2.2. Thực trạng pháttriển nguồn nhân lực Đài truyền hình kỹ thuật số
2.2.2. Thực trạng trí lực cán bộ nhân viên lao động Đài VTC
Trí lực của con người chính là kiến thức của nhân loại được mỗi người tiếp thu, kế thừa và phát triển một cách sáng tạo, có chọn lọc. Đó chính là kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp được họ tích lũy qua thời gian lao động. Trí lực được biểu hiện cụ thể thông qua bằng cấp hoặc chứng chỉ của cơ quan có thẩm quyền cấp cho những người đã hồn thành khóa đào tạo. Trí lực cịn thể
7% 5% 1% 3% 8%
hiện ở khả năng tư duy khác nhau của mỗi người trong việc vận dụng kiến thức đã học và kinh nghiệm nghề nghiệp vào thực tế làm việc.
Nguồn: điều tra tác giả tháng 7/2015
Hình 2.4 Trình độ chun mơn của cán bộ công nhân viên Đài VTC
Theo kết quả khảo sát về trình độ chun mơn cho thấy, có 76% cán bộ nhân viên lao động có trình độ đại học, 8% trình độ cao đẳng, 7% trung cấp, 5% chứng chỉ nghề, 1% văn hố 12/12 và 3% có trình độ trên đại học. Với các ngành nghề chun mơn kỹ thuật địi hỏi có trình độ đại học, cịn các cơng việc phục vụ thì trình độ chun môn thấp hơn.
Do đặc thù công việc, Đài THKTS VTC đòi hỏi những lao động có trình độ chun mơn nhất định đã qua đào tạo để có thể hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, cung cấp cho khán giả những dịch vụ truyền hình có chất lượng. Số ít lao động có chứng chỉ nghề và lao động có trình độ văn hóa 12/12 chủ yếu bao gồm các bảo vệ, lái xe, tạp vụ,…Có thể thấy lao động tại Đài VTC phần lớn là những người có trình độ chun mơn cao. Tuy nhiên, một vấn đề không chỉ của riêng Đài VTC mà của hầu hết các Đài truyền hình trong cả nước hiện nay, đó là nhân lực ngành truyền hình mặc dù tốt nghiệp đại học những không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của công việc. Những năm qua, dư luận xã hội thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến chất lượng
76% Sau Đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Chứng chỉ nghề Văn hóa 12/12
và hiệu quả đào tạo nhân lực ngành truyền hình trong các trường đại học ở Việt Nam. Trên các tờ báo trung ương và địa phương, đã có nhiều bài viết về vấn đề này. Hầu hết các bài báo đều tập trung phản ánh thực trạng thiếu hụt kỹ năng thực hành, tác nghiệp của sinh viên ngành truyền hình, thể hiện nguyện vọng, nhu cầu của cơ quan tuyển dụng ‘cần sinh viên học truyền hình
ra sản xuất sản phẩm truyền hình chứ không cần cử nhân lý luận ngành
truyền hình” và thể hiện sự bức xúc của xã hội khi ‘chỉ có khoảng 20% sinh viên ra trường làm đúng ngành mình đã học’. Số nhân lực cịn lại khơng tự thu hẹp được khoảng cách giữa kiến thức lý thuyết nặng tính hàn lâm với môi trường làm công tác truyền hình địi hỏi kỹ năng nghiệp vụ cao, nên phải chuyển làm các công việc khác. Đây cũng là một trong những bất cập của Đài VTC trong những năm gần đây. Một vấn đề khác đặt ra đối với Đài VTC đó là, với quy mơ là một trong hai Đài truyền hình quốc gia của cả nước, hiện tại số CBCNV, PV, BTV,…của Đài VTC vẫn còn hạn chế. Sự thiếu hụt nhân lực dẫn đến tình trạng sử dụng chắp vá bao gồm cả những người khơng có năng lực tác nghiệp các chương trình truyền thơng; vận động những người đã về hưu, đã quá nhiều tuổi đến ký hợp đồng, hay mời những cán bộ nhân viên đang làm việc ổn định ở các cơ quan truyền thông báo giấy, báo điện tử đến làm thêm từng việc trong chuỗi sản xuất các chương trình truyền hình. Khơng những thế, có những trường hợp các đơn vị truyền hình mới thành lập dùng tài chính lơi kéo nhiều nhân viên cốt cán của những cơ quan truyền thông nhà nước về làm việc hẳn cho mình. Mặt khác, tình trạng tranh chấp nhân sự một cách khơng bình thường giữa các đơn vị truyền thông khác nhau cũng diễn ra khá phổ biến. Điều đó đặt ra vấn đề phải nâng công tác xây dựng quy hoạch đào tạo nhân lực truyền hình lên một cấp độ chiến lược toàn diện và có hệ thống của Đài VTC.
Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ CBNVLĐ đã qua đào tạo
Vị trí Tỷ lệ%
Lãnh đạo, quản lý 85,6
MC 70,3
Biên tập viên 87,9
Nhân viên kỹ thuật 79,1
Đạo diễn, quay phim 88,4
Nhân viên bản quyền 80,2
Nhân viên tổ chức nhân sự 82,1
Nhân viên chiến lược 78,6
Một số vị trí khác (nhân viên kế toán, quản trị, tổng hợp,…) 85,5
Nguồn: điều tra tác giả tháng 7/2015
Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ tại Đài VTC khá cao như: tỷ lệ lãnh đạo, quản lý đã qua các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ là 85,6%, tỷ lệ MC đã qua đào tạo là 70,3%, tỷ lệ biên tập viên đã qua đào tạo là 87,9%, tỷ lệ nhân viên kỹ thuật đã qua đào tạo là 79,1%, tỷ lệ đạo diễn, quay phim cao nhất toàn Đài là 88,4%. Nhưng số lượng nhân viên bản quyền lại khá khiêm tốn đã qua đào tạo về chun mơn, nghiệp vụ là 80,2%. Nhìn chung, việc đào tạo nguồn nhân lực của Đài VTC đã được tiến hành đồng bộ và toàn diện ở hầu hết các phòng, ban, các chức danh. Có thể coi đây là một thành tựu to lớn mà Đài đã đạt được trong những năm qua và cần tiếp tục phát huy trong những năm tới.