Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TNHH INDOVINA

Một phần của tài liệu luan van (Trang 70 - 78)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TNHH INDOVINAnh và

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TNHH INDOVINA

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn là tiền gửi của khách hàng - nguồn tài trợ chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhờ có mơi trƣờng kinh doanh thuận lợi, chiến lƣợc kinh doanh và chiến lƣợc khách hàng đúng đắn, quy mô nguồn tiền gửi của Ngân hàng INDOVINA tăng dần qua các năm. Trong 4 năm đánh giá từ 2012-2015, tổng lƣợng tiền gửi huy động ngày một tăng cao, chiếm tới hơn 90% tổng vốn huy động. Ngân hàng đã thu hút đƣợc khối lƣợng vốn nhàn rỗi khá lớn trong dân cƣ và doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn cả nƣớc nói chung, cũng nhƣ các địa phƣơng nói riêng, từ đó chủ động đầu tƣ mở rộng tín dụng, mở rộng thị trƣờng đến tất cả các thành phần kinh tế khơng phân biệt kinh tế quốc doanh hay ngồi quốc doanh, miễn sao đồng vốn đó phát huy tác dụng.

100% 119,903,150 69,663,504 71,554,740 90% 271,627,652 226,969,143 27,636,235 80% 6,958,834 25,786,437 70% 60% Vay từ các TCTD khác 50% 751,214,842 866,200,296 Tiền gửi từ các TCTD kh

40% Tiền gửi của khách hàn

586,707,208 593,515,331 30% 20% 10% 0% 2012 2013 2014 2015

Hình 3.2: Cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng INDOVINA

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Ngân hàng INDOVINA năm 2012-2015)

Huy động tiền gửi dân cƣ và các doanh nghiệp: thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, với các sản phẩm dịch vụ đa dạng thu hút khách hàng tới gửi tiền tại ngân hàng nhƣ: tiền gửi thanh toán bằng VNĐ, bằng ngoại tệ; tiền gửi có kì hạn bằng VNĐ, bằng ngoại tệ; tài khoản tiền gửi chuyên dùng cho kinh doanh chứng khoán… Lƣợng tiền gửi huy động từ khách hàng tăng dần từ năm 2012 tới 2015, ban đầu chỉ chiếm khoảng 60% tổng vốn huy động, đến năm 2015, tỷ lệ này đã lên tới 80%. Trong 4 năm đánh giá, Ngân hàng đã đƣa ra nhiều biện pháp để huy động và khai thác nguồn vốn tại địa bàn một cách tối đa và hiệu quả. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động từ việc vay tiền từ các TCTD khác – đi vay để cho vay lại có chiều hƣớng giảm, nếu nhƣ năm 2012, tổng nguồn vốn huy động từ tiền vay là 271.627.152 USD thì đến năm 2015 chỉ còn 69.663.504 USD, giảm hơn 200 triệu USD. Việc giảm thiểu chiếm dụng vốn từ các TCTD khác cho thấy Ngân hàng INDOVINA đã tự chủ hơn trong nguồn vốn huy động của mình, tăng tỷ lệ vốn tự có và giảm thiếu vốn vay ngồi.

Sau hơn 26 năm hoạt động, Ngân hàng INDOVINA đã từng bƣớc khẳng định đƣợc vai trị và vị trí của mình trong mối tƣơng quan với các ngân hàng liên doanh khác, luôn đạt danh hiệu là một trong những ngân hàng hoạt động có hiệu quả và an tồn trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam.

Tuy nhiên, thị phần huy động vốn của Ngân hàng INDOVINA nói riêng, cũng nhƣ nhóm ngân hàng liên doanh nói chung vẫn cịn khá nhỏ bé. Theo báo cáo của NHNN, về tốc độ tăng thị phần, mặc dù vốn điều lệ/vốn đƣợc cấp có xu hƣớng tăng khá nhanh từ mức 13% lên đến 19,1% (chƣa kể gần 5% vốn góp, mua cổ phần của khối ngân hàng nƣớc ngồi tại các NHTM cổ phần Việt Nam). Tuy nhiên, thị phần tổng tài sản và huy động vốn của khối ngân hàng liên doanh chỉ tăng nhẹ (thị phần tổng tài sản tăng từ 10,4% năm 2012 lên 10,67% năm 2015, thị phần huy động vốn tăng từ 7,9% năm 2012 lên 8,19% năm 2015).

3.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Trong các hoạt động của NHTM, hoạt động tín dụng là khoản mục chủ yếu trong danh mục tài sản của Ngân hàng, đem lại cho Ngân hàng một khoản thu nhập lớn từ lãi. Khoản mục này liên quan chặt chẽ đến chính sách tín dụng của INDOVINA, đó là chính sách tăng trƣởng tín dụng an tồn và vững chắc, chú trọng đến chất lƣợng tín dụng thay vì chạy theo quy mơ. Với chính sách này, trong hơn 26 năm hoạt động, Ngân hàng luôn đạt đƣợc hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng, cơng tác thẩm định luôn đƣợc tiến hành cẩn thận, chặt chẽ; chất lƣợng tín dụng cao, tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp, chỉ khoảng 0,5% và đã đƣợc trích quỹ dự phịng rủi ro 100%. Trƣớc năm 2009, khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (chiếm khoảng 40%), các doanh nghiệp vừa và nhỏ (khoảng 40%) và một số khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng (khoảng 20%) thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, INDOVINA đang mở rộng hoạt động chủ yếu hƣớng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nhƣ các khách hàng cá nhân Việt Nam. Cơ cấu ngành nghề các khách hàng vay vốn tại Ngân hàng INDOVINA cũng ngày một đa dạng, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng, chiếm khoảng 36%, sau

đó là tới các doanh nghiệp thƣơng mại và dịch vụ, khoảng 26% và các khách hàng thuộc lĩnh vực sản xuất cũng chiếm tỷ lệ tƣơng đối, khoảng 22 %, còn lại là các khách hàng thuộc lĩnh vực khách sạn, du lịch và các ngành nghề khác. 3% 22% Sản xuất 36% Thương mại và dịch vụ 26% Khách sạn và du lịch 13% Phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng Các ngành khác

Hình 3.3: Cơ cấu ngành nghề khách hàng vay

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Ngân hàng INDOVINA)

Trong phƣơng hƣớng phát triển mới, cùng với những thuận lợi do dịch vụ và uy tín của ngân hàng sẵn có trên thị trƣờng, INDOVINA ln mở rộng các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ tài chính cho khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng mới.

Cuối năm 2015, Ngân hàng INDOVINA đã tung ra 4 gói tín dụng trị giá hơn 1.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lƣu động hoặc sản xuất kinh doanh. Gói 600 tỷ đồng và 20 triệu USD dành cho các khách hàng đang đƣợc cấp hạn mức tín dụng tại INDOVINA với mức giảm lãi suất từ 0,5% đến 1,5%. Gói 1.000 tỷ đồng, lãi suất 6% tài trợ cho khách hàng doanh nghiệp. Gói 25 triệu USD tài trợ nhập khẩu máy móc thiết bị, linh kiện từ Đài Loan với lãi suất ƣu đãi từ 2% một năm, thời gian vay đến 60 tháng. Gói 40 triệu USD tài

trợ vốn lƣu động cho doanh nghiệp bằng VNĐ lãi suất USD. INDOVINA ln dành một hạn mức tín dụng đáng kể với vốn vay ƣu đãi giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất, mở rộng thị trƣờng, cùng doanh nghiệp vƣợt qua thách thức, khủng hoảng.

Với ngân hàng INDOVINA, hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với phƣơng châm phát triển bền vững, vấn đề an tồn tín dụng vẫn là u cầu quan trọng nhất đối với ngân hàng. Các khoản vay của ngân hàng ln tn thủ đúng quy trình tín dụng và có sự giám sát chặt chẽ của bộ phận Tái thẩm định rủi ro cũng nhƣ Tái thẩm định giá. Nhờ vậy, nguồn vốn của ngân hàng không ngừng đƣợc tăng lên, đáp ứng đƣợc yêu cầu kinh doanh của ngân hàng và khơng để xảy ra tình trạng thiếu vốn. Tuy nhiên, cũng do những quy định và quy trình kiểm sốt gắt gao nên các khách hàng doanh nghiệp nhỏ hoặc mới đi vào hoạt động, cũng nhƣ các cá nhân có khả năng đầu tƣ lại ít có cơ hội tiếp cận với những gói vay lợi nhuận cao của ngân hàng. Điều đó cũng làm ảnh hƣởng không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng INDOVINA.

Hoạt động tín dụng ln gắn liền với rủi ro, tuy nhiên, nếu ngân hàng INDOVINA khơng có sự linh hoạt mà ln giữ sự an toàn cho ngân hàng và khách hàng thì sẽ khó có thể bứt phá lên trong việc giành thị phần cho vay với các NHTM khác trong hệ thống. Ngân hàng INDOVINA cũng nhƣ rất nhiều ngân hàng liên doanh khác đang đứng trƣớc một bài tốn khó trong việc tranh giành thị phần với nhóm NHNN và ngân hàng TMCP, Theo thống kê chung của NHNN, thị phần cho vay của nhóm các Ngân hàng liên doanh và ngân hàng nƣớc ngoài các năm 2012 đến 2015 chỉ dao động từ 9% đến 14%, phần lớn thị phần cho vay thuộc về khối các các nhóm Ngân hàng TMCP, chiếm từ 50-55% tổng thị phần, còn lại là các NHNN. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống chi nhánh các ngân hàng liên doanh cịn ít ỏi, khó có điều kiện tiếp cận sâu rộng tới các đối tƣợng khách hàng. Hoạt động chủ yếu của nhóm các ngân hàng này là tài trợ thƣơng mại và bảo lãnh cho các doanh nghiệp có vốn nƣớc ngồi, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc cho vay đồng tài trợ các dự án lớn. Việc quá chú trọng vào mảng khách hàng này đã làm giảm hẳn khả năng cạnh tranh của các ngân hàng liên doanh so với các ngân hàng trong nƣớc.

Bên cạnh đó, theo NHNN, một nguyên nhân khác là do kể từ khi Luật các TCTD số 47/2010/QH12 năm 2010 có hiệu lực, các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phải thực hiện giới hạn cho vay một khách hàng trên cơ sở vốn đƣợc cấp của bản thân chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi, khơng đƣợc cho vay trên cơ sở vốn của ngân hàng mẹ nhƣ trƣớc đây. Thực tế, nhu cầu đầu tƣ của các khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ngày càng trở nên mạnh mẽ. Nắm bắt đƣợc xu hƣớng đó, các ngân hàng TMCP đã phát triển và mở rộng hoạt động cho vay bằng nhiều gói tín dụng tiện ích khác nhau, vì vậy, thị phần cho vay của các ngân hàng TMCP luôn chiếm tỷ trọng lớn. Các ngân hàng liên doanh mặc dù có lãi suất cho vay thấp nhƣng các sản phẩm lại không đa dạng và đặc thù, khiến các khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ rất khó tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng vì những yêu cầu cho vay lại rất cao.

Cũng nhƣ các NHTM khác, mục tiêu cốt lõi của Ngân hàng INDOVINA là tối đa hóa lợi nhuận, nhƣ đi kèm theo đó là sự an tồn trong cho vay. Nhờ đó, trong khi các Ngân hàng TMCP khác thƣờng xuyên phải đối mặt với tỷ lệ nợ xấu cao thì Ngân hàng INDOVINA vẫn an tâm với hầu hết các khoản vay của mình. Đây là một ƣu điểm nhƣng cũng là một bất lợi của ngân hàng liên doanh.

3.1.3.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán

Cuối năm 2015, Ngân hàng INDOVINA đã bổ sung thêm 5 hoạt động thanh toán bao gồm: Chiết khấu, tái chiết khấu cơng cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá khác; Bao thanh toán trong nƣớc; Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản theo quy định của pháp luật và hƣớng dẫn của NHNN; Dịch vụ quản lý tiền mặt, tƣ vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an tồn; Tƣ vấn tài chính doanh nghiệp, tƣ vấn đầu tƣ. So với các ngân hàng khác, INDOVINA ln khơng ngừng gia tăng các tiện ích cho các hoạt động cung ứng dịch vụ của mình. Bên cạnh việc tham gia thanh toán bù trừ qua hệ thống liên ngân hàng và tham gia thanh toán CITAD, Ngân hàng INDOVINA cịn đẩy mạnh tiện ích cho các khoản thanh tốn của các khách hàng có đối tác cùng quốc tịch với ngân hàng mẹ và trong cộng đồng các nƣớc ASEAN. Việc thanh toán hoặc chuyển đi một số

nƣớc lân cận nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan đƣợc thực hiện ngay sau 2 tiếng từ khi khớp lệnh. Khách hàng phần lớn là các doanh nghiệp nƣớc ngồi nên hoạt động thanh tốn quốc tế của ngân hàng có lợi thế cao hơn so với các ngân hàng TMCP khác trong nƣớc.

Khi thực hiện thanh toán quốc tế, nhờ có ngân hàng mẹ ở nƣớc ngồi nên Ngân hàng INDOVINA có lợi thế trong việc thu phí với mức phí thấp và thời gian thanh tốn nhanh chóng. Ở giai đoạn mà các ngân hàng có sự cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay thì việc đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng luôn đƣợc đặt lên hàng đầu. Các ngân hàng liên doanh với ƣu thế trong việc phục vụ các khác hàng là doanh nghiệp nƣớc ngoài đã tranh thủ lợi thế này để đẩy mạnh các hoạt động thanh toán quốc tế nhằm tăng khả năng sinh lợi. Cùng với việc thực hiện thanh toán nhanh, Ngân hàng INDOVINA cịn có chính sách giảm phí với các giao dịch lớn, tăng khả năng giao dịch cho các doanh nghiệp ở các khu chế xuất, khu cơng nghiệp.

Ngồi ra, một trong số những lợi thế so với các ngân hàng TMCP đó là nguồn cung ứng dịch vụ thanh tốn bằng ngoại tệ của Ngân hàng INDOVINA ln sẵn sàng. Do có sự hỗ trợ từ ngân hàng mẹ, nguồn USD của ngân hàng tƣơng đối dồi dào và ít chịu sự biến động nguồn trong giai đoạn lãi suất thả nổi nhƣ hiện nay.

3.1.3.4. Hoạt động dịch vụ thẻ

Kể từ ngày đƣợc cấp phép thành lập đến nay, INDOVINA phục vụ khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các thành phố lớn. Tuy nhiên, do sự hạn chế về quy mô cũng nhƣ hạn chế về địa điểm giao dịch, INDOVINA vẫn chƣa phát triển đƣợc hoạt động dịch vụ này một cách mạnh mẽ.

Do những quy định gắt gao về quy mô hoạt động, số lƣợng máy ATM của Ngân hàng INDOVINA còn khá hạn chế, hầu hết các máy ATM chỉ đƣợc đặt tại hội sở hoặc các chi nhánh. Mặc dù việc sử dụng của khách hàng khơng q bị gị bó bởi số lƣợng máy ATM do các ngân hàng cho phép rút tiền liên hệ thống. Tuy nhiên, theo quy định, các khách hàng của ngân hàng phải tốn một khoản phí cao hơn cho việc sử dụng máy ATM khác hệ thống, với mức phí khoảng 3.300VNĐ cho một

giao dịch dƣới 10 triệu. Đây là một yếu điểm khá lớn của Ngân hàng INDOVINA nói riêng cũng nhƣ các ngân hàng liên doanh khác nói chung.

Ngồi ra, một trong số các hạn chế trong hoạt động dịch vụ thẻ đó là thời gian phát hành tƣơng đối lâu so với các ngân hàng khác. Do quy mô hoạt động nhỏ nên Phịng phát hành thẻ khơng đƣợc đặt tại các chi nhánh mà chỉ hoạt động tại Hội sở. Việc phát hành thẻ ATM sẽ mất phí và thời gian hơn các ngân hàng TMCP khác do toàn bộ yêu cầu phải gửi về hội sở xử lý sau đó mới giao thẻ về các chi nhánh để giao cho khách hàng. Thời gian phát hành trung bình khoảng 1 tuần trong khi các ngân hàng TMCP khác nhƣ Techcombank hay Vietcombank, thời gian này chỉ khoảng 3 ngày.

Để phát triển hơn trong hoạt động dịch vụ thẻ, cuối năm 2014, Ngân hàng TNHH INDOVINA chính thức ra mắt thẻ tín dụng INDOVINA-VISA. Thẻ tín dụng INDOVINA-VISA ra đời với các tính năng ƣu việt hơn về dịch vụ, bảo mật, lãi suất và mức phí cạnh tranh so với các dịch vụ thẻ tƣơng tự hiện có trên thị trƣờng, hạng mức tín dụng dao động từ 10 triệu đồng đến 300 triệu đồng. Với việc đầu tƣ tốt về cơ sở hạ tầng, Ngân hàng INDOVINA đáp ứng tốt nhất các tiêu chí mà tổ chức quốc tế đặt ra đối với việc cam kết ƣu tiên bảo mật dữ liệu khách hàng khi thực hiện các giao dịch qua thẻ, trong đó nổi bật là việc INDOVINA đã triển khai và áp dụng thành công hai công nghệ bảo mật đối với thẻ INDOVINA-VISA.Việc phát triển dịch vụ thẻ tín dụng là tất yếu trong bối cảnh thực hiện chính sách khuyến khích và luật hóa từng bƣớc việc hạn chế sử dụng tiền mặt trong giao dịch hiện nay của NHNN. Ngoài ra, từ sự hỗ trợ của Tập đồn Tài chính Cathay, trong tƣơng lai, Ngân hàng INDOVINA sẽ cung cấp thêm nhiều ƣu đãi đặc biệt cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ của Công ty Bảo Hiểm Cathay Insurance Việt Nam. Đây sẽ là một trong những lợi thế rất lớn của sản phẩm thẻ

Một phần của tài liệu luan van (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w