2 3 Cách thức tổ chức thực hiện
3.3 Hệ thống các giải pháp
3.3.5 Nâng cao nhận thức về phát triển dạy nghề cho người lao động
hưởng Bảo hiểm thất nghiệp..
Hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, đã và đang đứng trước những khó khăn, thách thức như sự biến động và thay đổi công nghệ, sự
di chuyển nhân lực, khủng hoảng tài chính, tỷ lệ thất nghiệp cịn cao…, trong khi đó, phần lớn lực lượng lao động lại chưa qua đào tạo. Thực tế, q trình đào tạo dạy nghề khơng phải chỉ dựa vào sự nỗ lực của cá nhân, hay dựa vào các khả năng, kỹ năng đơn lẻ, do đó vai trị của giáo viên dạy nghề rất quan trọng.
PGS.TS. Cao Văn Sâm cho biết, Tổng cục Dạy nghề đã trình Bộ Chính trị và Chính phủ đề án phát triển dạy nghề đến năm 2020, nội dung chủ đạo là làm sao đến thời điểm đó có thể phát triển công tác dạy nghề với quy mô hợp lý, phù hợp với cơ cấu ngành nghề, tập trung nâng cao chất lượng dạy nghề, trọng tâm là nâng cao các yếu tố có ảnh hưởng liên quan mà quyết định nhất là nâng cao đội ngũ giáo viên dạy nghề trên cơ sở đáp ứng được yêu cầu đào tạo và triển khai các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển hệ thống dạy nghề tiếp cận trình độ trong nước cũng như khu vực và thế giới. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên dạy nghề Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập cả về số lượng và trình độ. Do đó, thời gian tới, cơng tác đào tạo, nâng cao chất lượng lực lượng lao động này cần được chú trọng hơn nữa, tăng cường tỷ trọng giáo viên dạy tích hợp (dạy lý thuyết và thực hành), bởi trong chương trình đào tạo khung thiết kế theo mô đun và môn học. Hơn nữa, thị trường lao động và bản thân các doanh nghiệp đều đòi hỏi cao về kỹ năng thực hành của học viên, vậy nên, với vai trò là người dạy, đội ngũ giáo viên phải có kiến thức sâu, trình độ hiểu biết, kỹ năng thực hành cũng như năng lực sư phạm. Bên cạnh đó, một vấn đề phải tính đến là có nâng cao trình độ cho giáo viên dạy nghề theo hướng tiếp cận với khu vực và thế giới thì các chứng chỉ, bằng cấp cấp cho học viên mới được khu vực và thế giới cơng nhận. Có như vậy, lao động Việt Nam mới hội nhập được với các quốc gia khác.
Để nâng cao nhận thức về phát triển dạy nghề cho người lao động hưởng Bảo hiểm thất nghiệp thì Chính quyền các cấp phải quán triệt tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng XI về vai trị, vị trí của dạy nghề trong phát triển
nguồn nhân lực và trong chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực của đất nước thời kỳ 2011 - 2020 để chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của Bộ, ngành địa phương và tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội nghề nghiệp quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020 và tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp, tổ chức mình thực hiện, đồng thời góp phần làm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề.
Cuối cùng phải tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường; hình thành các bộ phận chuyên trách làm công tác tư vấn, hướng nghiệp cho người học nghề.