Tổ chức thực hiện đánh giá

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn thiên hòa an (Trang 29 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Nội dung đánh giá thực hiện công việc

1.2.6. Tổ chức thực hiện đánh giá

Vấn đề quan trọng đầu tiên cần được quan tâm trong tổ chức thực hiện đánh giá là phân định trách nhiệm và cơ chế phối kết hợp. Thông thường trong công tác ĐGTHCV, cán bộ quản lý cấp cao chỉ tham gia chỉ đạo phương hướng và mục đích đánh giá, quyết định cuối cùng về chương trình đánh giá và các biện pháp liên quan. Hỗ trợ các bộ phận chuyên trách thông qua các quyết định về đầu tư nguồn lực cho đánh giá. Còn đối với bộ phận

chuyên trách về quản trị nhân lực thì tham gia thiết kế, xây dựng, triển khai thực hiện, điều phối tổng hợp kết quả chương trình đánh giá. Bộ phận này cịn tham gia lựa chọn thiết kế phương pháp đánh giá, lựa chọn người đánh giá đào tạo người đánh giá, tổ chức đào tạo người đánh giá, đề xuất biện pháp khắc phục thiếu sót trong đánh giá khi cần, quản lý và triển khai sử dụng kết quả đánh giá. Riêng đối với cán bộ quản lý trực tiếp, họ tham gia vào công tác đánh giá với vai trị là người trực tiếp triển khai chương trình đánh giá ở đơn vị mình quản lý, tổng hợp thông tin kết qủa liên quan và trực tiếp tham gia phỏng vấn đánh giá. Báo cáo và chịu trách nhiệm về kết quả ĐGTHCV của các nhân viên cấp dưới. Sau khi thực hiện đánh giá chúng ta có kết quả đánh giá, để phát huy hết tác dụng của kết quả đánh giá cần thực hiện phỏng vấn đánh giá để người lao động biết được kết quả đánh giá của mình giúp họ có phương hướng thực hiện công việc trong kỳ tiếp theo.

Phỏng vấn đánh giá cũng là một nội dung quan trọng trong khâu tổ chức ĐGTHCV. Mục đích của phỏng vấn đánh giá: Phỏng vấn đánh giá nhằm cung cấp cho người động những thông tin phản hồi nhằm kích thích, động viên họ tự hồn thiện và thực hiện công việc tốt hơn. Các phương pháp phỏng vấn có thể áp dụng trong phỏng vấn đánh giá:

Phỏng vấn hướng dẫn: là hình thức mà cấp quản trị cho cấp dưới biết kết quả ĐGTHCV của họ và thuyết phục họ đưa ra các mục tiêu cải tiến nếu cần;

Phương pháp phỏng vấn theo chỉ dẫn: là cuộc phỏng vấn khơng theo bài bản có sẵn, cấp dưới được đối thoại với cấp trên về các năng lực và những hạn chế.

Phỏng vấn giải quyết vấn đề: cấp trên và cấp dưới thảo luận thẳng thắn, cởi mở các vấn đề liên quan đến kết quả và các biện pháp cải tiến tình hình thực hiện cơng việc mang tính chất xây dựng và dàn xếp ổn thoả.

Sau quá trình đánh giá kết quả thực hiện công việc, bộ phận quản lý nguồn nhân lực của đơn vị, tổ chức sẽ thu được những dữ liệu về quá trình hoạt động của mỗi nhân viên, những thành tích và những mặt cịn hạn chế của họ. Đó chính là những căn cứ để phục vụ các nghiệp vụ nhân sự khác.

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn thiên hòa an (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)