Kiện toàn tổ chức bộ máy thanh tra ngành Nộivụ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thanh tra ngành Nội vụ ở tỉnh Cao Bằng. (Trang 49 - 51)

Với vị trí, vai trị và đặc thù riêng thanh tra ngành Nội vụ cần phải được chú trọng xây dựng tổ chức bộ máy theo hướng khoa học, tinh gọn, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan trong hệ thống đảm bảo thực hiện hoạt động thanh tra hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước ngành nội vụ. Để thực hiện được nội dung này cần quan tâm đến một số yếu tố:

- Sắp xếp tổ chức bộ máy cần phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của ngành, căn cứ vào điều kiện thực tế, điều kiện tự nhiên, về phạm vi địa bàn quản lý để bố trí sắp xếp các bộ phận một cách hợp lý.

- Bố trí biên chế thanh tra, lực lượng thanh tra viên một cách khoa học và phù.

- Tuyển dụng, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo quản lý, chức danh thanh tra theo

đúng quy định, tra, đáp ứng yêu cầu thực tế và đặc điểm yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan thanh tra.

Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy cuả thanh tra ngành nội vụ tỉnh Cao Bằng được tổ chức bao gồm:

Chánh thanh tra phụ trách chung (Thanh tra Sở chưa có Phó Chánh Thanh tra), quản lý công chức trong bộ phân theo quy chế của Sở Nội vụ, chức năng nhiệm vụ của Thanh tra Sở, tham mưu cho lãnh đạo Sở về cơng tác phịng chống tham nhũng, cơng tác pháp chế; công tác thanh tra, kiểm tra ngành Nội vụ; tiếp công dân; tham mưu cho lãnh đạo Sở trong

việc giải quyết trong việc xem xét xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo ngành nội vụ; công tác kỷ luật và thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở phân công.

Như đã phân tích ở Chương 2, số lượng cơng chức thanh tra Sở Nội vụ tỉnh tỉnh Cao Bằng hiện nay là 03 người và việc bố trí tổ chức bộ máy, hoạt động của thanh tra trên thực tế cũng chưa được đủ biên chế, chưa sự hợp lý. Qua tổng hợp cho thấy số cuộc kiểm tra, thanh tra ngành trong những năm qua thực hiện chưa nhiều, chủ yếu là liên quan đến việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức viên chức, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm; chế độ, chính sách; đánh giá cán bộ, côngchức, viên chức; công tác quy hoặc, đào tạo, bồi dưỡng. Chất lượng các cuộc thanh tra cũng chưa thật sự đạt hiệu quả cao, việc xử lý sau thanh tra chưa thật sự đủ mạnh, chủ yếu là nhắc nhở, một số sai phạm phát hiện nhưng chưa kiến nghị xử lý nghiêm, chưa phát hiện được những sơ hở và bất cập trong cơ chế chính sách từ đó kiến nghị giám đốc Sở Nội vụ xem xét điều chỉnh, kiến nghị điều chỉnh.

Do đó, về cơ cấu tổ chức bộ máy của Thanh tra ngành Nội vụ tỉnh cần phải được chú trọng và bố trí một cách hợp lý. Trong phân công, phân nhiệm cần phải thực hiện một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Để tăng cường hiệu quả công tác hoạt động thanh tra trong thời gian tới cần nghiên cứu bổ nhiệm Phó Chánh thanh tra, sắp xếp điều chỉnh, bổ sung công chức thanh tra: phân công cụ thể cho một Phó chánh thanh tra phụ trách chun biệt cơng tác thanh tra chuyên ngành, để từ đó có sự chỉ đạo sâu sát, trú trọng đến công tác thanh tra chuyên ngành cả về chiều rộng và chiều sâu.

Thực tế ở tỉnh Cao Bằng, việc kiện toàn thanh tra ngành Nội vụ cần phải được triển khai mạnh mẽ hơn phù hợp với yêu cầu cải hành chính nhà nước. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức thanh tra ngành Nội vụ tỉnh Cao Bằng vừa phải đảm bảo thật sự gọn nhẹ, vừa đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực để phù hợp với điều kiện hiện nay.

Cần tăng cường đội ngũ công chức thanh tra ngành Nội vụ của tỉnh cả về chất lượng và số lượng để đảm bảo được chức trách, nhiệm vụ được giao và khối lượng công việc ngày càng tăng. Một điều hiển nhiên là đối tượng thanh tra của thanh tra ngành lớn hơn rất nhiều so với thanh tra hành chính, trong khi đó về tổ chức nhân sự thì lại khơng có sự tương xứng. Với tổng số đối tượng bị thanh tra ngành Nội vụ trên địa bàn tỉnh, có lẽ 5 đến 10 năm nữa thanh tra ngành Nội vụ cũng chưa thanh tra hết một lượt được. Bởi vậy, việc tăng cường năng lực cho Thanh tra Sở là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng với xu hướng tinh giảm biên chế theo nghị quyết của Chính phủ trên cả nước vì thế cần trên cơ sở rà sốt nhiệm vụ, khối lượng công việc thực tế để sắp xếp, tổ chức hợp lý và phân định rõ để định biên số lượng công chức cả về tiêu chuẩn, chức danh, cơ cấu. Từ đó có cơ chế thích hợp để xác định cấp kinh phí cho hoạt động của Thanh tra ngành Nội vụ tỉnh Cao Bằng thay choviệc cấp kinh phí theo đầu người trong biên chế. Khi xác định biên chế công chức trong đơn vị phải chọn được những người có năng lực trong cơng tác thanh tra ngành để có điều kiện cống hiến lâu dài, ổn định.

Tóm lại, cần xác định việc kiện toàn tổ chức thanh tra ngành Nội vụ tỉnh Cao Bằng là phương tiện chứ khơng phải là mục đích của q trình đổi mới tổ chức. Xuất phát từ nội dung và khối lượng công việc để tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ. Nguyên tắc là tránh phân tán, bớt trung gian, tăng trực tuyến. Vì vậy, vấn đề khơng phải là số lượng nhiều hay ít, quy mơ lớn hay nhỏ, mà quyết định lại là ở chất lượng toàn diện của tổ chức, khơng bỏ sót nhiệm vụ, khơng chồng chéo trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

3.2.7. Nâng cao năng lực thực thi công vụ, trách nhiệm của đội ngũ công chứcthực hiện nhiệm vụ thanh tra ngành Nội vụ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thanh tra ngành Nội vụ ở tỉnh Cao Bằng. (Trang 49 - 51)