CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
3.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TNHH INDOVINA
3.2.1. Thực trạng về năng lực tài chính của Ngân hàng TNHH INDOVINA
Quy mơ tài chính của ngân hàng đƣợc phân tích dựa trên các số liệu từ các Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của Ngân hàng INDOVINA năm 2012-2015 qua bảng sau đây:
Bảng 3.1: Tổng nguồn vốn của ngân hàng
Đơn vị: đô la Mỹ
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015
Tổng nguồn vốn 1,110,331,744 1,078,634,966 1,164,261,394 1,241,988,648
Tăng so với - -2.85% 7.94% 6.68%
năm trƣớc (%)
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm tốn của Ngân hàng INDOVINA năm 2012-2015)
Số liệu trong Bảng 3.1 cho biết: Tổng nguồn vốn có sự sụt giảm vào năm 2013 do vẫn chịu ảnh hƣởng từ nhịp độ tăng trƣởng kinh tế nhìn chung suy trầm
trên tồn thế giới trong bối cảnh châu Âu vẫn lún sâu vào cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng, tổng nguồn vốn của Ngân hàng giảm nhẹ khoảng 2,85% so với năm 2012. Tuy nhiên, sau khi áp dụng các chính sách phát triển mới nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ, tới năm 2014, tổng nguồn vốn đã có sự tăng trƣởng đáng kể, từ 1,078 tỷ đơ la Mỹ lên tới 1,164 tỷ đô la Mỹ, tức là tăng gần 100 triệu đô la Mỹ trong một năm. Đây không phải là một con số đáng kể so với quy mô vốn của các NHTM lớn trong nƣớc, tuy nhiên, đó lại là sự nỗ lực hết mình trong q trình tăng trƣởng nguồn vốn của Ngân hàng liên doanh. Năm 2015, sự tăng trƣởng này là 6,68%, mức tăng trƣởng đã dần trở nên đều đặn.
3.2.1.1. Vốn chủ sở hữu
Mặc dù tình hình kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới ngày một biến động khó khăn, đặc biệt trong những năm từ 2012-2015, lãi suất huy động đƣợc giữ cố định và ít thay đổi, Ngân hàng TNHH INDOVINA vẫn khơng ngừng tiếp cận, khai thác các kênh huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp nƣớc ngoài, và tiến gần hơn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nƣớc.
230,000,000 227,870,256 224,144,759 221,528,587 220,000,000 210,000,000 200,000,000 TỔNG VỐN 193,030,343 CHỦ SỞ 190,000,000 Ữ 180,000,000 170,000,000 2012 2013 2014 2015
Hình 3.4: Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng INDOVINA qua các năm
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm tốn của Ngân hàng INDOVINA năm 2012-2015)
Qua Hình 3.4 trên ta thấy, tổng vốn chủ sở hữu của Ngân hàng INDOVINA có sự tăng trƣởng qua các năm, đặc biệt năm 2013 tăng hơn 30 triệu USD so với năm 2012, đó là do cuối năm 2013, đƣợc sự xác nhận về việc đăng ký tăng vốn điều lệ của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ TP.HCM; Ngân hàng INDOVINA đã tăng vốn điều lệ từ 165 triệu USD lên tới 193 triệu USD. Tới năm 2014 - 2015, tổng vốn chủ sở hữu ổn định ở mức trên 220 triệu USD. Ngân hàng đã triển khai nhiều biện pháp tăng cƣờng vốn nhƣ phát triển các sản phẩm huy động mới thu hút khách hàng, tiếp thị các gói huy động lãi suất cao tới nhiều đối tƣợng khách hàng hơn nữa, đẩy mạnh cơng tác chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng đã khai thác đối đa nguồn huy động có chi phí hợp lí, phát triển thị phần vốn trên địa bàn có chi nhánh, đồng thời tiếp tục tìm kiếm các khoản tiền gửi lớn từ các tổ chức tài chính khác.
Tỷ lệ an tồn vốn (CAR) của Ngân hàng INDOVINA cũng luôn ở mức cao, trong năm 2012 là 12,19% , đến năm 2013 tỷ lệ này là 19,12% do các bên liên doanh đã tăng cƣờng vốn góp vào vốn điều lệ của ngân hàng, cùng với phƣơng châm phát triển an tồn và bền vững, Ngân hàng INDOVINA ln hạn chế việc tăng thêm tài sản có rủi ro. Tới năm 2015 tỷ lệ này giảm xuống còn 15,65% do Ngân hàng mở rộng hoạt động thêm 3 chi nhánh Mỹ Đình, Thiên Long và Hội An. Điều đó cho thấy INDOVINA ln duy trì mức độ an tồn cho nguồn vốn của mình và khả năng chống đỡ rủi ro là khá cao. Tuy nhiên, tỷ lệ này chƣa phản ánh chính xác khả năng quản lý vốn của ngân hàng do tổng tài sản có của ngân hàng cịn khá thấp so với các ngân hàng TMCP khác. Đó là một ƣu điểm nhƣng cũng là một bất lợi cho ngân hàng. Các ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng thấp càng phải hạn chế hoạt động của mình để đảm bảo an tồn.
Trong giai đoạn kinh tế nhiều biến động hiện nay, Ngân hàng INDOVINA cùng với các ngân hàng liên doanh khác luôn phải lao đao trong việc tăng vốn điều lệ theo yêu cầu của Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 quy định các ngân hàng phải đạt mức vốn pháp định mà Chính phủ đặt ra. Bảng quy mô vốn điều lệ của một số ngân hàng liên doanh cuối năm 2015 nhƣ sau:
Bảng 3.2: Quy mô vốn điều lệ của một số ngân hàng liên doanh
Stt Tên ngân hàng Vốn điều lệ Tên viết tắt
1 Ngân hàng TNHH INDOVINA 193 triệu USD IVB
2 Ngân hàng liên doanh Việt Nga 168,5 triệu USD VRB 3 Ngân hàng Public Bank Việt Nam 137 triệu USD VID PB
(Nguồn: Báo cáo của NHNN)
Theo Bảng 3.2, hiện nay tổng vốn điều lệ của Ngân hàng TNHH INDOVINA đang dẫn đầu trong số các ngân hàng liên doanh nhƣng trong mặt bằng chung, đó vẫn chỉ là một con số khơng đáng kể so với tổng vốn điều lệ của các ngân hàng TMCP khác trong nƣớc. Trong khi các ngân hàng TMCP có thể tăng vốn điều lệ tƣơng đối dễ dàng bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc sáp nhập thêm các ngân hàng nhỏ với nhau, thì với tính chất đặc biệt của Ngân hàng liên doanh, đây khơng phải là một điều có thể thực hiện đƣợc một cách dễ dàng. Quy mô vốn của một số ngân hàng TMCP khác cũng đƣợc thể hiện trong hình vẽ dƣới đây:
18,000 16,311 16,000 14,000 12,000 10,000 8,878 9,486 8,000 6,000 4,000 4,225 3,685 3,000 2,000 0 IVB VRD VID TCB SHB MB
Hình 3.4: Quy mơ vốn của một số ngân hàng năm 2015
(Nguồn: Báo cáo của NHNN năm 2015)
Quy mơ vốn điều lệ
Quan sát Hình 3.4, bên cạnh quy mơ vốn của các ngân hàng liên doanh nêu trên, tác giả lựa chọn 3 ngân hàng khác trong nƣớc là Techcombank, SHB và MBbank là nhóm các ngân hàng ra đời cùng thời điểm đầu những năm 90, chúng ta có thể thấy tƣơng quan thật sự trong cạnh tranh của các ngân hàng này. Sau một thời gian dài phát triển, mỗi ngân hàng đã có những thành tựu riêng và hiện tại đều là những ngân hàng TMCP hàng đầu của Việt Nam. Với nguồn vốn điều lệ mạnh, gấp đơi, thậm chí là gấp 4 lần các ngân hàng liên doanh khác, các ngân hàng TMCP đã tạo cho mình một bức tƣờng kiên cố trƣớc những cú sốc của nền kinh tế. Đặc biệt trong tình hình kinh tế có nhiều bất ổn nhƣ hiện nay, đây là một vấn đề thiết yếu trong việc chống đỡ rủi ro cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Với nguồn vốn điều lệ hiện tại có sự thua kém đáng kể với các ngân hàng TMCP ra đời cùng thời điểm, Ngân hàng INDOVINA đã phải chịu một sự thua kém nhất định trong việc cạnh tranh với các ngân hàng này. Sự bất lợi này cũng đến từ đặc điểm riêng biệt của ngân hàng liên doanh, đó là khi muốn tăng vốn điều lệ phải đạt đƣợc sự đồng thuận của các bên liên doanh, và vấn đề này thật sự khó thống nhất.
3.2.1.2. Khả năng sinh lời
Lợi nhuận hay khả năng sinh lời là điều kiện để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ta có bảng lợi nhuận của Ngân hàng qua các năm 2012-2015 nhƣ sau:
Bảng 3.3: Số liệu lợi nhuận của Ngân hàng INDOVINA giai đoạn 2012-2015
Đơn vị: USD Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Lợi nhuận 16.165.594 17.739.959 19.473.423 8.882.512 trƣớc thuế Chi phí 4.051.393 4.390.645 4.253.176 1.917.213 thuế DN Lợi nhuận 12.114.201 13.349.314 15.220.247 6.965.299 sau thuế
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm tốn của Ngân hàng INDOVINA năm 2012-2015)
Dựa vào Bảng 3.3, ta thấy, lợi nhuận trƣớc thuế của Ngân hàng có sự biến động qua các năm. Năm 2012, lợi nhuận trƣớc thuế là khoảng 16 triệu USD đã tăng lên khoảng 17,7 triệu USD vào năm 2013 và tiếp tục tăng đến 19,4 triệu USD vào năm 2014. Kết quả này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tƣơng đối tốt. Tuy nhiên, có một sự sụt giảm mạnh, khoảng hơn 11 triệu USD vào năm 2015 do Ngân hàng phải chịu chi phí cho việc tiến hành mở rộng thêm 3 chi nhánh hoạt động ở cả miền Bắc và miền Nam, đây là hoạt động mở chi nhánh mạnh nhất trong suốt quá trình phát triển của ngân hàng.
Nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, các thu nhập từ dịch vụ khác còn thấp. Điều này địi hỏi Ngân hàng cần có biện pháp làm phong phú thêm các sản phẩm dịch vụ của mình, nâng cao chất lƣợng dịnh vụ để tăng nguồn thu từ dịch vụ, hạn chế rủi ro tín dụng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng trong việc đảm bảo an tồn tín dụng, nên Ngân hàng đã phát triển đồng đều các mảng tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung - dài hạn phục vụ đầu tƣ xây dựng cơ bản tạo cơ sở vật chất, nền tảng phát triển sản xuất trong nƣớc. Trong điều kiện hiện nay, phát triển hình thức tín dụng trung và dài hạn là một phƣơng thức đúng đắn do các doanh nghiệp đều cần thay đổi, đổi mới thiết bị công nghệ nhằm tăng năng suất và nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
Khả năng sinh lời của các ngân hàng hiện nay đƣợc đánh giá chủ yếu thơng qua 2 hệ số đó là Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Xét về tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các Ngân hàng, ta có bảng so sánh sau:
Bảng 3.4: Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu một số ngân hàng
STT Tên Ngân hàng 2012 2013 2014 2015
1 Ngân hàng INDOVINA 9.84 10.06 9.33 7.61 2 Ngân hàng Public (VID) 9.30 9.70 8.61 9.91 3 Ngân hàng Shinhan 10.45 10.30 9.78 11.47 4 Ngân hàng Techcombank 18.00 15.74 14.06 16.22 5 Ngân hàng SHB 14.54 15.98 13.50 16.76
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN)
Dựa vào Bảng 3.4 so sánh tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu một số ngân hàng trên ta thấy, nếu tỷ lệ này ở Ngân hàng INDOVINA hoặc VID chỉ dao động trong khoảng từ 7,6 đến 10,6, thì ở các ngân hàng TMCP khác nhƣ Techcombank hay SHB, tỷ lệ này ln nằm trong khoảng từ 13-18. Điều đó chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng liên doanh thấp hơn so với các ngân hàng TMCP khác. Trong giai đoạn vực dậy của nền kinh tế khó khăn, các ngân hàng liên doanh cịn mải loay hoay tìm giải đáp cho bài tốn tăng vốn chủ sở hữu mà chƣa có các biện pháp nâng cao năng lực hoạt động và hiệu quả hoạt động. Lợi nhuận thu về nhỏ, nhƣng vốn chủ sở hữu lại tăng khiến cho chỉ số ROE của các ngân hàng liên doanh ln trong tình trạng thấp.
Tuy nhiên, nếu xét về tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) thì sự chênh lệch lại khơng đáng kể, ta có thể thấy đƣợc điều đó thơng qua bảng so sánh dƣới đây:
Bảng 3.5: Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản một số ngân hàng giai đoạn 2012-2015
STT Tên Ngân hàng 2012 2013 2014 2015
1 Ngân hàng INDOVINA 2.26 1.62 1.90 1.82 2 Ngân hàng Public (VID) 2.43 2.03 1.84 1.49 3 Ngân hàng Shinhan 2.16 1.62 1.25 1.43 4 Ngân hàng Techcombank 2.31 1.25 1.32 1.98
5 Ngân hàng SHB 1.98 2.02 1.92 1.76
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN)
Bảng 3.5 cho thấy: Tỷ lệ này không quá chênh lệch giữa các ngân hàng liên doanh và các ngân hàng TMCP, do mỗi ngân hàng có quy mơ vốn và quy mơ tài sản khác nhau. Các ngân hàng liên doanh có quy mơ vốn nhỏ hơn nhiều so với các ngân hàng TMCP, tuy nhiên, tỷ lệ ROA lại ngang ngửa với nhóm NH này. Nhƣ vậy có thể thấy lợi nhuận rịng của các ngân hàng liên doanh cũng chỉ đạt tƣơng đối thấp so với lợi nhuận của các ngân hàng TMCP khác.
Thông qua việc đánh giá các tỷ lệ trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy: Ngân hàng INDOVINA cũng nhƣ các ngân hàng liên doanh khác chƣa thể cạnh tranh đƣợc về năng lực kinh doanh với các ngân hàng TMCP. Trong khi các ngân hàng TMCP khơng
ngừng có các hoạt động marketing, khuyến mãi thu hút khách hàng, đặc biệt đánh mạnh vào đối tƣợng khách hàng cá nhân thì các ngân hàng liên doanh vẫn cứng nhắc trong việc lựa chọn đối tƣợng khách để tuân thủ mục tiêu kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, mặc dù đƣợc thành lập từ rất sớm nhƣng các ngân hàng liên doanh vẫn khơng tìm đƣợc cho mình các chiến lƣợc phát triển tối ƣu để có thể tận dụng hết những nguồn lực của mình.
3.2.1.3. Khả năng thanh khoản
Việc quản lý tốt khả năng thanh khoản luôn là một vấn đề khó khăn đối với các ngân hàng. Đây là một công tác rất quan trọng nhƣng cũng tƣơng đối phức tạp, địi hỏi mỗi ngân hàng cần có những chính sách phù hợp và cụ thể trong từng thời kỳ. Việc quản lý khả năng thanh khoản không chỉ thực hiện riêng lẻ ở từng chi nhánh mà phải có sự phối hợp trong toàn hệ thống ngân hàng.
Chỉ số về khả năng thanh khoản của Ngân hàng INDOVINA trong giai đoạn từ năm 2012-2015 đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.6: Khả năng thanh toán nhanh của Ngân hàng Indovina
Đơn vị: USD Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 TS có thanh tốn ngay 7,069,054 9,434,230 10,390,602 9,542,304 TS nợ thanh toán ngay 8,597,928 4,706,803 5,599,382 9,086,156
Khả năng thanh toán
nhanh 0.82 2.00 1.86 1.05
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm tốn của Ngân hàng INDOVINA năm 2012-2015)
Số liệu trong Bảng 3.6 cho chúng ta thấy tỷ lệ này tại Ngân hàng INDOVINA biến động trong các năm. Năm 2012, do chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ đang đƣợc thực hiện dẫn tới tình trạng khó khăn về thanh khoản xảy ra ở hầu hết các ngân hàng, và INDOVINA cũng không phải là một ngoại lệ, tỷ lệ này trong
năm 2012 chỉ đạt 0,82, dƣới ngƣỡng tối thiểu. Tuy nhiên, với sự linh hoạt và hỗ trợ kịp thời của các ngân hàng có quan hệ khác, tại ngân hàng INDOVINA chƣa từng xảy ra sự cố về thanh khoản nào. Tới năm 2013, tỷ lệ này tăng vọt lên 2,0 do nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng lên đáng kể, cùng với việc Chính phủ đã nới lỏng chính sách tiền tệ khiến khả năng thanh khoản nhanh của Ngân hàng tăng mạnh. Một lí do khác đó là khách hàng của Ngân hàng INDOVINA chủ yếu là các doanh nghiệp đã có những cam kết chặt chẽ về lãi suất huy động, cho vay, do đó, những sự cố đáng tiếc về thanh khoản khó có thể xảy ra.
Tuy nhiên, năm 2014-2015 lại là những năm sụt giảm về khả năng thanh khoản của Ngân hàng INDOVINA. Nguyên nhân chủ yếu là do một số bất ổn về chính trị trong nƣớc đã làm ảnh hƣởng tới tâm lý của một bộ phận không nhỏ khách hàng khiến tỷ lệ này sụt giảm còn 1,86 trong năm 2014 và chỉ còn 1,05 trong năm 2015. Dù vậy, đƣợc sự hỗ trợ của NHNN cũng nhƣ sự nỗ lực từ chính ngân hàng, các vấn đề trên đã đƣợc giải quyết và không dẫn tới việc giảm hiệu quả hoạt động trong thanh khoản.
3.2.1.4. Quản trị rủi ro
Những rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng là khơng thể tránh khỏi, nó ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Khả năng chống đỡ rủi ro đƣợc đánh giá qua chất lƣợng tín dụng.
Trong q trình phát triển, Ngân hàng INDOVINA ln chú trọng cơng tác quản lí rủi ro và đƣợc đánh giá là một trong những Ngân hàng có tốc độ tăng trƣởng ổn định và bền vững trong nhóm các ngân hàng li ên doanh tại Việt Nam. Hệ thống quản lý rủi ro tại Ngân hàng luôn đƣợc tăng và là tiền đề quan trọng để