Mục tiêu phát triển chương trình dạy nghề

Một phần của tài liệu Luận văn đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 79 - 82)

2 3 Cách thức tổ chức thực hiện

3.2. Mục tiêu phát triển chương trình dạy nghề

3.2.1 Mục tiêu chung

Với quan điểm “Phát triển giáo dục toàn diện cả về lý thuyết lẫn thực hành”. Hội nghị ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 khóa IX về giáo dục, đào tạo và Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp “Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động”.

Đại hội đảng toàn quốc lần thứ X cũng chỉ rõ “ Phát triển mạnh hệ thống

giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo nghề”.

Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.

3.2.2 Mục tiêu cụ thể.

- Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH đã chỉ đạo các phòng quản lý nhà nước về BHTN và dạy nghề phối hợp với TTGTVL rà soát, đánh giá, tiếp xúc, vận

động các CSDN trên địa bàn tham gia đào tạo người đang hưởng TCTN (Sở LĐ-TB&XH Tp. TTGTVL Hà Nội thiết lập quan hệ mật thiết đối với 04 CSDN thường xuyên đào tạo đối tượng hưởng TCTN).

- Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp và người sử dụng lao động trong việc cùng với các cơ sở dạy nghề, đào tạo lại nghề, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động hưởng BHTN thường xun. Có chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp và người sử dụng lao động khi tham gia đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho NLĐ hưởng BHTN.

- Tăng cường khả năng, giới thiệu học nghề tại Trung tâm GTVL, thơng qua việc nắm tình hình cung cầu của thị trường lao động, hướng dẫn người lao động học nghề mới mà thị trường lao động đang có nhu cầu, nhằm đảm bảo giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi được đào tạo nghề, sớm có việc làm.

- Quy định trách nhiệm tư vấn học nghề là mục tiêu hàng đầu của Trung tâm GTVL để sớm đưa người lao động thất nghiệp quay lại thị trường lao động.

- Có quy định về trách nhiệm của các cơ sở dạy nghề và cơ chế ưu đãi, bình đẳng của các cơ sở khi tham gia dạy nghề cho lao động thất nghiệp.

Xây dựng mức kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp nhận lao động thất nghiệp đã học nghề vào làm việc.

- Hỗ trợ 100% học phí theo thực tế cho người lao động học nghề có thời hạn dưới 3 tháng, tối đa khơng q 3 triệu đồng/khóa học;

- Hỗ trợ 6 tháng chi phí cho người lao động thất nghiệp học sơ cấp nghề có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng, học trung cấp nghề có thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng, học cao đẳng nghề có thời hạn từ 24 tháng đến 36 tháng với mức chi phí do pháp luật Dạy nghề quy định.

- Thời điểm người lao động được hỗ trợ học nghề: trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, từ ngày có quyết định hỗ trợ học nghề của Giám đốc sở Lao động Thương binh và Xã hội,

- Thời gian được hỗ trợ học nghề trong vịng 6 tháng đầu của khóa học. - Người lao động có quyền được lựa chọn hình thức đào tạo nghề, cơ sở dạy nghề và nghề học phù hợp với khả năng của bản thân và hồn cảnh gia đình, theo tư vấn, hướng dẫn của Trung tâm giới thiệu việc làm; được nhận quyết định hỗ trợ học nghề.

Người lao động có nhu cầu học nghề phải có cam kết hồn thành khóa đào tạo, trường hợp vi phạm cam kết sẽ phải bồi thường toàn bộ số tiền đã hỗ trợ.

- Sau khi nhận được quyết định hỗ trợ học nghề, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chuyển tồn bộ tiền hỗ trợ được ghi rõ theo quyết định của cơ quan lao động cho cơ sở dạy nghề. Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm tiếp nhận người lao động vào học nghề; ký kết hợp đồng đào tạo với người lao động; thông báo hằng tháng về tình hình tham gia học tập của người lao động với cơ quan lao động.

3.2.3 Lấy hiệu quả kinh tế xã hội là thước đo của đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp. người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Hiệu quả kinh tế xã hội là thước đo, là tiêu chuẩn đánh giá của mọi hoạt động kinh tế xã hội. Vì vậy, đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội cũng cần tuân thủ những yêu cầu, nguyên tắc đó. Đặc biệt, kết quả đào tạo nghề tạo nên những người lao động khơng chỉ có trình độ chun mơn nghề nghiệp mà cịn phải vận dụng linh hoạt những kiến thức đó vào hoạt động kinh tế xã hội mang lại thu nhập cho người lao động ni sống bản thân mình và gia đình. Đồng thời, tạo được sức chuyển mới về phát triển kinh tế xã hội.

Đảm bảo yêu cầu sử dụng sức lao động của nền kinh tế với trình độ và phương thức đào tạo; gắn đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động với sử dụng đầy đủ, hợp lý, thực hiện đa dạng hóa các hình thức nâng cao chất lượng lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp là những điều kiện để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động hưởng

bảo hiểm thất nghiệp. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu vừa là tiêu chuẩn đánh giá mọi hoạt động nâng cao chất lượng nguồn lao hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Thủ đô.

Một phần của tài liệu Luận văn đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 79 - 82)