Vốn của tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2006 2013

Một phần của tài liệu duong_kim_ngoc_la (Trang 103)

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng vốn 14.077 21.9222 26.893 35.910 48.335 49.119 16.198 17.545 Vốn chủ sở hữu 2.628 6.107 7.292 9.143 12.981 12.210 3.146 3.195 Vốn vay 11.449 15.815 19.602 26.848 35.354 36.909 13.052 14.350 Nguồn:[60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67]

Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy, nguồn vốn kinh doanh trong TCT đã có sự biến động thất thường theo thời gian. Từ năm 2006 đến 2009, tổng vốn kinh doanh tăng lên khá nhanh. Nếu như năm 2006 TCT mới có tổng vốn kinh doanh là 14.077 tỷ đồng, năm 2009 đã tăng lên 35.910 tỷ đồng, gấp 2,5 lần. Hai năm 2010 và 2011 số vốn kinh doanh tăng nhanh là do hợp vốn của Tập đoàn. Hai năm sau (2012-2013) vốn kinh doanh giảm nhanh do TCT đã giao lại vốn của 5 TCT trong Tập đoàn cho Bộ Xây dựng. Ngồi ra, hiện tượng giảm vốn kinh doanh cịn do cổ phần hóa một số DN thành viên và Nhà nước thoái vốn ở một số CT khác khiến vốn chủ sở hữu của TCT giảm nhanh: vốn chủ sở hữu nhà nước tại TCT năm 2013 chỉ bằng 35% vốn chủ sở hữu năm 2009.

Biến động vốn kinh doanh của TCT còn do biến động của vốn vay. Từ năm 2006 đến năm 2009, vốn vay tăng lên 130%. Vốn vay năm 2013 chỉ còn bằng 53% của năm 2009. Nguồn vốn huy động giảm là do thị trường xây dựng hai năm gần đây chìm lắng, nhiều dự án chậm thanh tốn nên TCT vừa gặp khó khăn trong trả các khoản vay, vừa khó vay thêm.

Những năm gần đây, TCT buộc phải vay ngắn hạn để bù đắp các khoản thiếu hụt trong thanh tốn. Nguồn vốn huy động từ bên ngồi của TCT chủ yếu là vay vốn tín dụng và huy động vốn qua thị trường trái phiếu. Nếu nợ các tổ chức tín dụng năm 2007 của tồn TCT là 9.847 tỷ đồng, cả nợ ngắn hạn và dài hạn, thì năm 2011 riêng

nợ ngắn hạn lên tới 13.157 tỷ đồng và nợ dài hạn là 21.968 tỷ đồng, năm 2012 tổng nợ phải trả là 13.062 tỷ đồng, trong khi đó tổng nguồn vốn là 16.162 tỷ đồng, năm 2013 tổng nợ phải trả là 14.350 tỷ đồng, trong khi đó tổng vốn là 17.545 tỷ đồng. Có thể thấy, tình trạng tài chính của TCTSD sau khi ra khỏi Tập đồn có sáng sủa hơn. Tuy nhiên, cơ cấu vốn cho thấy, hoạt động đầu tư của TCT khơng bền vững, sản xuất có chiều hướng đi xuống. Tỷ lệ nợ trên vốn chưa vượt quá mức quy định, nhưng cũng phản ánh tình trạng huy động vốn chưa tốt.

3.2.2.2. Phân tích thực trạng cơ chế quản lý sử dụng vốn của Tổng công ty Sông Đà

Theo quy định, TCT Sông Đà được quyền sử dụng vốn, tài sản để đầu tư ra ngoài TCT. Việc đầu tư vốn của TCT vào các DN khác phải tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển của TCT, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ SXKD chính được Nhà nước giao và đảm bảo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập. Cụ thể, TCT phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các DN hoạt động trong lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính của TCT, tổng mức đầu tư ra ngồi TCT khơng vượt q mức vốn điều lệ của TCT. Riêng đối với các hoạt động đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán TCT chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một DN, mức vốn đầu tư không vượt quá 20% vốn điều lệcủa tổ chức nhận góp vốn, nhưng phải đảm bảo mức vốn góp của TCT và các CT con trong TCT không vượt quá mức 30% vốn điều lệ của tổ chức nhận vốn góp. Trong trường hợp đặc biệt có nhu cầu đầu tư vượt quá quy định thì TCT phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Việc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc đầu tư vốn vào các DN thành viên hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của TCT chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của chủsở hữu.

HĐTV TCT phân cấp cho TGĐ TCT quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền do HĐTV quyết định theo quy định của Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT và Quy chế phân cấp quản lý dự án đầu tư của TCT. Đối với các dự án đầu tư trên mức quyết định của HĐTV TCT, HĐTV báo cáo Bộ Xây dựng xem xét, quyết định.

TCT có quyền cho thuê, thế chấp, nhượng bán tài sản thuộc quyền quản lý của TCT để tái đầu tư, đổi mới công nghệ, trừ những tài sản đi thuê, đi mượn, giữ hộ, nhận thế chấp theo nguyên tắc hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn.

Trong giai đoạn thực hiện thí điểm mơ hình tập đồn, cơ chế quản lý đầu tư khơng có sự khác biệt so với mơ hình TCT. Cụ thể: theo Quy chế quản lý tài chính của CT mẹ Tập đồn Sơng Đà thì Tập đồn Sơng Đà vẫn phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các DN hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chính của Tập đồn; tổng mức đầu tư ra ngồi Tập đồn khơng vượt quá mức vốn điều lệ của Tập đoàn Sơng Đà...Tuy nhiên có sự khác biệt là HĐTV Tập đồn Sơng Đà có quyền quyết định việc đầu tư vốn ra ngoài Tập đoàn trong phạm vi tổng giá trị đầu tư tài chính của CT thấp hơn 50% vốn điều lệ. Đối với sự án đầu tư vốn ra ngồi Tập đồn có giá trị từ 50% vốn điều lệ trở lên, CT mẹ báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc góp vốn liên doanh với nhà đầu tư nước ngồi, đầu tư hoặc góp vốn đầu tư thành lập CT ở nước ngoài, quyết định việc mua CT thuộc thành phần kinh tế khác. Như vậy, cơ chế sử dụng vốn khi thực hiện mơ hình tập đồn có điểm khác là những vấn đề đầu tư lớn, quan trọng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, cịn ở mơ hình TCT thì quyền quyết định đó chuyển về Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính.

3.2.2.3. Phân tích thực trạng cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Tổng cơng ty Sơng Đà

Doanh thu của TCTSĐ có xu hướng tăng nhưng không đều theo thời gian. Nếu như tổng doanh thu năm 2006 mới đạt 6.695 tỷ đồng, thì năm 2009 đã tăng lên

13.218 tỷ đồng, gấp gần 2 lần. Tuy nhiên, hai năm gần đây doanh thu có xu hướng giảm, thậm chí năm 2013 TCT chỉ đạt 6.671 tỷ đồng doanh thu, thấp hơn năm 2006. Trong khi đó chi phí có xu hướng tăng khơng cùng chiều với doanh thu. Năm 2006 chi phí thấp hơn hẳn doanh thu nên TCT có khoản lợi nhuận trước thuế là 452 tỷ đồng. Năm 2013, doanh thu giảm, chi phí tăng nên lợi nhuận trước thuế cịn có 77,4 tỷ đồng, giảm gần 6 lần so với năm 2006(bảng 3.6). Đồng thời, nợ trên vốn chủ sở hữu cũng biến động thất thường. Năm 2006, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 4,36 lần, năm 2009 giảm xuống còn 2,94 lần, đến năm 2013 lại có xu hướng tăng lên

4,49 lần, cao hơn cả năm 2006. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của TCT khơng ổn định.

Bảng 3.4. Tình hình tài chính của tổng cơng ty Sơng Đà

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh thu 6.695 8.625 10.519 13.218 12.305 17.444 5.970 6.671 Chi phí 6.243 7.789 9.708 11.040 7.313 15.178 5.875 6.593.6 Lợi nhuận trước thuế 452 836 811 2.178 3.081 2.266 95,285 77.4 Vốn CSH 2.628 6.107 7.292 9.143 12.981 12.210 3.146 3.195 Nợ/vốn CSH 4.36 2.59 2.69 2.94 2.7 3.0 4.15 4.49 Nguồn:[60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67]

Số liệu trên cho thấy, sở dĩ doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2007-2010 tăng trưởng mạnh là do năm 2007, 2008 và năm 2009 là giai đoạn thị trường bất động sản kinh doanh tốt, đem lại lợi nhuận đáng kể cho TCT. Cụ thể năm 2007 lợi nhuận đạt 836,4 tỷ đồng, tăng tới 85% so với năm 2006, năm 2008 là 811 tỷ đồng, giảm 3% so với năm 2007 do năm 2008 lãi suất ngân hàng biến động tăng quá cao làm giảm lợi nhuận của TCT và làm tăng tổng mức đầu tư do lạm phát cao, giá đầu ra không tăng đáng kể. Đây là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của các dự án đang đầu tư. Đặc biệt, vào năm 2008 hoạt động kinh doanh bất động sản bắt đầu đi xuống và thị trường bất động sản có dấu hiệu đóng băng nên các đơn vị kinh doanh nhà của TCT không đạt kế hoạch làm giảm kết quả kinh doanh chung. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 2007 - 2008, lãi suất vay vốn biến động ở mức cao, giá cả vật tư, nguyên vật liệu đầu vào tăng liên tục, tình hình tài chính của TCT càng khó khăn, thể hiện ở ba xu hướng: doanh thu tăng trưởng chậm, chi phí lãi vay và các loại chi phí khác tăng cao, lợi nhuận giảm.

Chi phí tài chính tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu qua thời gian dẫn tới tổng lợi nhuận của TCT giảm đáng kể (năm 2011 giảm tới gần 800 tỷ đồng so với năm 2010). Năm 2011, lãi suất vay vốn ở mức cao kỷ lục (tăng gần 750 điểm cơ bản so với năm 2010 và tăng gần 1.500 điểm cơ bản so với năm 2009) do đó làm thu hẹp lãi biên.

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu nói riêng và vốn của TCTSĐ nói chung chưa cao, hoạt động đầu tư cịn dàn trải, thiếu trọng điểm, chậm thu hồi vốn, cịn tình trạng lãng phí trong đầu tư, nhiều đơn vị thành viên trong TCT thua lỗ. Cụ thể, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu hàng năm có giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu hàng năm có tăng nhưng chưa cao, lợi nhuận cận biên có tăng nhưng mức độ không cao (xem bảng 3.5).

Bảng 3.5. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của tổng công ty Sông Đà

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 2.628 6.107 7.292 9.143 12.981 12.210 3.146 3.195 Lợi nhuận/vốn chủ sở hữu % 17,20 13,70 11,10 23,80 24,30 18,50 21,10 24,20 Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu Lần 4,36 2,59 2,69 2,94 2,70 3,00 4,15 4,49 Lợi nhuận cận biên

(lợi nhuận/ doanh thu ) % 7,00 10,00 8,00 16,00 25,04 12,99 15,90 11,60

Nguồn: [60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67]

Dựa trên các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn (bảng 3.5) có thể thấy, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2006 là 17,20%, năm 2007 là 13,70%, năm 2008 là 11,10%, năm 2009 là 23,8%, năm 2010 là 24,3%, năm 2011 là 18,5%, năm 2012 là 21,1%. Số liệu này cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ởTCT Sông Đà thời gian qua không thực sựtốtvà có xu hướng giảm dần, đặc biệt là năm 2011 giảm rất mạnh so với năm 2010. Nguyên nhân là do thị trường xây dựng và các lĩnh vực kinh doanh của TCT thời gian qua không thuận lợi, lãi suất ngân hàng cao nên đã làm tăng chi phí nhanh hơn tăng doanh thu.

Bảng 3.6. Lợi nhuận trƣớc trƣớc thuế của tổng công ty Sông Đà

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh thu Tỷ đồng 6.695 8.625 10.519 13.218 12.305 17.444 5.790 6.671 Lợi nhuận trước thuế đồngTỷ 452 836 811 2.178 3.081 2.266 66.9 77.4 Lợi nhuận trước thuế/ doanh thu % 6,80 9,69 7,70 16,50 25,00 12,99 15,90 11,80 Nguồn: [60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67].

Số liệu bảng 3.6 cho thấy, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu của TCT biến động thất thường. Năm cao nhất (2010) đạt 25%, năm thấp nhất (2006) chỉ đạt 6,8%, các năm cịn lại cũng khơng cao, nhất là năm 2008, lợi nhuận trên doanh thu thấp hơn lãi suất ngân hàng rất nhiều.

Cơ chế quản lý tài chính của TCT cũng chưa phát huy được thế mạnh của TCT nhằm khơi thông các nguồn vốn và huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để phục vụ nhu cầu phát triển của TCT. Việc sử dụng và quản lý các tài sản chưa thực sự hợp lý đã tăng giá thành, tăng chi phí dẫn đến giảm hiệu quả SXKD của TCT.

Quản lý chi phí cịn lỏng lẻo. Mặc dù TCT đã xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật chung, xây dựng các định mức chi phí hợp lý cho TCT, xây dựng đơn giá nội bộ, nhưng chưa xây dựng đầy đủ định mức lao động, đơn giá tiền lương của TCT, chưa điều chỉnh các định mức đã có một cách linh hoạt theo sự biến động của thị trường lao động, mức độ cạnh tranh của nền kinh tế. Các định mức kinh tế, kỹ thuật chưa được kiểm tra thường xuyên để sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Lợi nhuận thực hiện trong năm của TCT là tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh bao gồm: chênh lệch giữa doanh thu từ việc bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ với tổng giá thành tồn bộ sản phẩm, hàng hố tiêu thụ hoặc chi phí dịch vụ tiêu thụ phát sinh trong kỳ. Chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. Lợi nhuận hoạt động khác là chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động khác với chi phí hoạt động khác phát sinh trong kỳ.

Theo Quy chế quản lý tài chính của CT mẹ - TCT Sông Đà việc phân phối lợi nhuận căn cứ theo Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của 05/2 Chính phủ Ban hành quy chế quản lý tài chính của CT nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các DN khác; Thơng tư 155/2009/TT-BTC ngày 31/07/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận của CT nhà nước theo quy định tại Nghị định số 09/2009/NĐ- CP. Theo đó, lợi nhuận thực hiện, sau khi bù đắp các khoản lỗ các năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập DN và nộp thuế thu nhập DN được phân phối như sau:

- Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế.

- Trích 10% vào quỹ dự phịng tài chính, khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì khơng trích nữa.

- Phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư được dùng để tái đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại TCTSĐ. Lợi nhuận được phân chia theo phần vốn chủ sở hữu đầu tư tại CT mẹ được sử dụng như sau: Trường hợp CT mẹ chưa được đầu tư đủ vốn điều lệ thì phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước tại CT được dùng để đầu tư bổ sung cho đủ mức vốn điều lệ của TCT đã được phê duyệt; trường hợp CT mẹ có số vốn thuộc vốn chủ sở hữu đầu tư tại CT lớn hơn hoặc bằng mức vốn điều lệ đã được phê duyệt theo quy định thì HĐTV TCT báo cáo chủ sởhữu xem xét, quyết định xử lý phần giá trị vượt vốn điều lệ.

Phần lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động của TCT được phân phối: trích tối thiểu 30% vào Quỹ đầu tư phát triển của Sơng Đà, trích quỹ thưởng Ban quản lý điều hành Sông Đà, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi... Phần lợi nhuận còn lại do HĐTV TCT tự quyết định việc phân phối quỹ khen thưởng, phúc lợi. Trường hợp TCT còn nợ đến hạn phải trả mà chưa trả hết thì chỉ được tăng lương, trích thưởng cho cơng nhân viên trong TCT (kể cả người quản lý) sau khi đã trả hết nợ đến hạn. Có thể mơ phỏng phân phối lợi nhuận của TCT qua sơ đồ 3.2.

Trong giai đoạn thực hiện thí điểm mơ hình tập đồn thì cơ chế quản lý lợi nhuận cũng khơng có sự khác biệt lắm so với mơ hình TCT. Cụ thể, trong giai đoạn này, lợi nhuận thực hiện sau khi bù đắp các khoản lỗ của năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập DN và nộp thuế thu nhập DN được phân chia như sau:

- Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết.

- Bù đắp các khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế

- Trích 10% vão quỹ dự phịng tài chính khi số dự bằng 25% vốn điều lệ thì khơng trích nữa.

- Số cịn lại sau khi lập các quỹ, khoản này được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại Tập đồn Sơng Đà và vốn Tập đồn tự huy động bình qn trong năm.

LỢI NHUẬN TRƢỚC THUẾ

Bù lỗ và nộp thuế thu nhập DN

LỢI NHUẬN SAU THUẾ

Trích lập các quỹ

Một phần của tài liệu duong_kim_ngoc_la (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w