Minh bạch hóa thực hiện chính sách thanh tra ngành Nộivụ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thanh tra ngành Nội vụ ở tỉnh Cao Bằng. (Trang 54 - 57)

Công khai, minh bạch giúp cơ quan nhà nước và đội ngũ công chức thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra góp phần phịng, chống các hành vi tiêu cực. Do vậy, tăng cường công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nói chung và cơ quan thanh tra ngành Nội vụ nói riêng có ý nghĩa thiết thực và quan trọng. Mặc dù vậy, việc công khai, minh bạch về thanh tra ngành nội vụ thời gian qua vẫn còn những điểm hạn chế. Để khắc phục vấn đề này, thanh tra ngành Nội vụ ở tỉnh Cao Bằng cần:

- Về chương trình, kế hoạch thanh tra

Công tác thanh tra ngành Nội vụ cần xem xét sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật có liên quan nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan thanh tra xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra phù hợp hơn với tình hình thực tế. Cụ thể là cần có những quy định chặt chẽ để đảm bảo cho cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên có thể hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan thanh tra cấp dưới trong quá trình xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra, tránh việc lợi dụng chương trình, kế hoạch thanh tra để khơng tiến hành thanh tra, buông lỏng quản lý và bao che cho cơ quan,tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật. Ngồi ra, để cơng khai, minh bạch hơn nữa chương trình, kế hoạch thanh tra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cần phải nghiên cứu để có quy định cụ thể về việc cơng khai chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm để người dân, cơ quan, tổ chức và nhất là các cơ quan báo chí có thêm thơng tin giám sát hoạt động này của các cơ quan thanh tra ngành Nội vụ

- Về công bố quyết định thanh tra

hồn thiện quy định pháp luật về cơng bố quyết định thanh tra theo hướng tạo điều kiện hơn nữa cho các cơ quan báo chí tham gia buổi cơng bố quyết định, đại diện người lao động, tổ chức cơng đồn... của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, qua đó một mặt phát huy vai trị của báo chí, cơ quan tổ chức khác và người dân trong việc hỗ trợ công tác thanh tra, mặt khác là nhằm tăng cường việc giám sát hoạt động đối với hoạt động của Đoàn thanh tra.

- Tăng cường công khai, minh bạch trong quá trình thanh tra

Tại khoản 2 Điều 1 Thơng tư số 08/2015/TT-BCA ngày 27/01/2015 quy định "Kế hoạch tiến hành thanh tra, kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, kế hoạch xác minh nội dung tố cáo; báo cáo kết quả thanh tra, báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại, báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo; dự thảo kết luận thanh tra, dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại, dự thảo kết luận nội dung tố cáo; các tin, tài liệu khác trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng khi chưa công bố hoặc không công bố" là tài liệu mật. Quy định như vậy nhằm đảm bảo cho hoạt động của Đồn thanh tra khơng chịu sức ép từ dư luận xã hội cũng như đảm bảo tính chủ động của các cơ quan thanh tra nói chung và Đồn thanh tra nói riêng. Tuy nhiên, việc xác định độ mật của các thông tin, tài liệu như đã nêu cũng có những điểm hạn chế, bởi vì quy định như vậy có thể dẫn đến sự khép kín thơng tin trong nội bộ Đồn thanh tra, thậm chí có thể tạo khe hở cho việc lợi dụng, làm nảy sinh tiêu cực trong hoạt động thanh tra.

Do đó, cần bổ sung quy định để vừa đảm bảo cho hoạt động thanh tra được đúng pháp luật, song lại hạn chế được việc can thiệp trái pháp luật tới hoạt động thanh tra. Để thực hiện được yêu cầu này thì trước hết phải rà soát các quy định hiện hành nhằm tăng cường cơng khai, minh bạch về trình tự, thủ tục thanh tra, trên

cơ sở đó xác định rõ những thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra có thể được cơng khai nhằm tạo sự ủng hộ từ phía xã hội (người dân, báo chí) đối với cơng tác thanh tra, đồng thời quy định cụ thể các thông tin, tài liệu không được phép công khai trong quá trình đang tiến hành thanh tra (những thơng tin có thể tác động hoặc gây ảnh hưởng đến kết quả thanh tra hoặc những thơng tin khơng có lợi cho hoạt động của Đồn thanh tra)… cũng như những thơng tin, tài liệu chỉ được công khai khi được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.

- Quy định đầy đủ việc cơng khai kết luận thanh tra

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì kết luận thanh tra phải được cơng khai

(được quy định tại 46 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra và khoản 2 Điều 39 Luật Thanh tra năm 2011). Đây là một trong những quy định tiến bộ của pháp luật về thanh tra và trên thực

tế nó đã góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác thanh tra thời gian qua. Các kết luận thanh tra được cơng khai dưới hình thức gửi kết luận cho đối tượng thanh tra hoặc công bố kết luận

thanh tra tại nơi được thanh tra. Tuy nhiên, việc công khai các kết luận thanh tra là vấn đề cần phải được xem xét và đổi mới, vì hình thức cơng khai và việc tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp cận cịn bó buộc. Để phát huy được mục đích của việc cơng khai kết luận thanh tra, đảm bảo cho việc công khai kết được thuận lợi và đúng tinh thần pháp luật thì cần phải xác định rõ hơn hình thức cơng khai, trong đó có hình thức là bắt buộc, có hình thức do cấp có thẩm quyền quyết định cho phù hợp điều kiện hồn cảnh đặc thù, qua đó tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là các cơ quan báo chí có thể tiếp cận kết luận thanh tra và giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra nhà nước, góp phần phát huy hiệu lực, hiệu quả kết quả các cuộc thanh tra.

- Hồn thiện quy định về cơng khai xử lý kết luận thanh tra

Để khắc phục vấn đề này cần phải quy định rõ hơn việc xem xét, xử lý kết luận thanh tra của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra. Ngồi ra, để nâng cao tính minh bạch đối với hoạt động thanh tra, chúng ta cũng cần tiếp tục nghiên cứu cụ thể hoá các quy định về thẩm quyền của người ra quyếtđịnh thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn Thanh tra trong quá trình thành tra như: việc thực hiện quyền niêm phong tài liệu, quyền kiểm kê tài sản hay việc sử dụng con dấu của cơ quan thanh tra trong quá trình thanh tra... đồng thời cơng khai các quy định này nhằm tạo điều kiện cho những người làm công tác thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có thể tiếp cận để thực hiện, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, muốn hoạt động thanh tra ngành Nội vụ tại tỉnh Cao Bằng đạt kết quả cao và minh bạch thì sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của các thành phần tham gia: tổ chức kinh tế - xã hội, người dân là đặc biệt quan trọng:

- Đề cao vai trò, giám sát, tham gia của các tổ chức kinh tế - xã hội (Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đồn thanh niên...); bỏ tình trạng giám sát hình thức, tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp vào q trình thanh tra; cơng khai quá trình thanh tra và kết quả thanh tra với mỗi sự việc.

- Có các chế tài và hành động thực tiễn, thiết thực để bảo vệ, bảo mật thông tin đối với các cá nhân, tập thể đứng ra tố cáo những hành vi, việc làm sai trái; tránh tình trạng trù dập và gây khó khăn với các đối tượng tố cáo.

Do đó, vấn đề đối với cơng tác thanh tra ngành Nội vụ và quản lý nhà nước phải đặc biệt quan tâm đến những yếu tố sau:

- Tiếp tục đầu tư, quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Nâng cao nhận thực của giáo dân và vai trò của các hoạt động thanh tra.

- Nắm bắt kịp thời, nhanh chóng, giải quyết các yêu cầu chính đáng, hợp pháp, đúng theo quy định của pháp luật. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo về các vấn đề liên quan đến tôn giáo.

- Đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng các giáo dân một cách hợp lý vào tham gia hoạt động thanh tra, giám sát ở các cấp, đặc biệt với các vấn đề liên quan đến tôn giáo.

- Thành lập cổng thông tin điện tử đối với vấn đề tơn giáo, duy trì chế độ giao ban, báo cáo mang tính trực diện, cụ thể tình hình tơn giáo, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ công tác tôn giáo.

3.2.9. Đảm bảo các điều kiện vật chất cho thực hiện chính sách thanh tra ngànhNội vụ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thanh tra ngành Nội vụ ở tỉnh Cao Bằng. (Trang 54 - 57)