2 3 Cách thức tổ chức thực hiện
3.3 Hệ thống các giải pháp
3.3.1 Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề
“Mọi cải cách giáo dục đều bắt nguồn từ người giáo viên, khơng có hệ thống giáo dục nào vượt quá tầm những người giáo viên làm việc cho nó” UNESCO.
Luật giáo dục 2005 quy định:
“ Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục [ 14 điều 15].
Muốn nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động hưởng BHTN trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Giáo viên là yếu tố có vai trị quyết định hàng đầu đến chất lượng đào tạo, giáo viên dạy nghề trước hết phải yêu nghề mới có thể khuyến khích đam mê, sự sáng tạo nghề nghiệp, hỗ trợ cho học trị trong q trình truyền nghề.
Giáo viên dạy nghề có đặc thù: vừa phải có trình độ chun mơn và tay nghề cao, vừa phải có năng lực sư phạm để có thể dạy nghề thực hành, vừa là nhà kỹ thuật đồng thời là nhà quản lý để có thể dạy lý thuyết nghề và quản lý dạy học.
Đội ngũ giáo viên dạy nghề cho NLĐ hưởng BHTN còn hạn chế về tay nghề cũng như kinh nghiệm thực tế sản xuất, vì đa số sau khi tốt nghiệp tại các trường sư phạm kỹ thuật thì đi dạy ln, họ nghiêng về phía giảng dạy lý thuyết, dạy lại những gì mới học.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chúng ta đã xây dựng và Thủ tướng Chính phủ đã chính thức thơng qua Chiến lược “Phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020”. Trong đó, đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, đến năm 2020 đạt 55%; số lao động qua đào tạo nghề đến năm 2015 là 23,5 triệu người, đến năm 2020 là 34,4 triệu trong đó số học trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề tương ứng là 4,8 triệu và 8,0 triệu; đáp ứng yêu cầu giảng dạy ở các trình độ khác nhau, đội ngũ giáo viên dạy nghề, người dạy nghề cần được phát triển tương ứng về số lượng, đảm bảo chất lượng. Đến năm 2015, số giáo viên dạy nghề cần có khoảng 51.000 người, trong đó số giáo viên dạy CĐN, TCN là 37.000 người, tỷ lệ giảng viên dạy cao đẳng nghề có trình độ thạc sỹ đạt trên 25%. Các số liệu tương ứng vào năm 2020 là 77.000, 59.000 và 40%. Giáo viên dạy ở các nghề trọng điểm ở các cấp độ khác nhau, cần có định hướng xây dựng và phát triển phù hợp, theo chúng tôi đối với giáo viên dạy các nghề trọng điểm khu vực, quốc tế cần đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn về kỹ năng nghề, năng lực sư phạm, ngoại ngữ theo chuẩn, chương trình của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; giáo viên dạy ở các nghề trọng điểm quốc gia cần đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn quốc gia về trình độ, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm; đối với những người có chun mơn tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng công nghệ mới, kỹ năng dạy học và các năng lực khác. Vì vậy, đến năm 2015 chúng ta cần:
- Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển bổ sung mới 20.000 giáo viên dạy CĐN, TCN.
-Bồi dưỡng đạt chuẩn kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho 10.00 giáo viên chưa đạt chuẩn về kỹ năng nghề hoặc nghiệp vụ sư phạm dạy nghề để đến năm 2015, 100% giáo viên đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề. Trong đó, đối với giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia có trình độ kỹ năng nghề cao hơn một bậc so với trình độ kỹ năng nghề đào tạo tương ứng.
- Bồi dưỡng về kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn các nước tiên tiến cho 6.000 giáo viên dạy các nghề đầu tư quốc tế, khu vực ASEAN và các giáo viên giỏi khác.
-Đào tạo, nâng cao trình độ tiếng Anh, tin học cho giảng viên các trường có nghề đầu tư cấp độ quốc tế và khu vực, trước hết là 5 trường dự kiến đạt chuẩn quốc tế vào năm 2015.
Để đạt được các mục tiêu trên, chúng ta cần thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp trong đó chú trọng các giải pháp cơ bản sau đây:
Một là, đối với giáo viên dạy sơ cấp nghề và tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn, chủ yếu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nghề và kỹ năng dạy học, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp.
Hai là, đối với giáo viên dạy các nghề không nằm trong danh mục nghề trọng điểm, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa kỹ năng nghề.
Ba là, đối với giáo viên dạy các nghề trọng điểm quốc gia, năm 2012 và
2013, hoàn thành xây dựng chương trình và tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghề để bảo đảm đến năm 2014, 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề; đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng phương pháp thực hành, hoạt động nhóm; đổi mới nội dung và hình thức tổ chức thực tập sư phạm; phối hợp với Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, định kỳ hàng năm đưa giáo viên dạy nghề đi thực tế, rèn luyện kỹ năng nghề, chia sẻ kỹ thuật, công nghệ mới... tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Bốn là, đối với giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN và quốc tế, giai đoạn từ nay đến 2015, tổ chức đào tạo giáo viên theo chuẩn chương trình của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và trên thế; bồi dưỡng, nâng cao tiếng Anh cho giáo viên giảng dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế và giáo viên của các trường đạt đẳng cấp quốc tế.
Năm là, để thực hiện các nhiệm vụ trên, cần thiết phải thiết kế lại mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề bao gồm: các trường sư phạm kỹ thuật, Học viện dạy nghề, các khoa sư phạm dạy nghề tại một số trường cao đẳng nghề. Trong đó các trường ĐHSP Kỹ thuật, ngoài việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề còn làm nhiệm vụ đào tạo giáo viên hạt nhân cho các khoa sư phạm dạy nghề thuộc trường CĐN; đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ cho giáo viên dạy nghề, trước hết là giáo viên dạy trình độ CĐN, tham gia biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; nghiên cứu và ứng dụng khoa học sư phạm dạy nghề; Học viện dạy nghề thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, nghiên cứu khoa học dạy nghề; các Khoa sư phạm dạy nghề ở một số trường cao đẳng nghề thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, công nghệ mới cho giáo viên dạy nghề. Cùng với việc thiết kế lại mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, sẽ xây dựng các trung tâm đánh giá để đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề và cho người lao động khác nói chung.
Sáu là, tăng cường nguồn lực phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề
- Tăng cường các nguồn lực để phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề gồm: nguồn ngân sách nhà nước, đóng góp của người học theo quy định của pháp luật, huy động các nguồn lực xã hội hoá, đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo nguồn lực phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề cho tồn hệ thống (khơng phân biệt hình thức sở hữu).
- Các dự án về dạy nghề vốn ODA, ADB... phải dành một tỷ lệ kinh phí nhất định để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, nhất là tổ chức cho giáo viên dạy nghề đi rèn luyện kỹ năng, phương pháp giảng dạy ở các nước tiến tiến, có dạy nghề phát triển.
Bảy là, hồn thiện hệ thống cơ chế, chính sách để phát triển đội ngũ giáo
viên dạy nghề
- Rà sốt, bổ sung, hồn thiện các quy định, chế độ, chính sách về đãi ngộ, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề: Xây dựng và ban hành bảng lương riêng đối với giáo viên dạy nghề, quy định phụ cấp đối với giáo viên đạt chuẩn kỹ năng nghề, quy định Nhà nước chi trả học phí đào tạo đối với những người được tuyển dụng vào làm giáo viên dạy nghề.
- Đồng thời với ban hành chính sách, cần tổ chức kiểm tra, giám sát đảm bảo việc thực hiện các chế độ, chính sách nhằm tạo động lực thu hút giáo viên dạy nghề toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp đổi mới và phát triển dạy nghề.
- Có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư cho các trường cao đẳng nghề có khoa sư phạm dạy nghề; hỗ trợ kinh phí xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề…
Thực hiện tốt các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề góp phần quan trọng thực hiện thành cơng và có hiệu quả chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020 nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước./.