1.3. Các nội dung pháttriển Nguồn nhân lực
1.3.4. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả Nguồn nhân lực
Theo GS.TS Bùi Văn Nhơn (2006), “Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội”, theo nghĩa rộng, “Sử dụng Nguồn nhân lực xã hội là quá trình thu hút và phát huy lực lượng lao động xã hội vào hoạt động lao động xã hội (hoạt động lao động trong khu vực sản xuất vật chất và khu vực phi sản xuất vật chất) nhằm tạo ra của cải vật chất và văn hóa đáp ứng nhu cầu của xã hội và mỗi thành viên trong xã hội”; theo nghĩa hẹp “Sử dụng nguồn nhân lực là quá trình kết hợp sức lao động với tư liệu lao động (máy móc, thiết bị, cơng cụ) và đối tượng lao động (nguyên, nhiên, vật liệu, đất đai) nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ có ích đã được xác định”. Như vậy có thể hiểu, việc sử dụng nguồn nhân lực trong tổ chức được thể hiện thơng qua một số nội dung chủ yếu: tình sử dụng thời gian lao động trong quá trình làm việc (như tỷ lệ số giờ, ngày lao động thực tế so với tổng số giờ, ngày lao động theo chế độ hoặc theo kế hoạch); sử dụng trình độ, tay nghề của người lao động, bố trí cơng việc cho người lao động; điều kiện làm việc và bảo đảm an toàn trong lao động; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng người lao động; chế độ đãi ngộ cho người lao động nhằm tăng năng suất lao động cá nhân. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ, là nội dung quan trọng của phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí lao động trong một đơn vị sản phẩm và dịch vụ. Đặc biệt ngày nay nước ta đang chuyển dần từ công nghệ sử dụng nghiều lao động sang công nghệ sử dụng nhiều vốn (công nghệ hiện đại, công
nghệ cao đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao), hệ số co giãn việc làm so với GDP có xu hướng giảm, điều này đòi hỏi tăng nhanh cầu sử dụng nguồn nhân trình độ cao trong tổ chức.
Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm đảm bảo sử dụng đúng người, đúng việc, đúng nơi, đúng lúc không để lãng phí nguồn lực nguồn chất xám. Ngồi ra, phân cơng lao động dựa trên năng lực và phân tích cơng việc sẽ tạo động lực phấn đấu, cống hiến và vươn lên của người lao động trong quá trình làm việc. Khi cơ hội thăng tiến mở rộng, người lao động sẽ có động lực để sáng tạo, bứt phá nhằm khẳng định khả năng. Bất kỳ một tổ chức, một doanh nghiệp nào cũng nỗ lực sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nói chung và đội ngũ nhân viên nói riêng, nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của công việc hiện tại cũng như trong tương lai. Phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức về số lượng và chất lượng chỉ đạt được kết quả tốt khi gắn chúng với hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tổ chức cũng không thể không chú ý đến các chế độ đãi ngộ cho người lao động, mơi trường làm việc, bảo đảm an tồn trong lao động, kỷ luật lao động để từ đó tạo ra được các kích thích về vật chất và tinh thần giúp người lao động làm việc hiệu quả hơn.
Nói cách khác, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong tổ chức vừa là yếu tố cấu thành vừa là tiêu chí đánh giá chất lượng sự phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, trước hết cần xây dựng và hồn thiện cơ chế, chính sách, phương pháp, nghệ thuật dùng người, sao cho khong chỉ đặt đúng người, đúng việc, đúng nơi, đúng lúc mà cịn phải bồi dưỡng, tạo điều kiện mơi trường làm việc tối đa để con người có thể phát huy được năng lực, sức sáng tạo trong công việc.
Để có phương án tối ưu sử dụng nguồn nhân lực trong tổ chức cần tiến hành một số công việc sau:
+ Rà sốt, phân tích, đánh giá thường xuyên đội ngũ lao động, thơng qua đó phân tích tình hình thực hiện công việc của người lao động;
+ Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển tổ chức ngắn, trung, dài hạn;
+ Đặt ra những thách thức mới cho người lao động để khuyến khích họ nỗ lực vươn lên trong thực hiện nhiệm vụ và tự đào tạo nâng cao trình độ, năng lực. Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
+ Có động viên về tinh thần áp dụng đa dạng, phong phú; xây dựng văn hóa tổ chức theo hướng dân chủ, cởi mở, hợp tác để phát huy tối đa tố chất sáng tạo của đội ngũ lao động.
Bất kỳ tổ chức nào muốn tồn tại, phát triển và phát triển bền vững cần làm tốt công tác quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn nhân lực, phải chú ý đến cân đối cung cầu lao động trong không gian và thời gian, cũng như sự biến động thường xuyên quan hệ này. Đặc biệt chú ý đến chính sách sử dụng nguồn nhân lực như: chế độ lương, thưởng, chế độ làm việc...