Đánh giá về công tác đào tạo tại Saitex

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty saitex international đồng nai (Trang 46 - 49)

2.4 .1Đào tạo trong công việc

3.4 Đánh giá về công tác đào tạo tại Saitex

Ưu điểm:

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, công ty đã đánh giá được tầm quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực đối với sự phát triển, nâng cao lợi thế cạnh

tranh của doanh nghiệp. Cùng với sự quan tâm và coi trọng công việc thực hiện công tác đào tạo và phát triển nhân viên của Ban lãnh đạo, công ty đã biết cách sử dụng tối

đa nội lực của mình trong cơng tác đào tạo và phát triển nhân sự. Công ty luôn coi

nhân viên là nguồn tài nguyên quý giá nhất để tạo ra những sản phẩm hoàn hảo nhất.

Bất cứ khâu nào trong sản xuất như vận hành máy móc, lắp ráp khung sườn, chà nhám

hay đánh bóng… Cơng ty đều biết đâu là sự cần thiết để tạo ra một sản phẩm tốt nhất.

Nhận thức được điều ấy nên công ty Saitex luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để động viên khuyến khích, nâng cao chất lượng mọi hoạt động. Cụ thể những điều

Saitex đã làm được là:

- Những chính sách, thủ tục đào tạo đã được thể hiện một cách tương đối rõ ràng,

cho thấy công ty đã đánh giá được tầm quan trọng trong công tác đào tạo và phát triển

- Công ty luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ công nhân viên tự nâng cao

trình độ học vấn cũng như tay nghề của bản thân bằng cách như: giới thiệu và tạo mọi

điều kiện thuận lợi về thời gian đến mức có thể để nhân viên có thể tham dự các khóa học một cách tốt nhất….

- Ngồi ra cơng ty cũng xây dựng một quy trình đào tạo cụ thể theo trình tự từng bước, trong từng bước đã thể hiện quá trình đào tạo, cách thức đào tạo nguồn nhân lực

bao gồm: Đối tượng đào tạo, nội dung đào tạo, hình thức đào tạo, thời gian đào tạo, chi phí đào tạo cũng như những quy định cụ thể cho từng đối tượng.

- Công ty không ngừng đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực, trong thời gian

qua công ty đã thực hiện nhiều chương trình đào tạo cho nhiều loại đối tượng từ công nhân lao động trực tiếp đến quản lý cấp cơ sở và cả nhà lãnh đạo cấp cao, với nhiều

hình thức đào tạo khác nhau từ đào tạo tại chỗ trong công việc đến cử đi đào tạo ở

ngoài đã đạt nhiều kết quả tốt, số lượng và chất lượng các khóa đào tạo khơng ngừng

được nâng lên, giúp cho nhân viên không ngừng phát triển kỹ năng cũng như kiến thức bản thân để hoàn thành tốt công việc được giao, thực hiên đúng kế hoạch, mục tiêu

phát triển của doanh nghiệp.

Nhược điểm:

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đạt được thì cơng tác đào tạo nguồn nhân lực của cơng ty cũng cịn những hạn chế sau:

Cơng ty chưa có một bộ phận riêng để thực hiện công tác đào tạo, Phòng HC -

TCNS đảm nhiệm ln việc tổ chức Nhân sự nên chưa có sự tập trung vào các công việc chuyên về đào tạo, hiệu quả công việc khơng cao, cịn tồn động cơng việc.

Việc kiểm sốt q trình thực hiện đào tạo chưa được tốt nên kế hoạch đào tạo chưa

được thực hiện theo kế hoạch làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác đào tạo để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng lao động của công ty. Bộ phận phụ trách đào tạo chưa thật sự nắm bắt thông tin đào tạo một cách cụ thể chính xác, chủ yếu dựa trên báo cáo ở dưới gửi lên mà khơng có kế hoạch hay chương trình kiểm tra cơng tác thực hiện có

phù hợp và chính xác hay khơng.

Các quy định cũng như quy trình đào tạo cịn nhiều vấn đề chưa được cụ thể, về việc xác định nhu cầu đào tạo cịn khá chung chung, chưa có quy định bồi thường đối với những người đào tạo không đạt yêu cầu khi đào tạo.

Công tác đào tạo được thực hiện khá tốt tuy nhiên vẫn chưa thật sự hiệu quả và đồng

đều. Do đặc thù ngành sản xuất phải đảm bảo tính an tồn vì thế cơng tác đào tạo an

tồn được công ty đầu tư đào tạo nhiều hơn nhưng công ty đã quá chú trọng đào tạo an tồn mà ít chú trọng đào tạo các kỹ năng chuyên môn khác như đào tạo kỹ năng lập kế

hoạch, kỹ năng phân tích, báo cáo số liệu cho cấp quản lý, mặt khác bộ phận quản lý vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý nên nhu cầu đào tạo ở bộ phận này cần

chú trọng nhiều hơn trong thời gian tới. Ngồi ra, cơng ty chưa có chính sách, quy định khen thưởng hay khuyến khích những lao động có thành tích đào tạo cao để tạo sự nhiệt tình trong quá trình tìm hiểu và học hỏi của lao động.

Tóm tắt chương 3:

Chương này đã phân tích thực trạng các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực tại

công ty Saitex International Đồng Nai. Sau đó đánh giá thực trạng cơng tác đào tạo nguồn nhân lực tại cơng ty từ đó chỉ ra những ưu điểm đã đạt được. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại những hạn chế của công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Saitex

CHƯƠNG 4

CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÀO

TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY SAITEX

INTERNATIONAL ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty saitex international đồng nai (Trang 46 - 49)