CƠNG TY SƠNG ĐÀ
3.2.1. Phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc đối với Tổng công ty Sông Đà
*Giai đoạn trước khi thành lập Tập đồn Sơng Đà.
Trước năm 2010, TCTSĐ là một pháp nhân đăng ký theo luật DNNN (2003), trực thuộc Bộ Xây dựng. Theo pháp luật của Việt Nam thời kỳ này, các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước có quyền quản lý tài chính đối với TCTSĐ gồm:
- Thủ tưởng Chính phủ thống nhất thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với TCTSĐ trên các mặt: Phê duyệt chủ trương thành lập DNNN mới trực thuộc TCT, phê chuẩn đề án tổ chức và sắp xếp lại TCT, quyết định các dự án đầu tư vượt cấp của Bộ Xây dựng; quyết định cấp vốn đầu tư ban đầu, đầu tư bổ sung, tăng, giảm vốn điều lệ của TCT; Quy định chế độ tài chính của TCTSĐ; Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn ở công ty nhà nước; Quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và các quyền lợi khác đối với Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, TGĐ TCTSĐ; Quy định các tiêu chuẩn đánh giá kết quả kinh doanh của TCT, trong đó có chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư; Quy định chế độ kiểm tra, giám sát công ty nhà nước thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao; đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của TCT, hoạt động quản lý của HĐQT và điều hành của TGĐ TCT.
- Bộ Xây dựng được phân quyền đại diện chủ sở hữu đối với TCTSĐ như sau: Xây dựng phương án tổ chức lại TCTSĐ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức thực hiện việc tổ chức lại TCTSĐ theo phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu CT thuộc TCTSĐ; phê duyệt nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của TCTSĐ. Thoả thuận với Bộ Tài chính xác định mức vốn điều lệ ban đầu, tăng vốn điều lệ của TCTSĐ trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt; Quyết định các dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản cịn lại trên sổ kế tốn của TCTSĐ; kiến nghị Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư của TCTSĐ vượt mức phân cấp cho Bộ Xây dựng; Quyết định phê duyệt phương án sử dụng vốn, tài sản của TCTSĐ để góp vốn liên
doanh với chủ đầu tư nước ngồi, dự án đầu tư ra nước ngoài của TCTSĐ, phương án sử dụng vốn, tài sản của TCTSĐ để góp vốn, mua cổ phần của các công ty trong nước trên mức phân cấp cho Hội đồng quản trị TCTSĐ quy định tại Điều lệ công ty; phê duyệt phương án mua CT thuộc thành phần kinh tế khác; Quyết định chủ trương bán tài sản có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản cịn lại trên sổ kế tốn của TCTSĐ; Quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độ lương hoặc phụ cấp và các quyền lợi khác của Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT; tổ chức đánh giá kết quả hoạt động và quản lý TCT của HĐQT theo quy định của Chính phủ; Tham gia kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, việc phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của TCTSĐ.
- Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính, hạch tốn kinh doanh, chế độ báo cáo và công khai tài chính của TCTSĐ; Cấp vốn đầu tư từ NSNN cho TCTSĐ trong các trường hợp sau đây: Đầu tư thành lập mới TCT sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập; Đầu tư bổ sung tăng vốn điều lệ của TCT theo đề nghị của Bộ Xây dựng; Tham gia đánh giá kết quả hoạt động và quản lý TCT của HĐQT theo quy định của Chính phủ; Tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, việc phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của TCTSĐ;
* Trong giai đoạn thực hiện thí điểm mơ hình tập đồn.
Thực hiện Quyết định số 53/Q Đ-TTG ngày 12/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập CT mẹ - Tập đồn Sơng Đà và Quyết định số 976/QĐ- TTg ngày 25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển CT mẹ - tập đồn Sơng Đà thành CTTNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, Bộ Tài chính đã ban hành Quy chế quản lý tài chính của CT mẹ Tập đồn Sơng Đà. Theo đó, Nhà nước là chủ sở hữu của Tập đồn Sơng Đà. Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tập đồn Sơng Đà.
Chính phủ ủy quyền cho HĐTV Tập đồn Sơng Đà là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tập đồn Sơng Đà; HĐTV thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại Tập đồn Sơng Đà và tại các CT do Tập đồn Sơng Đà đầu
tư toàn bộ vốn điều lệ, thực hiện quyền chủ sở hữu đối với phần vốn góp của Tập đồn Sơng Đà tại các DN khác.
Tập đồn Sơng Đà chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát về mặt tài chính của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, của HĐTV, của Ban kiểm soát theo quy định tại điều lệ của Tập đồn Sơng Đà.
Các CT con chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát tài chính trực tiếp của Công ty mẹ - Tập đồn Sơng Đà (thực chất là cơ quan của TCTSĐ cũ) hoặc gián tiếp thông qua NĐD phần vốn của Tập đồn Sơng Đà đầu tư vào các CT con; CT con cũng chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát tài chính của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, phù hợp với Điều lệ của Tập đồn Sơng Đà.
Như vậy, thực chất của cơ chế quản lý tài chính trong giai đoạn thực hiện thí điểm mơ hình Tập đồn Sơng Đà là Nhà nước đã giao cho bốn đầu mối thực hiện chức năng của chủ sở hữu là Bộ Tài chính trực tiếp quản lý về vốn theo sự phân cấp của Chính phủ, HĐTV của Tập đồn Sơng Đà trực tiếp thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước tại Tập đồn Sơng Đà, Bộ Xây dựng tham mưu về các vấn đề chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ, nhân sự, Bộ Kế hoạch và đầu tư tham mưu về lĩnh vực đầu tư.
* Giai đoạn từ kết thúc thực hiện thí điểm mơ hình tập đồn đến nay. Sau khi giải tán tập đồn, TCTSĐ được chính phủ giao lại cho Bộ Xây dựng. Về thực chất, sự chuyển giao này mang tính hành chính, CCQLTC của TCTSD chỉ có sự thay đổi chút ít, đó là: thay vì HĐTV trình trực tiếp các vấn đềcủa mình cho Thủ tướng thì giờ đây trình cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Mặc dù thế, việc tổ chức lại cũng cũng có ý nghĩa xác định cụ thể hơn cơ quan chủ quản của TCTSĐ. Các vấn đề hậu tập đồn khơng ảnh hưởng đến cơ chế quản lý nội bộ TCT.
Sau khi trở lại mơ hình TCT trực thuộc Bộ Xây dựng, CCQLTC của TCTSĐ trở lại gần như trước khi gia nhập Tập đoàn. Nghị định 71/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ có quy định cụ thể hơn chức năng của Bộ Xây dựng trong quản lý tài chính của TCTSĐ trên một số nội dung như: Bộ trưởng Bộ Xây dựng có quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước vào TCTSĐ để thành lập DN mới sau khi trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập DN;
Quyết định bổ sung vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của TCT sau khi thỏa thuận với Bộ Tài chính; Quyết định đầu tư tăng vốn nhà nước tại TCT sau khi thỏa thuận với Bộ Tài chính; Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định phương án mua lại một phần vốn hoặc tồn bộ DN thuộc thành phần kinh tế khác trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Do thời gian tồn tại của Nghị định này quá ngắn nên chưa có tác động đáng kể đối với TCTSĐ.
Theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào SXKD tại DN (2105), Chính
phủ giữ quyền quyết định các vấn đề sau liên quan đến TCTSĐ:
- Hạn chế đầu tư vốn thành lập DN mới 100% vốn nhà nước chỉ trong các lĩnh vực: DN cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích thiết yếu cho xã hội; DN hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; DN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên; DN ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế. Như vậy, TCTSĐ không thuộc diện ưu tiên duy trì 100% vốn nhà nước nên trong tương lai gần sẽ phải cổ phần hóa.
- Quy định về chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người quản lý, Kiểm soát viên tại TCTSĐ. Quy định quy chế hoạt động của Kiểm soát viên tại TCT. - Quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác của người lao động tại TCTSĐ theo quy định của pháp luật về lao động.
Chính phủ ủy quyền thực hiện một phần chức năng của chủ sở hữu đối với TCTSĐ cho Thủ tướng và Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính.
Bộ Xây dựng là cơ quan chủ quản thực hiện chức năng của chủ sở hữu nhà nước trên các nội dung: Quyết định giao vốn nhà nước cho TCTSĐ, Ban hành điều lệ, sửa đổi,
bổ sung điều lệ; quyết định, điều chỉnh vốn điều lệ; Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm của TCT; Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của Chủ tịch và thành viên HĐTV, Kiểm soát viên TCT; Phê duyệt đề nghị của HĐTV về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với TGĐ TCT; Phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua,
bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài của TCT; Cấp vốn bổ sung cho TCT sau khi được Thủ tướng chính phủ phê duyệt; quyết định việc chuyển nhượng vốn đầu tư của TCT tại CT thành viên; Quyết định chủ trương góp vốn, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của TCT tại DN khác; Phê duyệt báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của TCT; Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, việc tuyển dụng lao động, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng của TCT; có ý kiến về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền đối với hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại TCT; đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của TCT; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong quản lý, điều hành của HĐTV và Kiểm soát viên.
Thực hiện chức năng của mình Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 937/QĐ- BXD ngày 24/10/2012 thành lập lại TCTSĐ. Bộ Xây dựng đã phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT theo mơ hình CT mẹ - CT con, phê chuẩn Quy chế quản lý tài chính của TCT.
3.2.2. Phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính nội bộ Tổng cơng ty Sơng Đà
3.2.2.1. Phân tích thực trạng cơ chế huy động vốn của Tổng công ty Sông Đà
Vốn của TCTSĐ bao gồm vốn của CT mẹ TCTSĐ và vốn của CT mẹ đầu tư vào các DN thành viên. Vốn kinh doanh của TCTSĐ bao gồm vốn chủ sở hữu (vốn điều lệ), vốn do TCT tự huy động (vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động dưới hình thức khác), các quỹ của TCT và các nguồn vốn khác.
Vốn điều lệ của TCT là giá trị tài sản được định giá khi thành lập lại. Theo QĐ 1068/ QĐ-BXD ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Bộ Xây dựng, vốn điều lệ của TCTSĐ là 4.276 tỷ đồng. Theo Điều lệ của TCTSĐ, chủ sở hữu nhà nước chỉ được quyền rút vốn đầu tư vào TCTSĐ bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức và cá nhân khác. Trường hợp chủ sở hữu nhà nước rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của TCTSĐ bằng hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của TCTSĐ. Khi có sự thay đổi
Các quỹ Vốn huy động
Vốn điều lệ
Vốn kinh doanh
Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN Quỹ phát triển khoa học công nghệ
Quỹ phúc lợi Quỹ khen thưởng ban quản lý điều hành Quỹ đầu tư phát triển
Quỹ dự phịng tài chính
vốn điều lệ, TCT thực hiện đăng ký lại với cơ quan đăng ký kinh doanh và công bố công khai vốn điều lệ mới theo quy định của Bộ Tài chính.
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu vốn tại TCT Sông Đà
Vốn nhà nước trong TCT được hình thành từ nguồn NSNN, vốn TCT tự tích lũy từ lợi nhuận, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu "Sông Đà" được vốn hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam. TCT có quyền tự chủ quyết định đầu tư hoặc không đầu tư vào các CT con, CT liên kết. TCT được quyền chủ động sử dụng số vốn Nhà nước giao, các loại vốn khác, các quỹ do TCT quản lý phục vụ hoạt động SXKD của TCT. TCT chịu trách nhiệm trước Bộ Xây dựng về bảo toàn và phát triển vốn, về hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo quyền lợi của những người có liên quan đến TCT như các chủ nợ, khách hàng, người lao động theo các hợp đồng đã giao kết.
Ngoài nguồn vốn của chủ sở hữu nhà nước, TCTSĐ được quyền huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để SXKD. Việc huy động vốn phải đảm bảo khả năng thanh tốn nợ và có phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Lãi suất huy động vốn thực hiện theo lãi suất thị trường theo hợp đồng vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng. Việc huy động vốn khơng được làm thay đổi hình thức sở hữu của TCTSĐ.
Từ năm 2006 đến nay, TCTSĐ đã thực hiện tốt trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Ngồi vốn nhà nước TCT đã tích cực huy động vốn từ các nguồn khác, nhất là vốn vay nên quy mô vốn kinh doanh không ngừng tăng lên (bảng 3.3).
Bảng 3.3. Vốn của tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2006 - 2013
ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng vốn 14.077 21.9222 26.893 35.910 48.335 49.119 16.198 17.545 Vốn chủ sở hữu 2.628 6.107 7.292 9.143 12.981 12.210 3.146 3.195 Vốn vay 11.449 15.815 19.602 26.848 35.354 36.909 13.052 14.350 Nguồn:[60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67]
Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy, nguồn vốn kinh doanh trong TCT đã có sự biến động thất thường theo thời gian. Từ năm 2006 đến 2009, tổng vốn kinh doanh tăng lên khá nhanh. Nếu như năm 2006 TCT mới có tổng vốn kinh doanh là 14.077 tỷ đồng, năm 2009 đã tăng lên 35.910 tỷ đồng, gấp 2,5 lần. Hai năm 2010 và 2011 số vốn kinh doanh tăng nhanh là do hợp vốn của Tập đoàn. Hai năm sau (2012-2013) vốn kinh doanh giảm nhanh do TCT đã giao lại vốn của 5 TCT trong Tập đoàn cho Bộ Xây dựng. Ngoài ra, hiện tượng giảm vốn kinh doanh cịn do cổ phần hóa một số DN thành viên và Nhà nước thoái vốn ở một số CT khác khiến vốn chủ sở hữu của TCT giảm nhanh: vốn chủ sở hữu nhà nước tại TCT năm 2013 chỉ bằng 35% vốn chủ sở hữu năm 2009.
Biến động vốn kinh doanh của TCT còn do biến động của vốn vay. Từ năm 2006 đến năm 2009, vốn vay tăng lên 130%. Vốn vay năm 2013 chỉ còn bằng 53% của năm 2009. Nguồn vốn huy động giảm là do thị trường xây dựng hai năm gần đây chìm lắng, nhiều dự án chậm thanh tốn nên TCT vừa gặp khó khăn trong trả các khoản vay, vừa khó vay thêm.
Những năm gần đây, TCT buộc phải vay ngắn hạn để bù đắp các khoản thiếu hụt trong thanh toán. Nguồn vốn huy động từ bên ngoài của TCT chủ yếu là vay vốn tín dụng và huy động vốn qua thị trường trái phiếu. Nếu nợ các tổ chức tín dụng năm 2007 của tồn TCT là 9.847 tỷ đồng, cả nợ ngắn hạn và dài hạn, thì năm 2011 riêng
nợ ngắn hạn lên tới 13.157 tỷ đồng và nợ dài hạn là 21.968 tỷ đồng, năm 2012 tổng nợ phải