Xây dựng cơ cấu đội ngũ CBCC hợp lý

Một phần của tài liệu Luận văn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 106 - 108)

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của

3.2.4. Xây dựng cơ cấu đội ngũ CBCC hợp lý

Hiện tại, thực trạng cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ CBCC cấp xã của huyện Vĩnh Bảo là đội ngũ cán bộ trẻ và cán bộ, cơng chức nữ cịn ít. Do vậy, cần có những giải pháp đồng bộ về công tác sử dụng cán bộ, cơng chức đảm bảo tính kế thừa và bình đẳng giới trong công tác cán bộ.

- Cần nâng cao nhận thức, quan điểm của các cấp ủy, chính quyền các xã về sự cần thiết và ưu điểm của việc trẻ hóa đội ngũ CBCC cấp xã, có các chủ trương, chính sách về việc trẻ hóa cán bộ.

Để trẻ hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, cần thực hiện chủ trương tuyển sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học tại địa phương hoặc từ nơi khác tình nguyện về cơng tác tại xã, bố trí giữ các chức danh công chức ở xã; tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để đủ chuẩn theo quy định; nếu đủ điều kiện thì giới thiệu bầu giữ chức vụ cán bộ chính quyền cấp xã.

Có chính sách thu hút, đãi ngộ cao đối với các cán bộ trẻ, có trình độ cao về công tác tại các xã của huyện. Ví dụ: lương bổng, các khoản trợ cấp vật chất, cơ hội thăng tiến trong công việc... Ưu tiên các cán bộ trẻ có năng lực, trình độ, có bằng cấp chun mơn phù hợp và là người địa phương về công tác tại quê hương. Những chính sách đãi ngộ tốt, những cơ hội thăng tiến trong công việc và truyền thống của quê hương sẽ là những điều kiện lý tưởng để các cán bộ trẻ có năng lực, trình độ tốt muốn cống hiến cho địa phương.

Đào tạo, bồi dưỡng về chun mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước đối với cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã đương nhiệm đang ở độ tuổi dưới 30, có điều kiện và khả năng phát triển.

- Trao thử thách, tạo cơ hội cho các cán bộ trẻ

Có một thực tế tại nhiều địa phương trên cả nước là các cán bộ trẻ được tuyển dụng, hoặc được tạo điều kiện tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, nhưng về địa phương thì chỉ được giao những nhiệm vụ khơng hoặc rất ít liên quan đến chun mơn được đào tạo, do vậy khơng thể phát huy vai trị của đội ngũ này. Để đội ngũ cán bộ, công chức trẻ phát huy hết năng lực và trình độ chun mơn, cấp ủy, chính quyền cấp xã cần thay đổi cách nhìn nhận về cán bộ trẻ, mạnh dạn trao thử thách, tạo cơ hội để họ chứng minh thực lực.

- Tạo nguồn nhân lực cán bộ, công chức; gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch từng chức vụ, chức danh cán bộ, cơng chức chính quyền

Tăng cường nguồn nhân lực trẻ có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chun mơn phù hợp, có năng lực, sức khỏe, tài năng và nhiệt huyết với công việc về làm việc tại các xã, bổ sung đội ngũ cán bộ tham mưu công tác tổ chức, kiểm tra, tuyên giáo, dân vận của Đảng ở cơ sở, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội cấp xã; giữ vững an ninh chính trị - trật tự an tồn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và xây dựng nơng thơn mới.

- Kiện tồn, bố trí, sắp xếp lại cán bộ, cơng chức chính quyền

+ Đối với cán bộ, cơng chức cấp xã chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định của vị trí cơng việc đang đảm nhiệm thì cơ quan có thẩm quyền kiện tồn tổ chức, sắp xếp, chuyển đổi vị trí cơng tác khác phù hợp.

+ Đối với cơng chức đã có bằng cấp chun môn từ trung cấp trở lên nhưng không phù hợp với chức danh đảm nhiệm thì UBND cấp xã trình UBND cấp huyện xem xét chuyển đổi vị trí khác cho phù hợp.

- Thực hiện việc điều động, luân chuyển cán bộ, công chức về cơ sở: Việc điều động, luân chuyển cán bộ, công chức các cấp về giữ các chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã phải căn cứ theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tạo điều kiện để rèn luyện, thử thách, đào tạo, bồi dương, giúp cán bộ, công chức trưởng thành hơn, toàn diện hơn, vững vàng hơn; khắc phục tâm lý chủ quan, thỏa mãn dẫn đến bảo thủ, độc đoán khi cán bộ lâu năm ở một vị trí, địa bàn; đồng thời thực hiện chủ trương bố trí cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương, cán bộ chủ chốt không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. CBCC được điều động, ln chuyển về cấp xã phải có trình độ đại học chuyên môn, đủ năng lực và đảm bảo tiêu chuẩn của vị trí cơng tác được điều động, luân chuyển đến.

Một phần của tài liệu Luận văn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 106 - 108)