy định về thời gian phê chuẩn quyết định của cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Chính phủ đã phân cơng rõ ràng hơn cho Bộ Xây dựng thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với TCTSĐ và vốn nhà nước đầu tư vào TCTSĐ. Cơ quan nhà nước cấp trên đã điều hành có chủ định và nhất quán hơn hoạt động tài chính của TCT thơng qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách về tài chính, thực hành kiểm tra giám sát chặt chẽ hơn thông qua nhiều kênh như thanh, kiểm tra của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, kiểm tốn nhà nước và quy định về biểu mẫu báo cáo của TCT. Nhìn chung phương thức thực hiện quyền sở hữu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên đã ngày càng được cụ thể hóa và giảm can thiệp hành chính.

Phương thức quản lý tài chính của cơ quan đại diện chủ sở hữu thơng qua cơ chế NĐD có nhiều tiến bộ, phân định rõ trách nhiệm cá nhân đối với kết quả hoạt động của DN sử dụng vốn nhà nước cũng như phù hợp hơn với thông lệ quản trị DN trong KTTT.

Hai là, Cơ chế quản lý tài chính của TCT đã tạo được khung khổ pháp lý gắn kết

quyền chủ động với trách nhiệm của HĐTV, TGĐ trong việc huy động và sử dụng vốn. Hiện tại HĐTV CT mẹ được ủy quyền trực tiếp quản lý, sử dụng toàn bộ số vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào TCT để phục vụ SXKD theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển. Cơ chế giao vốn đó đã cơ bản giải quyết được vấn đề chủ thể chịu trách nhiệm về kết quả sử dụng vốn, tài sản nhà nước ở TCT. Vì thế, đã ít nhiều tách biệt quản lý hành chính nhà nước ra khỏi hoạt động kinh doanh vốn nhà nước, bước đầu xác định trách nhiệm vật chất của người quản lý, sử dụng vốn nhà nước. Thời gian qua TCTSĐ đã thực hiện bảo toàn và phát triển vốn nhà nước bằng các biện pháp: thực hiện chế độ chỉ số hóa lạm phát vốn của CT mẹ; mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật; xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ khơng có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phịng rủi ro…

Hơn nữa, việc HĐTV ủy phần lớn quyền đó cho TGĐ điều hành đã tạo cơ chế linh hoạt cho huy động vốn, cho phép TCT sử dụng được nhiều kênh huyđộng vốn, nhất là vốn cổ phần từ các DN và cá nhân ngoài TCT. Nhờ cơ chế huy động

990. 269.597122.410.399107.812.200 655.851.451612.380.512286.455.000 713.979.200323.636.636414.487.800 009.942.408561.599.435421.107.450 678.665.473699.645.935427.842.450 026.113.510662.604.191421.303.950 241.345.163866.204.190339.410.950 275.660.663929.482.691358.734.950 563.878.3044. ăm 20135. 8 N 446.960.3034. ăm 20125. 7 N 110.021,6516. ăm 20117. 6 N 806.153.8585. ăm 20106. 5 N 992.649.2933. ăm 20093. 4 N 452.103.6362. ăm 20083. 3 N 554.686.9631. ăm 20072. 2 N 220.492.196 ăm 20061. 1 N

Đầu tư khác ngồi TCT Sơng Đà Các công liên kết thuộc TCT Sông Đà

Các CT con

Trong đó đầu tƣ vào Tổng số

vốn đầu tư ra ngồi

Nội dung TT

vốn đa dạng, sử dụng cả kênh phát hành cổ phiếu, trái phiếu, lẫn vay ngân hàng thương mại, vay nội bộ, TCTSĐ đã vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn của ngành xây dựng, nhất là trong những năm gần đây, khi vốn kinh doanh quay vịng chậm, nhiều cơng trình khó thanh tốn vốn từ chủ đầu tư.

Cơ chế quản lý đầu tư đã có nhiều tiến bộ, đã tập trung ưu tiên cho thực hiện nhiệm vụ then chốt của TCT. Các quy định về đầu tư của TCT Sông Đà đã đem lại những tác động tích cực như giảm dần tình trạng đầu tư dàn trải, giảm dần đầu tư ra ngoài TCT. Từ năm 2011 đến nay, TCT thường xuyên thực hiện rà soát, đánh giá lại các dự án đầu tư của các đơn vị để tập trung vốn cho các dự án chuẩn bị hoàn thành và các dự án đang triển khai của DN thành viên. TCT đã tích cực thối vốn đầu tư ra ngồi ngành, nhờ vậy tỷ trọng vốn đầu tư ra ngoài ngành của tồn TCT có xu hướng giảm. Số liệu bảng 3.7 cho thấy, vốn đầu tư của CT mẹ ra ngoài DN thành viên đã giảm từ gần 428 tỷ đồng vào 2010 xuống còn gần 359 tỷ đồng vào năm 2013. Cơ cấu đầu tư của CT mẹ đã có sự dịch chuyển tích cực theo hướng tập trung vào các ngành, nghề kinh doanh chính được Nhà nước giao, các dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế do các CT con và CT liên kết.

Bảng 3.7. Giá trị đầu tƣ ra ngồi ngành kinh doanh chính của TCTSĐ

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Cơ chế quản lý lợi nhuận đã bước đầu hài hịa lợi ích giữa các bên, tạo động lực lao động tích cực trong các CT thành viên. Trong quản lý chi phí, việc hạch tốn được thực hiện theo đúng thực chất. TCT đã xây dựng được các tiêu chuẩn, định mức làm cơ sở đánh giá việc quản lý chi phí, nhất là chi phí mua nguyên, vật liệu, trong đó quy định chi tiết chi phí, yếu tố tạo nên chi phí, thành phần chi phí,…cho từng lĩnh vực hoạt động SXKD. Nhờ đó TCT đã kiểm sốt khá tốt chi phí của các khâu SXKD, nỗ lực tăng lợi nhuận cho đơn vị.

Việc quy định chi tiết các khoản doanh thu đã khuyến khích các CT con mở rộng doanh thu. Quy chế quản lý doanh thu đã gắn trách nhiệm tăng doanh thu với từng đơn vị, cá nhân cán bộ quản lý kinh doanh, vừa khuyến khích tăng doanh thu, vừa quản lý chặt chẽ các khoản thu, nợ theo hướng ngày càng minh bạch, rõ ràng hơn, góp phần khơng nhỏ giúp TCT đưa ra các quyết định tài chính nói riêng và các quyết định kinh doanh ngày càng chính xác hơn.

Ba là, Cơ chế quản lý chi phí, doanh thu, lợi nhuận ngày càng phù hợp hơn

với cơ chế quản lý mới, tạo được động lực trong hoạt động SXKD.

TCT đã quản lý chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch chi phí giá thành, kế hoạch chi phí, lợi nhuận và kế hoạch phân phối lợi nhuận. Thông qua NĐD phần vốn nhà nước, CT mẹ phê duyệt phương án phân chia lợi nhuận hàng năm của các CT con, trong đó CT mẹ chỉ thu về các khoản cổ tức giống như các cổ đông khác và một phần nhỏ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của CT con. Toàn bộ quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự phịng tài chính và các quỹ hợp pháp khác trích từ lợi nhuận hàng năm được để lại cho các CT con bổ sung nguồn vốn phục vụ mở rộng SXKD. Chính sách phân phối này khơng chỉ góp phần mở rộng quy mô vốn, quy mô hoạt động của CT con, mà cịn có tác động tích cực trong việc đẩy mạnh cổ phần hố các CT con.

Có thể thấy, ưu điểm chính của cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận của TCTSĐ là: mở rộng quyền tự chủ, phân phối lợi ích hài hòa giữa TCT và CT con, thúc đẩy CT con mở rộng hoạt động SXKD, tạo điều kiện để mở rộng quy mô vốn của chủ sở hữu, tạo điều kiện để TCT tạo nguồn vốn bổ sung ngồi NSNN.

Bốn là, Việc trích lập các quỹ của TCTSĐ trong thời gian qua được thực hiện công

khai, minh bạch theo đúng quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở và quy định của Nhà nước.

Cơ chế quản lý quỹ của TCT Sơng Đà đã có những tác động tích cực: số lượng các quỹ không ngừng gia tăng, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển của TCT. Cơ chế quản lý sử dụng các quỹ theo hướng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCT, khuyến khích hoạt động SXKD, nâng cao trách nhiệm và động lực của lãnh đạo, quản lý của TCT, khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học, cơng nghệ…, góp phần không nhỏ giúp TCT thực hiện nhiều nhiệm vụ phát sinh trong quá trình phát triển của TCT. Đặc biệt là các quỹ đã phát huy tác dụng trong hợp tác, hỗ trợ giữa các CT thành viên.

Năm là, Cơ chế quản lý tài chính mở rộng phạm vi tự chủ cần thiết cho DN

thành viên đồng thời vẫn duy trì được sự kiểm sốt tập trung của TCT.

Cơ chế quản lý tài chính của CT mẹ đối với các DN thành viên đã có những tác động tích cực đối với hoạt động SXKD. Một mặt, cơ chế này góp phần xác lập quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn của chủ sở hữu tại CT mẹ, tăng cường trách nhiệm giám sát sử dụng vốn nhà nước của CT mẹ tại các CT thành viên. Mặt khác, CT mẹ đã giao quyền chủ động rộng rãi cho CT con trong việc huy động vốn phục vụ SXKD theo nguyên tắc tự bảo tồn và phát triển. Nhờ đó, TCT đã cơ bản giải quyết được vấn đề thiếu đầu tư vốn, gắn kết quyền hạn và trách nhiệm của CT mẹ với các CT con. CT mẹ đã có khả năng khai thác và cân đối nguồn vốn trong TCT, đảm bảo được tính tập trung, thống nhất trong quản lý tài chính tồn hệ thống. TCT thống nhất chế độ kế toán theo các chuẩn mực kế toán của Việt Nam. Hàng năm TCT khuyến khích các CT con thực hiện kiểm toán độc lập. Việc kiểm toán độc lập hỗ trợ TCT kiểm tra các báo cáo tài chính của CT con và có cơ sở lập báo cáo tài chính hợp nhất của TCT.

Nhờ chỉ đạo kiên quyết của CT mẹ, chất lượng và mức độ tuân thủ kế hoạch tài chính ở CT con được nâng cao. TCT yêu cầu CT con phải lập kế hoạch tài chính và nghiêm túc thực hiện. TCT xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm theo kế hoạch kinh doanh, trình HĐTV thông qua và đăng ký với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính.

Hàng quý và cuối năm, TCT báo cáo Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính theo biểu mẫu nhà nước quy định. TGĐ duyệt kế hoạch tài chính cho các đơn vị thành viên trên cơ sở kế hoạch tài chính của TCT, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị thành viên. Việc thực hiện nghiêm túc kế hoạch tài chính của TCT đã giúp cho hoạt động quản lý tài chính của TCT đi vào nề nếp, hạn chế thất thốt tài chính, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính của tồn bộ TCT.

Hầu hết CT con đã thực hiện cơng khai tài chính, lấy đó làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước và các thành viên trong xã hội đánh giá một cách đúng đắn, khách quan về hoạt động của cả TCT, cũng như từng CT thành viên. Cho đến nay, các CT con đã có thể năng động, sáng tạo huy động, quản lý, sử dụng vốn theo nguyên tắc thị trường. Việc phân định chức năng, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng trong quản lý tài chính giữa CT mẹ với các CT thành viên đã tạo nên mơi trường khuyến khích tăng doanh thu, giảm chi phí, tích cực trích lập các quỹ, tránh sự chồng chéo, can thiệp khơng đáng có từ phía CT mẹ đến các CT thành viên.

Sự liên kết giữa bộ phận kế tốn - tài chính của CT mẹ với bộ phận kế tốn - tài chính của các CT thành viên khá chặt chẽ. Thơng qua việc đầu tư vốn, xây dựng kế hoạch tài chính, kiểm tra, giám sát đã thiết lập được quy chế quản lý tài chính thơng snhaats trong tồn TCT.

Sáu là, Cơng tác quản lý chi tiêu nội bộ ngày càng hồn thiện hơn, góp phần nâng

cao hiệu quả tài chính của TCT.

Đến nay, hầu hết đơn vị thành viên đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ. Để phát huy triệt để quyền tự chủ của các đơn vị thành viên, đồng thời vẫn kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động quản lý tài chính của các CT thành viên TCT đã hướng dẫn và phân cấp trách nhiệm về xây dựng định mức chi phí, đơn giá nội bộ được tự chủ tài chính cho các CT thành viên trong TCT.

TCTSĐ Sơng Đà đã phân cấp triệt để chi quản lý hành chính cho các đơn vị thành viên chủ động xây dựng định mức chi tiêu và khuyến khích các đơn vị khốn chi hành chính. Để giảm chi phí SXKD, TCT đã ban hành và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế- kỹ thuật phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, ngành, nghề

kinh doanh, mơ hình tổ chức quản lý, trình độ trang thiết bị của TCT. Các định mức được thực hiện cơng khai, phân tích chi phí sản xuất theo định kỳ, quy định rõ các khoản chi phải đảm bảo chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định của pháp luật. Việc tự chủ xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của các CT thành viên dưới sự hướng dẫn của TCT đã thực sự khuyến khích các đơn vị thành viên năng động, sáng tạo, cải tiến quản lý, kỹ thuật để hạ chi phí sản xuất.

Bảy là, Cơng tác kế tốn, thống kê, kiểm tốn và kế hoạch hố tài chính đã

có sự thay đổi tích cực theo hướng ngày càng chuẩn hố, minh bạch.

TCT đã áp dụng đã tuân thủ yêu cầu các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán DN Việt Nam hiện hành trong việc lập các báo cáo tài chính. TCT đã thực hiện tốt việc lập và gửi báo các quyết toán quý, năm theo đúng quy định, chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác các số liệu báo cáo. Cơng tác kiểm tốn được thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. TCT cũng đã thực hiện tốt cơng tác kiểm tốn nội bộ. Những nỗ lực như vậy đã góp phần khơng nhỏ cải thiện chát lượng điều hành, quản lý của BGĐ và HĐTV. Quy trình lập kế hoạch tài chính cũng được từng bước càng hồn thiện. TCT đã xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm theo kế hoạch kinh doanh, trình HĐTV thơng qua và đăng ký với Bộ Xây dựng, Bộ tài chính. Hàng quý và cuối năm, TCT báo cáo Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính theo biểu mẫu Nhà nước quy định. TGĐ đã thực hiện phê duyệt, thơng qua kế hoạch tài chính cho các đơn vị thành viên trên cơ sở kế hoạch tài chính của TCT, lấy đó làm căn cứ kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của các đơn vị thành viên.

Tám là, Công tác phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện cơ chế tài chính của TCT được quan tâm.

TCT đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn các quy định của Chính phủ và các bộ, ngành chức năng về chế độ tài chính áp dụng cho các DNNN đến tất cả các đơn vị thành viên, các cán bộ quản lý tài chính , kế tốn của TCT. Ngồi các quy định của Nhà nước, TCT đã nghiên cứu xây dựng các văn bản hướng dẫn các CT thành viên và các đơn vị trực thuộc thực hiện cơ chế quản lý tài chính, xây dựng quy chế quản lý tài chính nội bộ phù hợp với mơ hình tổ chức đặc

thù của TCT. Các đơn vị thành viên đã chủ động tổ chức, phổ biến, tập huấn về các chế độ tài chính mới với sự hướng dẫn của các ban chức năng thuộc CT mẹ.

3.3.2. Hạn chế của cơ chế quản lý tài chính ở Tổng cơng ty Sơng Đà

Bên cạnh những mặt tích cực thì CCQLTC của TCTSĐ cịn bộc lộ một số hạn chế, bất cập như sau:

Một là, Việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước về chức năng đại diện chủ sở hữu cịn có sự chồng chéo, phân tán. Mơ hình thể chế hóa sở hữu nhà nước tại DN cịn bất cập.

Hiện tại, CCQLTC từ các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đến TCTSĐ vẫn theo mơ hình chủ quản hành chính đi kèm sự ủy quyền phân tán cho các cơ

Một phần của tài liệu duong_kim_ngoc_la (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w