Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thanh tra ngành Nội vụ ở tỉnh Cao Bằng. (Trang 38 - 44)

2.3.2.1.Hạn chế

Trong thời gian qua, thanh tra ngành Nội vụ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đạt được một số kết quả quan trọng góp phần tích cực vào việc cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, hồn thiện thể chế liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Nội vụ trên địa bàn tỉnh góp phần việc thực hiện quản lý Nhà từ địa phương đến Trung ương. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một số hạn chế trong thựctiễn thực hiện chính sách thanh tra ngành Nội vụ thể hiện trên một số khía cạnh chính như sau:

Một là, một số mặt cịn hạn chế trong đội ngũ cán bộ, cơng chức thực hiện chính

sách thanh tra Nội vụ.

Thứ nhất, về số lượng, biên chế của các cơ quan thanh tra nói chung cũng như đội

ngũ thanh tra ngành nhìn chung cịn thiếu. Thanh tra ngành Nội vụ hoạt động rộng về địa bàn, đông về đối tượng nhưng số lượng cán bộ chuyên trách tại Thanh tra Sở hiện nay chưa đủ (5 biên chế), cịn có cơng chức Thanh tra Sở chưa được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên; chưa đảm bảo về cơ cấu. Có thể nói, việc khơng đồng bộ giữa tiêu chuẩn, chỉ tiêu, biên chế công chức thanh tra ngành với đội ngũ cơng chức đang tồn tại cũng như địi hỏi thực tế về tăng cường nhân sự, nhân lực thực hiện hoạt động thanh tra ngành đã gây khó khăn cho việc thực hiện chính sách thanh tra ngành Nội vụ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Thứ hai, về chất lượng thanh tra viên ngành cịn hạn chế. Có thể nói trình độ thanh

tra viên, công chức thanh tra hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu của công việc đặc biệt với lĩnh vực thanh tra ngành Nội vụ đòi hỏi những kiến thức chuyên sâu về ngành Nội vụ và kiến

thức tổng hợp các lĩnh vực.

Mặc dù số cơng chức thanh tra đều có trình độ đại học trở lên, nhưng số cơng chức (chỉ có 01 cơng chức có chun ngành Luật) cịn có ngành chưa phù hợp với chun mơn nghiệp vụ về lĩnh vực nội vụ (không phải là chuyên ngành luật). Việc đào tạo nghiệp vụ thanh tra cơ bản chủ yếu qua những khóa tập huấn hoặc bồi dưỡng ngắn hạn. Trong khi đó, địi hỏi của cơng tác thanh tra thì mỗi cơng chức thanh tra phải được trang bị nhiều chuyên ngành khác nhau, những kiến thức tổng quát về quản lý nhà nước, pháp luật... mới có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Có thể khẳng định rằng, với số lượng và năng lực của thanh tra viên, công chức của Thanh tra Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng như hiện nay khó có thể hồn thành nhiệm vụ được giao.

Hai là, hạn chế trong triển khai thực hiện hoạt động thanh tra ngành

Nội dung chuyên đề thanh tra ngành Nội vụ gồm: 11 lĩnh vực, nhưng trên thực tế hoạt động thanh tra cịn có tình trạng vừa chồng chéo, vừa trùng lặp, vừa bỏ trống, cụ thể như đã nêu ở phần thực trạng như: lĩnh vực chính quyền địa phương,địa giới hành chính; quản lý nhà nước về cơng tác tơn giáo thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của ngành nội vụ trên địa tỉnh nhưng trong các cuộc thanh tra của Sở chưa đưa nội dung này vào kế hoạch thanh tra hằng năm. Nguyên nhân của việc trên là do số lượng cơng chức thanh tra hiện được bố trí ít, trong khi nội dung thanh tra thuộc phạm vi thực hiện của thanh tra ngành nội vụ là khá lớn, nội dung quản lý nhà nước về công tác tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, phạm vi quản lý rộng nên quá trình nắm bắt nội dung chưa sâu, bên cạnh đó, cịn thiếu những văn bản quy phạm trong công tác tôn giáo do vậy ở lĩnh vực này công tác thanh tra chưa thực hiện được.

Số lượng các cuộc thanh tra được thực hiện hàng năm cịn ít: Theo biểu tổng hợp, phân tích số liệu cho thấy, trung bình mỗi năm thanh tra Sở thực hiện 02 cuộc thanh tra/năm, mỗi cuộc thanh tra, đoàn thanh tra thực hiện ở 01 (đối tượng trực tiếp). Như vậy ước tính chỉ tính riêng ở các đơn vị đầu mối lớn là 22 Sở, ngành và 10 huyện, thành phố, chưa bao gồm các cơ quan, đơn vị là các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh; kế hoạch tiến hành thanh tra, thường được tiến hành với niên độ là 2 năm (thời điểm thanh tra), như vậy cứ khoảng 08 năm thanh tra ngành nội vụ ở địa phương sẽ lặp lại việc thanh tra ở tại đối tượng cụ thể, trong khi đó niên độ thanh tra thường là 2 năm thì sẽ có ít nhất khoảng thời gian 4 năm bị bỏ trống và không chịu sự tác động thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Hoạt động thanh tra chậm được đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp, cách thức thực hiện cho phù hợp với định hướng và lộ trình cải cách hành chính của Chính phủ, đặc biệt là việc phân cấp giữa Trung ương và địa phương. Trên thực tế, Thanh tra Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng chủ yếu vẫn thực hiện thanh tra theo cách truyền thống là thanh tra theo kế hoạch, chưa có cuộc các thanh tra đột xuất, chưa thực hiện thanh tra theo chuyên đề, hoạt động thanh tra cịn chậm đổi mới về nội dung và hình thức, cách thức tiến hành.

Kết luận thanh tra còn chung chung, chưa chỉ ra được những sai phạm cụ thể và chưa làm rõ trách nhiệm thuộc về ai, tổ chức hay cá nhân; hiệu lực pháp lý của các kết luận thanh tra chưa cao, chủ yếu là nhắc nhở, kiến nghị bãi bỏ, thay thế hoặc sửa đổi bổ sung các văn bản hoặc hành vi sai phạm nên một bộ phận đối tượng thanh tra chưa nghiêm túc thực hiện kết luận.

Việc thực hiện kiểm tra, giám sát các kết luận thanh tra đã có hiệu lực pháp luật chưa thường xuyên, cách thức thực hiện chưa phù hợp; chủ yếu thông qua báo cáo của các đối tượng, do đó chưa nắm bắt khách quan việc thực hiện các kiến nghị của đối tượng thanh tra.

Ba là, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ thực hiện chính sách thanh tra Nội vụ chưa

thực sự thỏa đáng

Các quy định về tài chính cho cơng tác thanh tra chưa thật đầy đủ để đảm bảo những điều kiện cần thiết tiến hành cuộc thanh tra. Đồng thời, chế độ chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, cơng chức thanh tra cũng như cộng tác viên chưa thỏa đáng dẫn đến chưa tạo tâm lý n tâm trong cơng tác. Ngồi ra, chế độ chính sách thấp dễ dẫn đến việc cán bộ, công chức thanh tra lôi kéo vào những hành vi vi phạm pháp luật hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

Bốn là, các kết luận thanh tra khi thực hiện các nội dung thanh tra còn chung chung,

chưa chỉ ra được những sai phạm cụ thể và chưa làm rõ trách nhiệm thuộc về ai, tổ chức hay cá nhân; hiệu lực pháp lý của các kết luận thanh tra chưa cao, chủ yếu là nhắc nhở, kiến nghị bãi bỏ, thay thế hoặc sửa đổi bổ sung các văn bản hoặc hành vi sai phạm nên một bộ phận đối tượng thanh tra chưa nghiêm túc thực hiện kết luận. Việc thực hiện kiểm tra, giám sát các kết luận thanh tra đã có hiệu lực pháp luật chưa thường xuyên, cách thức thực hiện chưa phù hợp; chủ yếu thông qua báo cáo của các đối tượng thanh tra, do đó chưa nắm bắt khách quan việc thực hiện các kiến nghị của đối tượng thanh tra.

2.3.2.2.Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, chính sách thanh tra ngành Nội vụ hiện nay còn thiếu thiếu đồng bộ, chưa

đáp ứng với thay đổi của thực tiễn.

Muốn đạt được hiệu quả chính sách thanh tra ngành Nội vụ, cần có căn cứ pháp lý cụ thể, tuy nhiên, các văn bản ngành Nội vụ còn thiếu nhiều căn cứ pháp lý để điều chỉnh các hoạt động để xử lý trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm sai quy định của nhà nước và pháp luật. Tính từ thời điểm đổi tên, thay đổi chức năng nhiệm vụ từ Ban Tổ chức chính quyền thành Sở Nội vụ (từ tháng 12 năm 2004) đến nay, thanh tra của ngành vụ chủ yếu vẫn dựa trên các văn bản chỉ đạo, điều hành chung của thanh tra Chính phủ, đến ngày 05/11/2012 Chính phủ đã banhành chính sách về thanh tra (Nghị định số 90/2012/NĐ-CP

về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành nội vụ và thơng tư 09/2012/TT-BNV ngày 10/12/2012 hướng dẫn quy trình, thủ tục, nội dung thanh tra về công tác tuyển dụng, sử

dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức).

Tuy nhiên các văn bản còn cho thấy thiếu nhiều căn cứ pháp lý, thiếu những chế tài, hướng dẫn cụ thể để xử lý những sai phạm trong lĩnh vực ngành Nội vụ; các văn bản hướng dẫn còn quy định chung chung, chưa rõ ràng, nên quá trình tổ chức, thực hiện thanh tra cịn gặp nhiều khó khăn.

Ví dụ như: Thơng tư sửa đổi, bổ sung quy định về tuyển dụng cơng chức: Theo đó, Thơng tư số 03/2015/TT-BNV ngày 10/3/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 9 Thông tư số 13/2010/TT- BNV của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch cơng chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Tại khoản 1 Điều 1 sửa đổi, bổ sung Điều 9 Thông tư số 03/2015/TT-BNV ngày 10/3/2015 quy định rõ về quyết định tuyển dụng và nhận việc, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng của cơ quan quản lý cơng chức, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng cơng chức phải gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.

Tại khoản 4 Điều 1 sửa đổi, bổ sung Điều 9 Thông tư số 03/2015/TT-BNV ngày 10/3/2015 so với các quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010, là bổ sung quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng cơng chức phải thẩm tra, xác minh văn bằng, chứng chỉ của người trúng tuyển bảo đảm chính xác theo quy định của pháp luật. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng, chứng chỉ khơng hợp pháp thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định hủy kết quả trúng tuyển.

Một số khoản, điểm, điều của văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực nội vụ hiện nay khơng cịn phù hợp với tình hình hình thực tiễn tại các tỉnh có cơng chức là người dân tộc cơng tác tại các vùng dân tộc thiểu số.

Ví dụ: điểm c khoản 4 Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 11/1014/TT-BNV ngày 09/10/2014 về tiêu chuẩn đào tạo, bồi dưỡng đối với ngạchchuyên viên và ngạch cán sự là quy định phải có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số.

Như vậy, có thể thấy rằng trong những năm gần đây việc thay đổi những nội dung mới, sửa đổi, bổ sung ban hành mới hoặc hủy bỏ các văn bản có liên quan của ngành nội vụ gây khó khăn cho đội ngũ cán bộ công chức, thanh tra viên làm nhiệm vụ.

Thứ hai, cơ cấu tổ chức thanh tra chưa phù hợp, thiếu về số lượng và chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu.

Từ thực tiễn đối tượng quản lý và chức năng nhiệm vụ của thanh tra Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng có thể thấy, do lực lượng chuyên trách của thanh tra sở chưa được quan tâm bố trí đủ nên q trình thực hiện nhiệm vụ cịn gặp nhiều khó khăn; bên cạnh đó do chưa xây dựng được cơ cấu vị trí việc làm nên q trình tuyển dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ, cơng chức chưa phù hợp, chưa lựa chọn được người có tầm nhìn, có bản lĩnh vững vàng, có đủ trình độ chun mơn để thực hiện nhiệm vụ; công chức thanh tra ngành nội vụ tỉnh có bằng cấp chưa sát với chun mơn (bằng cấp ngành nông nghiệp, kinh tế…) dẫn đến việc cần phải bố trí đi học, gây lãng phí tiền của cơ quan, đơn vị và hiệu quả công việc bị gián đoạn.

Thứ ba, cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong q trình thực hiện chính sách thanh tra ngành Nội vụ cịn chưa nghiêm, chưa thường xuyên.

Hạn chế nêu trên một phần là do một bộ phận lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, lãnh đạo Sở chưa thực sự quan tâm đúng mức đến cơng tác thanh tra nói chung và thanh tra nội vụ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói riêng, thiếu kiểm tra, đơn đốc, giám sát; trong hoạt động chỉ đạo điều hành, một bộ phận cán bộ lãnh đạo thiếu năng lực quản lý, cịn nể nang trong cơng tác chỉ đảo, điều hành.

Thứ tư, cơng tác tun truyền phổ biến chính sách, pháp luật về thanh tra hiệu quả chưa cao chưa thu hút được sự quan tâm của các cấp, các ngành vào công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan Nhà nước.

Bên cạnh các nguyên nhân nêu trên, do Thanh tra phải thực hiện chức năng tham mưu xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của công dân phát sinh ngày một tăng nên việc thực hiện các cuộc thanh tra đơi khi cịn bị phân tán (vừa phải thanh tra, vừa phải đồng thời giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo) đã phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng các cuộc thanh tra; việc được bố trí ít biên chế nên trong hoạt động thanh tra, thường xun phải trưng tập cơng chức của các phịng chun mơn khác, do cịn hạn chế về nghiệp vụ thanh tra nên quá trình tác nghiệp chưa sâu, hiệu quả đạt được chưa cao.

Tiểu kết chương 2

Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới phía Đơng Bắc Việt Nam. Về mặt kinh tế, tỉnh Cao Bằng chủ yếu phát triển về nông nghiệp, tuy nhiên hiện nay, tỉnh đang tập trung vào các ngành, lĩnh vực sau: phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp, phát triển ngành công nghiệp - xây dựng; phát triển thương mại và du lịch; phát triển lĩnh vực văn hóa, xã hội; phát triển kết cấu hạ tầng; quốc phòng - an ninh và bảo vệ mơi trường. Trong q trình tổ chức, triển khai thực hiện chính sách Thanh tra ngành Nội vụ, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện chính sách thanh tra ngành Nội vụ đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy định, quy trình.

Qua phân tích thực trạng thực hiện chính sách thanh tra ngành Nội vụ ở tỉnh Cao Bằng đã cho thấy những ưu điểm và những hạn chế trong các bước thực hiện chính sách thanh tra ngành Nội vụ ở địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở kết quả, số liệu, đánh giá thực trạng và sự tác động đến q trình triển khai thực hiện chính sách thanh tra ngành Nội vụ tỉnh Cao Bằng, tác giả luận văn đã đưa ra những đánh giá trung thực về những ưu điểm, hạn chế và ngun nhân của nó trong q trình triển khai thực hiện chính sách thanh tra ngành Nội vụ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Những vấn đề thực trạng phân tích trên đóng vai trị quan trọng trong việc đưa ra và luận giải các phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách thanh tra ngành Nội vụ ở tỉnh Cao Bằng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thanh tra ngành Nội vụ ở tỉnh Cao Bằng. (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w