Các hình thức kích thích đào tạo:

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn đào tạo và cung ứng nhân lực việt nam (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

2.2.2.3.Các hình thức kích thích đào tạo:

2.2. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

2.2.2.3.Các hình thức kích thích đào tạo:

Để kích thích lao động, doanh nghiệp cần phải có một cơ chế đãi ngộ hấp dẫn. Cơ chế đọ đãi ngộ được hiểu theo nghĩa chung nhất là bao gồm toàn bộ lương thưởng, các chế độ phúc lợi; mang tính vật chất hay phi vật chất liên quan đến thể chất hoặc tinh thần của người lao động do doanh nghiệp cung cấp.

Như vậy, cơ chế đãi ngộ bao gồm ba hình thức cơ bản: các lợi ích vật chất trực tiếp, các lợi ích vật chất gián tiếp và sự hài lòng về mặt tâm lý của người lao động. Việc cung cấp các lợi ích vật chất trực tiếp và gián tiếp là cơ chế chung mà chúng ta thường thấy tại các doanh nghiệp. Hình thức thứ ba khó nhìn thấy hơn và số lượng các doanh nghiệp chú ý đến các yếu tố này trong việc thiết kế và thực hiện các cơ chế đãi ngộ cũng ít hơn.

Sự hài lịng về mặt tâm lý của người lao động là kết quả của nhiều lợi ích phi vật chất mà NLĐ có được khi làm việc cho doanh nghiệp. Một môi trường làm việc an tồn, khơng nhàm chán và thân thiện là mong muốn của phần lớn NLĐ. Bên cạnh đó, NLĐ sẽ cảm thấy gắn bó với doanh nghiệp hơn nếu thành tích của họ được ghi nhận và đánh giá, nếu họ có được nhiều cơ hội để học tập hoặc thăng tiến trong việc phát triển nghề nghiệp của mình.

Bên cạnh việc duy trì cả ba hình thức đãi ngộ, doanh nghiệp cần đảm bảo nguyên tắc về sự công bằng và minh bạch trong việc thực hiện các hình thức đãi ngộ này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, NLĐ sẽ có phản ứng tiêu cực ở mức độ cao hơn nếu cho rằng họ được đối xử không công bằng so với trường hợp họ nhận được mức đãi ngộ thấp nhưng cơng bằng.

Ngồi ra,doanh nghiệp cần xây dựng con đường phát triển nghề nghiệp cho NLĐ. Người lao động cần được hỗ trợ để xây dựng con đường phát triển nghề nghiệp của

mình. Cơ hội để thăng tiến và nâng cao vị thế nghề nghiệp luôn phát huy thế mạnh trong việc thúc đẩy NLĐ gắn bó hơn với doanh nghiệp. NLĐ sẽ không cam kết làm việc ở một doanh ngiệp – nơi họ khơng nhìn thấy tương lai cho sự phát triển nghề nghiệp của mình. Đặt biệt trong điều kiện kinh tế mở, NLĐ ngày càng có nhiều thơng tin và có nhiều cơ hội để lựa chọn, quyết định làm việc hay không làm việc cho doanh nghiệp.

Các chính sách về phát triển nghề nghiệp của doanh nghiệp càng rõ ràng, càng chi tiết, NLĐ càng xác định rõ ràng hơn hướng đi của mình và đương nhiên mức độ thúc đẩy họ làm việc để đạt được mục đích đó sẽ cao hơn. Để làm được điều này, doanh nghiệp nên chú ý thực hiện các giải pháp sau:

 Cung cấp đầy đủ các thông tin về cơ hội phát triển nghề nghiệp.

 Tiêu chuẩn hóa các chức danh và các phương thức bổ nhiệm, điều động.

 Hỗ trợ việc lập kế hoạch và thực hiện mục tiêu nghề nghiệp.

 Tạo môi trường để NLĐ học tập.

 Cơ chế để phát triển và đào tạo nhân tài.

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn đào tạo và cung ứng nhân lực việt nam (Trang 34 - 35)