u cầu của đào tạo nghề đóng vai trị quan trọng trong việc đột phá chất lượng đào tạo nghề. Yêu cầu của đào tạo nghề có chức năng như điểm tham chiếu then chốt để xác định đầu ra và chất lượng đầu ra để từ đó hướng tới việc đào tạo con người đáp ứng những nhu cầu nghề nghiệp cụ thể. Yêu cầu tạo ra điểm bắt đầu để xây dựng các chương trình Đào tạo nghề hướng tới cầu lao động.
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước, kinh tế hội nhập thế giới, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Q trình đó địi hỏi phải có sự chuyển biến trên tất cả các mặt của nền kinh tế, trong đó nguồn lao động hưởng BHTN cần phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Nguồn lao động phải có sức khỏe tốt để đáp ứng với đòi hỏi yêu cầu của xã hội.
- Nguồn lao động phải có trình độ chun mơn cao và có kỹ năng, tay nghề thành thạo đáp ứng yêu cầu mở rộng và nâng cao trình độ phát triển của xã hội
- Nguồn lao động có ý thức trách nhiệm và tinh thần kỷ luật cao, lòng nhiệt huyết với nghề.
- Nguồn lao động phải luôn năng động, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu cái mới.
Trước yêu cầu của xã hội, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi NLĐ hưởng BHTN phải có sự thay đổi về mặt chất lượng. Điều này chỉ có thể được thơng qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp, trong đó yêu cầu đào tạo nghề cho người lao động hưởng BHTN trên các mặt sau:
1.3.1. Về ngành nghề đào tạo.
Ngành nghề đào tạo cho người lao động hưởng BHTN cần phong phú đa dạng, đặc biệt là phải đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, ngành nghề đào tạo phải đảm bảo được tính hiện đại phù hợp với nhu cầu thực tế, cũng như mong muốn của người lao động hưởng BHTN
Thời gian đào tạo tổ chức khá đa dạng: 1,5 tháng/khóa, 2 tháng/khóa, 3 tháng/khóa, 4 tháng/khóa, 6 tháng/khóa nhưng tập trung chủ yếu ở 2 dạng khóa 3 tháng và khóa 6 tháng, khóa đào tạo 3 tháng chiếm 60%, và 6 tháng chiếm 40% [1]
1.3.2. Về hình thức đào tạo.
Đối với nội dung về hình thức đào tạo nghề cho người lao động hưởng BHTN, đặc điểm của lao động này đã tạo nên sự phong phú về các nội dung và hình thức đào tạo cho người lao động hưởng BHTN.
Hình thức đào tạo qua các lớp đào tạo tập trung ngắn hạn kéo dài trong vịng từ 3- 6 tháng.
Các hình thức đào tạo cần được phong phú tạo điều kiện giúp cho NLĐ có thể lựa chọn để người học phù hợp với hồn cảnh của mình. Thời gian đầu các CSDN thực hiện đào tạo người đang hưởng TCTN cùng với những học viên khác nhưng do nhiều yếu tố khách quan (người đang hưởng TCTN khơng đảm bảo về lượng chương trình, bỏ ngang, gây tâm lý không tốt đến học viên khác,…) nên hầu hết các CSDN đang thực hiện đào tạo tập trung chủ yếu và ngày cuối tuần và ngoài giờ hành chính.
1.3.3.Về chất lượng đào tạo.
Hệ thống ngành nghề đào tạo ngày càng được mở rộng. Trong hệ thống các ngành nghề, các ngành nghề đáp ứng được nhu cầu của NLĐ hưởng BHTN ngày càng được mở rộng.
Sự khắt khe về yêu cầu nguồn lao động bắt nguồn từ đặc thù của các ngành này.
Kết thúc quá trình đào tạo người lao động được cấp chứng chỉ đào tạo nghề. Và đặc biệt, phải tìm được việc làm để nhanh chóng trở về với thị trường lao động thực hiện theo đúng chương trình đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề tại địa phương (đảm bảo thời lượng đủ 255 giờ trở lên theo đúng tiêu chuẩn chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp do Tổng Cục Dạy nghề ban hành). Do kinh phí hỗ trợ thấp nên nhiều chương trình có thể đào tạo trong thời gian 3 tháng được xây dựng thành 06 tháng. Xu hướng này đang diễn ra khá phổ biến tại các CSDN.
Theo đánh giá của các cơ quan, đơn vị, CSDN có liên quan thì chương trình dạy nghề nói chung chưa theo kịp với nhu cầu của xã hội, chưa tạo động lực đối với người học, một số nghề là thế mạnh nhưng chưa có chương trình.