theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2015 tại các cơ quan hành chính nhà nước
2.1. Tổng quan về UBND quận Kiến An, Hải Phòng
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển củaUBND quận Kiến An, Hải Phòng
Năm 1888: tỉnh Hải Phòng được tách ra để thành lập tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng
Tháng 8 năm 1902, tỉnh Kiến An đổi tên thành tỉnh Phù Liễn. Tháng 2 năm 1906, tỉnh Phù Liễn đổi lại tên thành tỉnh Kiến An.
Tháng 11 năm 1946, tỉnh Kiến An hợp nhất với Hải Phòng thành liên tỉnh Hải-Kiến.
Tháng 12 năm 1946, tách lại như cũ. Tỉnh lỵ là thị xã Kiến An.
Năm 1949, tỉnh Kiến An thuộc Liên khu 3 và có 5 huyện (89 xã): Tiên Lãng, Hải An, An Lão, An Dương, Kiến Thụy.
Ngày 4 tháng 3 năm 1950, sáp nhập thêm huyện Thủy Nguyên từ tỉnh Quảng Yên.
Ngày 26 tháng 9 năm 1955, huyện Hải An sáp nhập vào thành phố Hải Phòng. Từ tháng 10 năm 1962, tỉnh Kiến An lại sáp nhập vào thành phố Hải Phòng. Trước năm 1962 thị xã Kiến An là tỉnh lỵ của tỉnh Kiến An. Từ ngày 27 tháng 10 năm 1962, khi tỉnh Kiến An sáp nhập vào thành phố Hải Phịng, thì thị xã nằm trong thành phố Hải Phòng.
Đến ngày 5 tháng 3 năm 1980, thị xã Kiến An nhập với 16 xã của huyện An Thụy là: An Thái, An Thọ, Mỹ Đức, Chiến Thắng, Tân Viên, Tân Dân, Thái Sơn, Trường Sơn, Quốc Tuấn, An Thắng, An Tiến, Trường Thành, Trường Thọ, Bát Trang, Quang Hưng, Quang Trung để thành lập huyện Kiến An, riêng phần nội thị của thị xã Kiến An (trừ ba xã ngoại thành) trở thành thị trấn Kiến An huyện lỵ của huyện cùng tên. Từ đó, huyện Kiến An có 19 xã: An Thái, An Thọ, Mỹ Đức, Chiến Thắng, Tân Viên, Tân Dân, Thái Sơn, Trường Sơn, Quốc Tuấn, An Thắng, An Tiến, Trường Thọ, Trường Thành, Bát Trang, Quang Hưng, Quang Trung, Đồng Hòa, Nam Hà, Bắc Hà và 1 thị trấn Kiến An.
38
Sau đó 8 năm, vào ngày 6 tháng 6 năm 1988, tái lập thị xã Kiến An, còn huyện Kiến An với 16 xã của huyện An Thụy trước đây (trừ 3 xã của thị xã Kiến An): An Thái, An Thọ, Mỹ Đức, Chiến Thắng, Tân Viên, Tân Dân, Thái Sơn, Trường Sơn, Quốc Tuấn, An Thắng, An Tiến, Trường Thành, Trường Thọ, Bát Trang, Quang Hưng, Quang Trung đổi tên thành huyện An Lão. Khi đó, thị xã có 6 phường: Cận Sơn, Lê Quốc Uy, Bắc Sơn, Trần Thành Ngọ, Ngọc Sơn, Phù Liễn và 3 xã: Đông Hịa, Bắc Hà, Nam Hà., với diện tích 2.650,56 ha, dân số 68.061 người. Thị xã Kiến An phía bắc giáp huyện An Hải và quận Lê Chân, phía đơng và phía nam giáp huyện Kiến Thụy, phía tây giáp huyện An Lão.
Ngày 23 tháng 11 năm 1993, hợp nhất 2 phường Lê Quốc Uy và Cận Sơn thành phường Quán Trữ.
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, thị xã Kiến An được chuyển thành quận Kiến An, trở thành quận nội thành thứ tư của thành phố Hải phòng. Khi mới thành lập, quận có 9 phường: Bắc Sơn, Đồng Hòa, Nam Sơn, Ngọc Sơn, Phù Liễn, Quán Trữ, Trần Thành Ngọ, Tràng Minh, Văn Đẩu.
Ngày 5 tháng 4 năm 2007, chia phường Quán Trữ thành 2 phường: Quán Trữ và Lãm Hà.
Trong những năm gần đây, quận Kiến An đã tạo được bước phát triển nhanh, toàn diện ở tất cả các lĩnh vực với cơ cấu kinh tế đã được xác định: Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại, Du lịch Dịch vụ và Nơng nghiệp. Quận Kiến An có khu công nghiệp Quán Trữ, với khá nhiều nhà máy công nghiệp nhẹ. Nhờ chính sách ưu đãi về đầu tư, Kiến An đang có bước chuyển mình mạnh mẽ. Hiện nay, quận đã thu hút đầu tư của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc. Nhờ đó, có thể chỉ trong vài năm tới, Kiến An sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ, và rất có thể là mũi nhọn tăng trưởng của thành phố Hải Phòng.