CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
3.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TNHH INDOVINA vận dụng
3.3.1. Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Ngân hàng liên doanh là hình thức trung gian giữa 2 hình thức ngân hàng TMCP và ngân hàng nƣớc ngồi. Hiện nay, với quy mô tƣơng đối nhỏ, cũng với đối tƣợng khách hàng có giới hạn, Ngân hàng INDOVINA cũng nhƣ các ngân hàng liên doanh khác luôn phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các NHTM khác trong nƣớc. Trong khi các NHTM khác có một hệ thống phân phối rộng rãi khắp các địa phƣơng trên cả nƣớc thì các ngân hàng liên doanh gặp khá nhiều rắc rối trong việc mở rộng địa bàn hoạt động cũng nhƣ việc tìm một địa điểm ƣng ý để đặt văn phòng hoạt
động. Hiện nay, theo thống kê của NHNN, khối ngân hàng 100% vốn nƣớc ngồi, ngân hàng liên doanh chỉ có 61 chi nhánh/sở giao dịch, tập trung chủ yếu ở Hà Nội
và TP.HCM , trong khi khối NHTM trong nƣớc có tới 2.472 chi nhánh/sở giao dịch
trên địa bàn cả nƣớc. Nếu đối tƣợng chính của Ngân hàng INDOVINA chủ yếu là các doanh nghiệp thì các NHTM trong nƣớc nhắm đến tồn bộ các đối tƣợng khách hàng: khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn v.v... Một khi các ngân hàng trong nƣớc đã xây dựng đƣợc cho mình một thƣơng hiệu bền vững, với những sản phẩm, dịch vụ tài chính hiệu quả và khác biệt, điều đó sẽ tạo nên một cơ sở khách hàng đơng đảo và trung thành. Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì nó sẽ quyết định khả năng cạnh tranh của một ngân hàng trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay.
Trong bối cảnh cạnh tranh chung của nền kinh tế thị trƣờng, nhóm các NHTM trong nƣớc có nhiều lợi thế hơn so với Ngân hàng INDOVINA ở những điểm sau:
- Tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu lớn. Số liệu tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản của Vietinbank, Sacombank và MBbank lần lƣợt là 710.179 tỷ đồng, 290.861 tỷ đồng, 204.409 tỷ đồng v.v...;
- Các NHTM trong nƣớc có mối quan hệ mật thiết với nhiều đối tƣợng khách hàng có sẵn, cùng với sự hiểu biết và nắm vững tâm lý cũng nhƣ thói quen của khách hàng;
- Các NHTM trong nƣớc khơng bị bó hẹp bởi các quy định về quy mơ vốn góp của Chính phủ.
Bên cạnh những lợi thế cạnh tranh đó, mỗi ngân hàng đều có điểm mạnh riêng và có lợi thế cạnh tranh trong các lĩnh vực khác nhau, ví dụ nhƣ Agribank phát triển mạnh thị trƣờng tài chính tại nông thôn và các tỉnh thành, Vietcombank đi đầu trong dịch vụ thanh toán quốc tế và dịch vụ thẻ, MBbank phát triển mạnh trong thị trƣờng bán lẻ tại Việt Nam v.v... Tuy nhiên, rào cản của các NHTM trong nƣớc đang đƣợc nâng cao lên sau khi Chính phủ tạm ngƣng cấp phép thành lập ngân hàng mới, và đang trong tiến trình sáp nhập các ngân hàng yếu kém vào các ngân hàng
hoạt động tốt. Ngoài các quy định về vốn điều lệ, quãng thời gian phải liên tục có lãi, một số ngân hàng nội địa mới thành lập còn bị giám sát chặt chẽ bởi NHNN.
Ngoài việc cạnh tranh với đối thủ truyền thống là các ngân hàng TM khác trong nƣớc, sự cạnh tranh đến từ các ngân hàng nƣớc ngồi có tiềm lực tài chính mạnh và hỗ trợ công nghệ tốt cũng rất khốc liệt đối với Ngân hàng INDOVINA. Có thể kể tới đó là Ngân hàng Shinhanbank, tiền thân là Ngân hàng Shinhanvina. Đây là ngân hàng liên doanh đƣợc thành lập năm 1993 với tên gọi là First Vina Bank với 50% cổ phần của Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam - Vietcombank và 50% cổ phần của ngân hàng Shinhan – Hàn Quốc, đổi tên thành Shinhan Vina Bank vào năm 2001, có tổng giá trị tài sản gần 553 tỉ won (khoảng 500 triệu USD). Tuy nhiên vào năm 2011, Ngân hàng Shinhan – Hàn Quốc đã mua 50% cổ phần của Shinhan Vina Bank, chính thức đổi tên thành Ngân hàng Shinhan Việt Nam và trở thành một trong năm ngân hàng có 100% vốn nƣớc ngồi đƣợc cấp phép đầu tiên tại Việt Nam. Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng Shinhan Việt Nam là các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc. Với kinh nghiệm tài chính lâu năm, Shinhan Việt Nam đảm bảo tính an tồn và nền tảng tài chính vững chắc cho các doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ tài chính trong và ngồi nƣớc. Hiện nay, Ngân hàng Shinhan Việt Nam đƣợc đánh giá là ngân hàng có hệ thống đơn vị mạng lƣới dẫn đầu trong khối ngân hàng nƣớc ngồi và nằm trong nhóm những ngân hàng nƣớc ngồi hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam.
Thực tế cạnh tranh hiện nay cho thấy:
Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng INDOVINA cung cấp khá đồng nhất với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đối thủ
Hoạt động makerting đang đƣợc INDOVINA thúc đẩy mạnh hơn so với đối thủ, mức độ nhận thức của khách hàng ngày càng nâng cao, các khách hàng có xu hƣớng so sánh hiệu quả các dịch vụ họ sẽ chọn lựa ở mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, vốn điều lệ của INDOVINA hiện đang kém xa so với Shinhan –
Việt Nam, vì vậy dẫn đến sự hạn chế trong việc đầu tƣ đổi mới cở sở hạ tẩng cũng nhƣ hệ thống công nghệ của INDOVINA so với ngân hàng đối thủ
Để cạnh tranh với ngân hàng này, Ngân hàng INDOVINA phải phát triển mạnh mẽ hơn hệ thống hạ tầng cơng nghệ, trang thiết bị và nhân sự trình độ cao. Thêm vào đó cơng tác quản trị và quản lý cũng cần nâng cao và chuyên nghiệp hơn nữa.
Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam cũng nhƣ thế giới đang bị bao trùm bởi khủng hoảng, sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng cao và mạnh mẽ. Ngân hàng INDOVINA cần sớm tìm ra lời giải cho những chính sách mang tính chiến lƣợc trong hiệu quả hoạt động của mình.