Tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của người lao động về đào

Một phần của tài liệu Luận văn đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 76 - 77)

2 3 Cách thức tổ chức thực hiện

3.1.3 Tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của người lao động về đào

đào tạo lại, nghề nghiệp và việc làm.

Nhận thức chính sách hỗ trợ học nghề đối với người thất nghiệp nhằm nâng cao tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp, giúp người lao động có nhiều cơ hội tiếp cận việc làm mới, với thu nhập cao hơn khi tham gia thị trường lao động và hạn chế tình trạng tái thất nghiệp, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp

với các ban, ngành có liên quan tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lao động, doanh nghiệp, cơ sở doanh nghiệp và cơng đồng nói chung.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền: về các chế độ, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp với nhiều hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm nâng cao nhận thức về bảo hiểm thất nghiệp, nhất là người lao động ở vùng sâu vùng xa, ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp tục tổ chức các hội nghị tập huấn cho cán bộ thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, cán bộ nhân sự tại các doanh nghiệp, tổ chức.

Các cơ quan phát thanh, truyền hình, các phương tiện báo chí cần đẩy mạnh tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động hưởng BHTN; biến các phương tiện thông tin đại chúng trên thành những kênh thông tin quan trọng nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về dạy nghề cho người lao động hưởng BHTN.

- Biên soạn các tài liệu tuyên truyền đến từng người, các kế hoạch, mục tiêu đào tạo nghề đến từng cơ sở đào tạo nghề và người lao động hưởng BHTN.

- Tuyên truyền các mơ hình tổ chức đào tạo nghề, những lao động sau khi được đào tạo nghề đã tìm được việc làm.

- Tuyên truyền về các chính sách ưu đãi đối với người lao động được hưởng BHTN.

Một phần của tài liệu Luận văn đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 76 - 77)