CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
2.2. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
2.2.3.1. Đãi ngộ tài chính:
Là một động lực thúc đẩy nhân viên làm việc nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm, phấn đấu nâng cao hiệu quả công việc. Đãi ngộ tài chính trong doanh nghiệp được thực hiện bằng các cơng cụ tài chính, bao gồm nhiều loại khác nhau như: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi, cổ phần, trợ cấp,…
Tiền lương thể hiện chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi trả công lao động đều hướng tới bốn mục tiêu cơ bản là: thu hút nhân viên, duy trì những nhân viên giỏi, kích thích nhân viên và đáp ứng nhu cầu của pháp luật.
❖ Hệ thống lương, thưởng và đãi ngộ bao gồm:
Tiền lương: tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Đãi ngộ nhân sự
Tiền thưởng: nhằm kích thích đối với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện tốt công việc.
Phụ cấp lương: là tiền trả cơng lao động ngồi tiền lương cơ bản, nó bổ sung cho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc trong những điều kiện không thuận lợi (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp khu vực).
Phúc lợi: bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, hưu trí, nghỉ phép, nghỉ lễ, ăn trưa do doanh nghiệp đài thọ, trợ cấp của doanh nghiệp cho các nhân viên có con hoặc hồn cảnh khó khăn,…
❖ Một hệ thống lương, thưởng tốt phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Công bằng: mức lương, thưởng phải tương xứng với giá trị công việc và được xác định căn cứ vào kết quả làm việc.
Cạnh tranh: mức lương, thưởng phải ngang bằng với mức các đối thủ cạnh tranh. Linh hoạt: mức lương, thưởng có thể được điều chỉnh cho phù hợp với từng nhân viên. Cập nhật: mức lương, thưởng phải được điều chỉnh kịp thời với những thay đổi như: lạm phát, khối lượng công việc, trách nhiệm,…