3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sông Đà
TCTSĐ bao gồm một tập hợp các CT dưới sự chi phối của CT mẹ mang tên là TCTSĐ trực thuộc Bộ Xây dựng. TCTSĐ ngày nay là thành quả phát triển hơn 50 năm, trải qua ba giai đoạn phản ánh lịch sử phát triển đất nước.
* Giai đoạn trước khi có Tập đồn Sơng Đà.
Tiền thân của TCTSĐ ngày nay là Ban chỉ huy công trường thuỷ điện Thác Bà thành lập năm 1961. Trong quá trình xây dựng Thủy điện Thác Bà, Ban chỉ huy công trường thuỷ điện Thác Bà được đổi tên thành CT Xây dựng thuỷ điện Thác Bà.
Sau khi đất nước thống nhất CT Xây dựng thủy điện Thác Bà được giao nhiệm vụ xây dựng Nhà máy Thủy điện Hồ Bình. Trong thời gian này, CT được đổi tên thành CT Xây dựng thủy điện Sông Đà. Năm 1979 TCT Xây dựng thủy điện Sông Đà được thành lập với một số đơn vị thành viên phát triển lên từ các bộ phận chức năng của CT Xây dựng thủy điện Thác Bà.
Năm 1995, TCT được thành lập lại theo mơ hình TCT 90 với tên gọi là TCT Xây dựng Sông Đà trực thuộc Bộ Xây dựng. Năm 2002, TCT Xây dựng Sông Đà được đổi tên thành TCTSĐ.
Từ năm 2002 đến năm 2005, TCT đã thực hiện cổ phần hoá 44 DN thành viên và bộ phận DN, chuyển đổi 03 DN thành CTTNHH một thành viên. Ngày 30/12/2005, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 2435/QĐ-BXD chuyển TCTSĐ sang hoạt động theo mơ hình CT mẹ - CT con.
*Giai đoạn Tập đồn Sơng Đà.
Thực hiện Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 12/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đồn Cơng nghiệp xây dựng Việt Nam, TCTSĐ trở thành CT mẹ Tập đồn Sơng Đà. Trong giai đoạn thực hiện thí điểm mơ hình tập đồn, Tập đồn Sơng Đà mở rộng phạm vi hoạt động theo hướng đa ngành,
đa lĩnh vực, xây dựng các đơn vị thành viên quy mô lớn, SXKD trong một số lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.
Tuy nhiên, do sáp nhập bằng phương pháp hành chính, trong 2 năm thí điểm, 6 TCT trong Tập đồn chưa thiết lập được mối quan hệ gắn kết, bộ máy quản lý Tập đoàn cũng chưa hồn thiện. Hầu như CT mẹ Tập đồn Sơng Đà phải gánh vác các trách nhiệm chung của Tập đoàn. Hơn nữa, hai năm thí điểm thành lập Tập đồn cũng là hai năm khó khăn của ngành xây dựng khiến tình hình quản lý Tập đồn càng thêm khó khăn. Chính vì vậy, kết thúc giai đoạn thí điểm, ngày 02/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1428/QĐ-TTg giao cho Bộ Xây dựng thành lập lại TCTSĐ trên cơ sở CT mẹ Tập đồn Sơng Đà và các CT thuộc TCTSĐ trước đây.
*Giai đoạn giải thể Tập đồn Sơng Đà, hình thành trở lại TCT Sơng Đà. Ngày 24/10/2012, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 937/QĐ- BXD thành lập lại TCTSĐ. Tiếp đó Bộ Xây dựng đã phê chuẩn Điều lệ và Quy chế về tổ chức, hoạt động của TCTSĐ. Bắt đầu từ năm 2013, TCTSĐ trở lại quỹ đạo phát triển riêng của mình, tách khỏi 5 TCT xây dựng khác trong Tập đồn Sơng Đà.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và kinh doanh hiện nay của Tổng công ty Sông Đà
3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức hiện nay của Tổng công ty Sông Đà
Hiện nay TCTSĐ hoạt động theo mơ hình CT mẹ - CT con. CT mẹ là CTTNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. CT mẹ có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng, tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại.
Trong TCT có 24 CT con (2 CT TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước và 22 CT do TCT nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), 16 CT liên kết (xem phụ lục1). Các CT trong TCT đã hình thành hệ thống liên kết chặt chẽ theo hướng chun mơn hóa các cơng đoạn phục vụ ngành xây dựng, gắn bó lâu dài với nhau về thương hiệu, về lợi ích kinh tế, lợi ích cơng nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh chung khác do CT mẹ đảm nhiệm. Bộ máy quản lý của CT mẹ gồm có HĐTV, Ban TGĐ, văn phịng và các ban giúp việc cho HĐTV và Ban TGĐ.
HĐTV: gồm 5 thành viên làm việc theo nhiệm kỳ 5 năm gồm Chủ tịch và 4 thành viên (trong đó có 03 thành viên chuyên trách và 01 thành viên kiêm nhiệm),
khơng có thành viên độc lập. HĐTV được Bộ Xây dựng ủy quyền thực hiện một số quyền của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại TCT và cử NĐD phần vốn của CT mẹ tại các DN do TCT đầu tư vốn.
HĐTV quyết nghị tập thể về: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm, danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hàng năm của TCT; Quyết định hoặc ủy quyền TGĐ quyết định các dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm TSCĐ có giá trị dưới 50% vốn điều lệ của TCT; Quyết định quy chế quản lý nội bộ TCT; Quyết định lương các chức danh do HĐTV bổ nhiệm; Cử NĐD vào CT có vốn của TCT; Quyết định phương án phối hợp kinh doanh của CT con; Đình chỉ các quyết định của TGĐ nếu trái với quy định của pháp luật và trái với nghị quyết, quyết định của HĐTV.
TGĐ là người đại diện pháp lý của TCT, có trách nhiệm tổ chức điều hành hoạt động của TCT theo các mục tiêu, kế hoạch, nghị quyết, quyết định của HĐTV. Ban TGĐ hiện có 07 người, gồm: TGĐ và 06 Phó TGĐ, trong đó có 03 người là kiêm nhiệm. Ban TGĐ vừa quản lý vốn và tài sản của CT mẹ, vừa quyết định một số vấn đề của CT con thơng qua NĐD.
Kiểm sốt viên của CT mẹ thực hiện thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá cơng tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình Bộ Xây dựng, kiểm tra hồ sơ của TCT và kiến nghị Bộ Xây dựng các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của TCT. Hiện nay, TCT có 3 kiểm sốt viên, trong đó có 01 chuyên trách, 02 kiêm nhiệm.
Bộ máy giúp việc HĐTV và Ban TGĐ gồm có 9 ban chức năng, văn phịng TCT, các ban quản lý dự án. Ngồi ra thuộc TCT cịn có Trường cao đẳng nghề Sông Đà (xem phụ lục 1).
TCTSĐ được tổ chức theo mơ hình tập trung các chức năng quản lý chung về CT mẹ, kết hợp với phân cơng chun mơn hóa theo lĩnh vực và địa bàn SXKD cho các CT con. Cách tổ chức này phù hợp với đặc trưng của ngành xây dựng, thích nghi với điều hành các dự án lớn ở các địa phương khác nhau. Tuy nhiên, sự phân cơng như vậy cũng có một số hạn chế như: Quá nhiều đầu mối nên các CT cấp II, cấp III có quy mơ nhỏ, tiềm lực tài chính yếu. Cơ cấu phân chia theo lãnh thổ dẫn đến phân tán nguồn lực, làm giảm khả năng cạnh tranh của cả TCT. Sự phối hợp giữa các CT con gặp khó khăn do số DN quá nhiều, phân tầng phức tạp, bộ máy quản lý nhiều cấp cồng kềnh, chi phí quản lý tăng.
3.1.2.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà
TCT Sông Đà hoạt động trong các ngành kinh doanh chính sau:
- Tổng thầu xây dựng và tổng thầu EPC (bao gồm tư vấn thiết kế, mua sắm thiết bị, xây dựng và lắp đặt các cơng trình cơng nghiệp, giao thơng, dân dụng, điện, thủy lợi, tổ hợp các cơng trình ngầm).
- Đầu tư và sản xuất kinh doanh điện năng theo hình thức BOT, BO; Hoạt động kinh doanh bất động sản; Xây dựng nhà các loại; Sản xuất, kinh doanh sắt, thép, gang.
Ngồi những ngành kinh doanh chính trên, TCT cịn kinh doanh các ngành liên quan đến ngành chính như sản xuất, kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng; sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện vận tải; vận tải hàng hóa bằng đường thủy, đường bộ; dịch vụ nổ mìn; nghiên cứu và thực nghiệm khoa học tự nhiên, kỹ thuật giáo dục nghề nghiệp.
3.1.3. Năng lực kỹ thuật, công nghệ, nhân lực của Tổng công ty Sông Đà
3.1.3.1. Năng lực kỹ thuật công nghệ của Tổng công ty Sông Đà
Bảng 3.1. Tổng hợp xe máy thiết bị thi cơng chính của TCTSĐ năm 2012
TT Tên xe máy, thiết bị Công suất Số lƣợng (cái)
1 Má y đào, máy xúc 1-3,4m3 239 2 Máy ủi 165-230CV 103 3 Máy đầm 10-18T 77 4 Ơ tơ tự đổ 10-39T 575 5 Xe Mix 6-7m3 175 6 Máy khoan đá hở 45- 105 164 7 Máy khoan đá hầm 76 - 105 26 8 Cần trục bánh lốp 15-25T 47 9 Cần trục bánh xích 25-150T 40 10 Cần trục tháp 12-60T 45
11 Máy bơm bê tông 40-95m 3/h 47
12 Trạm trộn bê tông 30-125m3/h 54
13 Trạm nghiền sàng đá 75-250T/h 23
14 Dây chuyền nghiền sàng đá, cát xay 500T/h 4
15 Dây chuyền SX, VC vữa bê tông 20-120m3/h 1
16 Dây chuyền SX nước lạnh 11
Hiện nay TCTSĐ là đơn vị đứng hàng đầu cả nước về năng lực, thiết bị, máy móc thi cơng các cơng trình thủy điện, cơng trình ngầm. Nhiều năm qua TCT đã chú trọng đầu tư, đổi mới kỹ thuật, cơng nghệ theo hướng hiện đại. Nhờ đó TCT có cơng suất máy móc, thiết bị lớn, nhiều thiết bị thuộc cơng nghệ tiên tiến, được sản xuất ở các nước có nền cơng nghệ phát triển cao như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Thuỵ Điển. Đặc biệt TCT đã đi đầu trong áp dụng nhiều cơng nghệ có chất lượng xây dựng cao, lần đầu xuất hiện tại Việt Nam như dây chuyền thi công bê tông dự lạnh, bê tông đầm lăn, thiết bị thi công hầm theo công nghệ NATM của Áo, bê tơng đập vịm... Các đơn vị trong TCT có thể cung cấp tổng năng lực sản xuất rất lớn, đủ sức làm tổng thầu các dự án lớn trong nước và ở nước ngồi.
3.1.3.2. Nhân lực của Tổng cơng ty Sơng Đà
Bảng 3.2. Số lƣợng và trình độ lao động của tổng cơng ty Sông Đà
ĐVT: người
TT Lao động 2010 2011 2012
I Tổng số 29.978 30.391 27.139
II Phân loại theo công việc 29.978 30.391 27.139
1 Lao động gián ti ếp 10.024 10.744 10.464
2 Lao động trực ti ếp 19.954 19.647 16.675
+
Cô ng nhân kỹ thuật 15.842 14.648 13.438
+ Lao động thời vụ 1.652 2.255 1.608
+ Lao động phổ thông 2.460 2.744 1.629
III Phân loại theo trình độ học vấn 29.978 30.391 27.139
1 Trên Đại học 191 231 259
2 Đại học 6.013 6.489 6.372
3 Cao đ ẳng, Trung cấp 2.899 2.959 2.715
4 Thợ bậc cao (từ bậc 5 trở lên) 2.005 1.972 1.987
5 Thợ bậc thấp, công nhân và lao động phổ thông 18.870 18.740 15.086
Nguồn:[64, 65, 66]
Bảng 3.2 cho thấy, số lượng và chất lượng lao động ở TCTSĐ không ngừng tăng qua các năm. Những năm gần đây, trong tồn TCT có tới gần 30 nghìn người
làm việc. Mặc dù hai năm gần đây số lao động có xu hướng giảm đi, nhưng năm thấp nhất TCT vẫn thu hút hơn 27 nghìn lao động.
Ba năm gần đây TCT đang thực hiện tái cơ cấu, do đó có một bộ phận lao động nghỉ việc tự nguyện, nghỉ hưu sớm. Mặc dù tình hình kinh doanh những năm gần đây liên tục gặp khó khăn, nhưng TCT vẫn cố gắng giữ lao động chất lượng cao. Bảng 3.2 cho thấy, hiện nay TCT vẫn duy trì được lực lượng lao động kỹ thuật đơng đảo với hơn 6.000 cán bộ có trình độ đại học trở lên, chiếm hơn 20% tổng số lao động của TCT; gần 2.000 thợ bậc cao, chiếm hơn 6% tổng số lao động. Những năm gần đây, số lao động có trình độ thấp giảm (từ mức hơn 62% xuống còn hơn 55%).
Nhiều năm nay TCT coi đào tạo để phát triển nguồn nhân lực là một trong chiến lược ưu tiên để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Trung bình hàng năm, TCT đào tạo hơn 600 cán bộ thuộc các lĩnh vực quản lý, điều hành. Hàng năm bộ phận quản lý nhân sự rà soát, điều chỉnh, bổ sung nguồn cho quy hoạch cán bộ quản lý điều hành ở các cấp để có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kế cận, kịp thời bổ sung cho số cán bộ hết tuổi hoặc chuyển công tác khác.
Bên cạnh việc bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, TCT cũng đã chủ động đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật của các DN thành viên. Hàng năm, TCT kết hợp với trường Cao đẳng nghề Sông Đà tổ chức các lớp thi nâng bậc cho trên 800 công nhân kỹ thuật, tổ chức kèm cặp, đào tạo trên 1.000 công nhân kỹ thuật mới tuyển dụng, đào tạo nâng cao cho
1.0 công nhân kỹ thuật tại các trường nghề của TCT.
Tuy nhiên, những năm gần đây TCT cũng gặp phải một số khó khăn trong tuyển và sử dụng cơng nhân, cán bộ kỹ thuật giỏi. Do tính chất cơng việc xây dựng nay đây, mai đó, phải làm việc tại các địa bàn khó khăn, nên TCT khó tuyển dụng và giữ chân các kỹ sư, cơng nhân kỹ thuật có tay nghề cao nếu khơng bù lại bằng mức lương cao và điều kiện phát triển tốt. Trong khi đó, tình hình kinh tế khó khăn khiến các CT trong TCT khó kiếm đủ việc làm, các cơng trình nhận thầu chậm thanh tốn, đời sống người lao động khó khăn. Một số dự án chậm triển khai khiến một bộ phận công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông đã phải nghỉ việc.