2 3 Cách thức tổ chức thực hiện
3.1.1 Định hướng phát triển công tác đào tạo nghề nói chung
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới hệ thống Dạy nghề, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và xã hội, phù hợp với bối cảnh trong nước và khu vực. Đây là đặc điểm nổi trội trong “ Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2011 – 2020” trong đó việc phát triển nguồn nhân lực đặc biệt “Nguồn nhân lực chất lượng cao” được xác định là một đột phá chiến lược đối với đất nước hướng tới trở thành nước CNH – HĐH. Vì vậy, đạt được đột phá chất lượng đào tạo nghề là đại diện cho mục tiêu chính và là căn bản để tạo ra thị trường lao động chung ASEAN. Phù hợp với chiến lược này, chiến lược phát triển dạy nghề Việt Nam 2011 - 2020 nhằm “ Cải thiện chất lượng và quy mô
dạy nghề, đáp ứng nhu cầu các ngành nghề có nhu cầu cao về nhân lực trong nước và xuất khẩu lao động”. Đến năm 2020, dạy nghề cần đáp ứng nhu cầu
thị trường lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, và trình độ đào tạo, đồng thời góp phần vào việc tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội. Chất lượng đào tạo nghề cần đạt trình độ của các nước phát triển trong khu vực ASEAN và toàn thế giới.
Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trở thành nước CNH- HĐH vào năm 2020. Đào tạo nghề đóng vai trị trung tâm trong mục tiêu này: nhu cầu về lao động lành nghề tăng đều đặn do nền kinh tế của đất nước đang tiếp tục tăng trưởng và yêu cầu tăng khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên tồn cầu. Hiện tại, Việt Nam cịn thiếu cơng nhân lành nghề và kỹ thuật viên được đào tạo thực tế, mặc dù có khoảng 1,4 triệu người gia nhập thị trường lao động mỗi năm. Chỉ khoảng 27% lao động hiện đang được đào tạo phù hợp với công việc họ đảm nhiệm, trong khi chỉ 15% đã hồn thành đào tạo nghề chính thức. Do đó, Chính phủ Việt Nam đã coi hoạt động đào tạo nghề và thúc đẩy việc làm là trọng tâm trong các mục tiêu phát triển. Theo kế hoạch, đến năm 2020, số lượng công nhân lành nghề được đào tạo sẽ chiếm 55% lực lượng lao động, so với con số hiện tại là 30% và 30% hiện tại này sẽ hoàn thành thành cơng chương trình đào tạo nghề trung hoặc cao cấp. Đồng thời, với mong muốn điều chỉnh hoạt động đào tạo nghề cho phù hợp với nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp. Vì vậy, chính phủ đang thúc đẩy việc mở rộng đào tạo nghề và cải tiến chất lượng đào tạo theo định hướng kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã định hướng: “Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội”. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 nêu quan điểm: “Đặc biệt, phải chuyển nhanh hệ thống đào tạo nhân lực sang hoạt
động theo cơ chế đào tạo theo nhu cầu xã hội và thị trường lao động, nhất là các ngành trọng điểm”.
Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 nêu quan điểm: “Phát
triển dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội; là một nội dung quan trọng của chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; đòi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động và NLĐ để thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động”.
Đột phá chất lượng đào tạo nghề gắn với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 -2020 và Chiến lược phát triển dạy nghề 2011 -2020.
Phát huy vai trò cốt lõi của đào tạo nghề theo định hướng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và hội nhập ASEAN.