Nâng cao năng lực thực thi công vụ, trách nhiệm của đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra ngành Nội vụ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thanh tra ngành Nội vụ ở tỉnh Cao Bằng. (Trang 51 - 54)

Đội ngũ cơng chức làm cơng tác thanh tra nói chung là một trong những yếu tố quyết định quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thanh tra. Trong hoạt động thanh tra ngành Nội vụ, công chức thanh tra, thanh tra viên khơng những phải có trình độ về nghiệp vụ thanh tra mà cịn phải am hiểu về chun mơn của chính ngành mình làm việc (lĩnh vực nội vụ). Bên cạnh đó, do đây là một trong những hoạt động liên quan, động chạm đến quyền và lợi ích trực tiếp của cán bộ, cơng chức, cơ quan tổ chức, cá nhân nên ngồi kiến thức chuyên môn công chức thanh tra phải có trình độ lý luận chính trị, đạo đức công vụ, nghiêm túc tuân thủ pháp luật. Do đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thanh tra là một việc làm thường xuyên, liên tục và quan trọng, là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động thanh tra. Để thực hiện được nội dung này cần phải quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

Bộ Nội vụ cần phải rà sốt đội ngũ cơng chức, thanh tra viên của toàn ngành Nội vụ, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghiệp vụ cho lực lượng thanh tra đảm bảo về số lượng, chất lượng đáp ứng thực hiện nhiệm vụ của các Sở Nội vụ địa phương.

Các cơ sở đào tạo về nghiệp vụ thanh tra viên, thanh tra viên chính, nghiệp vụ thanh tra cần xây dựng và hình thành đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, đổi mới phương pháp và nội dung giảng dạy, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ một cách khoahọc, hợp lý gắn kết lý luận và thực tiễn để học viên nắm bắt và áp dụng thực hiện trong hoạt động thanh tra một cách hiệu quả.

Cần quy định cụ thể điều kiện chức danh Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra ngành nội vụ về chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức để người được bổ nhiệm vào chức danh trên đủ đức, đủ tài đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ, lãnh đạo, chỉ đạo thanh tra hoạt động hiệu quả.

Xây dựng chế độ công vụ phù hợp với đặc thù của thanh tra ngành Nội vụ, có chế độ đãi ngộ thoả đáng, thực hiện tốt việc thi đua khen thưởng trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức của bộ máy nhà nước nói chung và đội ngũ cán bộ cơng chức thanh tra, thanh tra ngành Nội vụ nói riêng là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của cơng cuộc cải cách nền hành chính nhà nước. Tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể

cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 xác định "Đến năm 2025, đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành cơng vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước; Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chun nghiệp cao, tận tụy phục vụ Nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả”. Do đó cơng chức thanh tra ngành Nội vụ tỉnh Cao Bằng cũng phải được đào tạo nâng cao trình độ để đáp ứng thực hiện được nhiệm vụ trong tình hình mới.

Qua thực trạng về số lượng, trình độ để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, thanh tra viên của thanh tra ngành Nội vụ tỉnh Cao Bằng cần phải có những giải pháp thực hiện như sau:

Thứ nhất, đổi mới việc tuyển dụng, sử dụng và phát triển đội ngũ công chức, thanh

tra viên vững vàng trong thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ.

Để vận hành cơ chế, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đất nước, quản lý xã hội thì một trong những vấn đề cần phải chú trọng là xây dựng đội ngũ công chức làm công tác thanh tra đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Cần đề ra tiêu chí cơng khai, phù hợp với vị trí việc làm được đề ra (tuyển thanh tra viên thì cần theo tính chất cơng việc, khơng nhất thiết phải học đúngchuyên ngành mà cịn có thể tuyển dụng theo nhiệm vụ cơng việc; tận dụng những người có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, giám sát; nguồn nhân lực, trí thức của địa phương, khơng căn cứ dựa trên bằng cấp…).

Mặc dù tỉnh Cao Bằng có chính sách “trọng dụng người tài” nhưng thực tế nhiều người giỏi muốn về làm việc tại các cơ quan nhà nước lại khơng có vị trí ngành nghề được tuyển dụng, gây lãng phí rất lớn đến nguồn nhân lực giỏi. Cần có những chính sách tuyển dụng, ưu tiên những người tốt nghiệp xuất sắc, giỏi ở nước ngoài và các thủ khoa xuất sắc tại các trường đại học; bố trí cơng việc cho họ phù hợp với chun mơn để họ phát huy được năng lực cũng như giúp tổ chức phát triển, tiếp cận cái mới nhiều hơn.

Xét về tính đặc thù của ngành, yêu cầu khách quan đối với đội ngũ công chức, thanh tra viên phải có năng lực phân tích, tổng hợp vấn đề; có khả năng phối hợp tốt, cũng như có thể độc lập trong nghiên cứu và tiến hành cơng vụ; có khả năng trình bày, kết luận vấn đề một cách logic, rõ ràng, mạch lạc... cả trong trao đổi trực tiếp và trong tổng hợp văn bản. Thanh tra viên cũng phải thường xuyên cập nhật và nắm vững những kiến thức về pháp luật, chủ trương của Đảng, chính sách sách pháp luật của Nhà nước, về khoa học công nghệ phục vụ nhiệm vụ thanh tra, xem xét, kết luận vụ việc khiếu nại, tố cáo. Trong khi đó, tỉnh Cao Bằng lại có tiềm năng rất lớn về nguồn nhân lực; nhưng hiện nay do đang trong quá trình tinh giản biên chế theo Nghị quyết của Trung ương vì vậy cơ cấu ở các phịng, sở, ban ngành đang ở mức cố định, cộng thêm đó là khối lượng cơng việc và xu hướng cải cách hành chính diễn ra trên diện rộng, buộc đội ngũ công chức, thanh tra viên ngành Nội vụ phải thay đổi. Giải pháp đưa ra đối

với những cơng chức, thanh tra viên đã và đang hồn thành nhiệm vụ ở mức "đạt", cần hướng chuyển đổi sang ngưỡng "tốt" và "rất tốt".

Xây dựng quy chế làm việc thống nhất, chặt chẽ và khoa học, công chức, thanh tra viên có phong cách làm việc chuyên nghiệp và hiện đại. Để làm được điều này cần phải làm tốt công tác tổ chức cán bộ; có chính sách khen thưởng, kỷ luật kịp thời, có những chính sách khuyến khích, động viên đội ngũ công chức thanh tra phát huy khả năng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đồng thời hạn chế tối đa những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình cơng chức thanh tra thực hiện nhiệm vụ. Kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật của cáccơng chức thanh tra trong q trình thực thi cơng vụ. Thanh tra ngành Nội vụ cần ban hành quy chế công vụ một cách cụ thể điều chỉnh hoạt động của công chức làm công tác thanh tra bảo đảm nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hoạt động của mình. Qua đó, cơng chức làm cơng tác thanh tra phải tự giác báo cáo với cấp có thẩm quyền các mối quan hệ chính trị, xã hội của mình có ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra, đồng thời xây dựng quy định đặc thù áp dụng đối với thanh tra viên, Trưởng Đoàn thanh tra để bảo đảm tính chính xác, trung thực, khách quan của các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra.

Thứ hai, thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra và cộng

tác viên

Lãnh đạo Sở Nội vụ, lãnh đạo thanh tra Sở phải quan tâm hơn nữa và coi công tác đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, đạo đức cơng vụ là việc làm thường xuyên đối với hiệu quả của công tác hoạt động thanh tra ngành Nội vụ từ đó xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng trên cơ sở căn cứ vào tiêu chuẩn cho từng chức vụ, từng vị trí cơng tác cụ thể; rà sốt đối chiếu những kiến thức mà cơng chức cịn thiếu để đưa đi bồi dưỡng; căn cứ vào nghiệp vụ của từng ngạch, từng vị trí cơng tác để đưa đi đào tạo, bồi dưỡng đúng người, đúng vị trí, khơng đào tạo tràn lan gây lãng phí thời gian và kinh phí.

Nội dung đào tạo khơng nên q nặng về kiến thức lý luận chung mà cần chú trọng đến các kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra để phát hiện các hành vi vi phạm, nhằm kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra trong giai đoạn hiện nay. Qua đó nâng cao toàn diện và đầy đủ về kiến thức và trí tuệ cho cơng chức thanh tra, có một tư duy nhanh nhạy, sắc bén, biết tổng hợp và phân tích nhanh các sự kiện và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh trong quá trình thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo.

Thứ ba, tăng cường kiểm tra giám sát cơng chức làm thanh tra và các Đồn Thanh

tra, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật của các cơng chức thanh tra trong q trình thực thi cơng vụ.

Trong tình hình hiện nay, khi đi vào cơ chế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, trước sự cám dỗ của tiền tài vật chất, nhiều công chức, viên chức đã lơi lỏng tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, né tránh tự phê bình và phê bình nên bị chủ

nghĩa cá nhân lấn át. Những năm vừa qua trên thực tế đã có nhiều cơng chức, viên chức thanh tra đã không tránh được những cám dỗ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn dẫn đến vi phạm pháp luật và đã phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.

Để giữ cho đội ngũ công chức thanh tra "là tấm gương sáng cho người ta soi mặt" như lời chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, ngồi các biện pháp nâng cao phẩm chất đạo đức của công chức thanh tra như đã nêu trên, cần phải có những chế tài xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ suy thối đạo đức, tham nhũng, tiêu cực, có hành vi vi phạm pháp luật. Cần tích cực tuyên truyền, giáo dục cho công chức, nhân viên thanh tra, đặc biệt là việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để cơng chức thanh tra ln có phẩm chất đạo đức trong sáng, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư; có tinh thần đồn kết nội bộ cao, dám phê bình trước những thói hư tật xấu; ln gần dân, tận tình và lắng nghe ý kiến của Nhân dân, đặc biệt đối với những người trực tiếp tiếp xúc với dân tạo được đức tính trung thực, giản dị, khơng quan liêu, cửa quyền, không thực dụng, tham nhũng và tích cực chống tham nhũng trong hoạt động công tác.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thanh tra ngành Nội vụ ở tỉnh Cao Bằng. (Trang 51 - 54)