1.4.1.1. Giới thiệu
Như với tất cả các phân tích kinh tế, mục đích của CEA là để tối đa hóa mức độ lợi ích liên quan đến nguồn lực sẵn có. Thuật ngữ “hiệu quả” có nghĩa là một chiến lược thích ứng có khả năng đạt được những kết quả dự định của nó. Điều này giúp các nhà hoạch định chính sách chọn ra những chiến lược thích ứng với BĐKH mà tổng số tiền đầu vào (tổng chi phí) để đạt được mục tiêu/ lợi ích (outcomes) cho trước là thấp nhất (European Commission, 2008). Thông thường, phân tích hiệu quả chi phí sử dụng “phương pháp chi phí thấp nhất” để tính toán tỷ số hiệu quả - chi
27
phí, với kết quả (outcomes) là một hằng số và tìm kiếm cách “rẻ nhất” để đạt được nó (ví dụ chi phí bình quân trên một hộ gia đình thấp nhất).
CEA được sử dụng đầu tiên vào năm 1950 bởi Bộ Quốc phòng Mỹ (The United States Department of Defense) như một lời khuyên để quyết định các nhu cầu dịch vụ vũ trang ở những ngành khác nhau trong khi hệ thống quân đội ngày càng tốn kém (Hitch and McKean, 2006). Năm 1960 nó đã được sử dụng rộng hơn như một công cụ để phân tích hiệu quả của những chương trình phúc lợi quốc gia. Những năm 1970 nó được sử dụng để hoạch định những chính sách y tế, chủ yếu để tránh những tranh cãi liên quan đến xác định giá trị của kết quả (outcomes) liên quan đến sức khỏe bằng đô la (http://www.cdc.gov/owcd/eet/CostEffect2/fixed/1.html). Và gần đây CEA cũng đã được sử dụng để đánh giá các chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu. (NAO, 2007).
1.4.1.2. Những điều kiện sử dụng phân tích CEA
a. Những chiến lược thích ứng phải có cùng đối tượng hưởng lợi (outcomes)
CEA rất hữu ích khi mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định chiến lược với hiệu quả chi phí tốt nhất từ một nhóm các lựa chọn thay thế có cùng một mục tiêu chung và cạnh tranh các nguồn lực tương tự nhau (CDC, 2009). Ví dụ, để giảm sự tác động của xâm nhập mặn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển, người dân có thể sử dụng một trong hai biện pháp thích ứng: (1) xây dựng đê ngăn mặn tại các cửa sông và (2) đưa nước ngọt từ thượng nguồn về ao nuôi để pha loãng độ mặn. Hai chiến lược thích ứng này có cùng một mục tiêu là giảm bớt số diện tích ao nuôi bị nhiễm mặn quá nồng độ cho phép. Tuy nhiên khi sử dụng CEA để so sánh hiệu quả chi phí của 2 chiến lược thích ứng này ta phải hướng tới một kết quả (outcomes) chung như diện tích ao nuôi hưởng lợi.
b. Nghiên cứu trên những vùng, lĩnh vực cụ thể
Kết quả CEA không thể khái quát cho tất cả các vùng, các lĩnh vực. Bởi vì mỗi vùng, mỗi lĩnh vực có những đặc trưng cụ thể (chẳng hạn như ngưỡng mặn cho phép), có thể chi phí chương trình, thiệt hại về năng suất khác nhau. Ví dụ, xây dựng hệ thống đê ven biển để ngăn chặn những tác động của nước biển dâng sẽ
28
giảm thiệt hại trong nông nghiệp, nhưng không thể khẳng định là giảm thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản vì người dân có thể tận dụng những vùng sản xuất lúa trước đây bị ngập nước để nuôi trồng thủy sản, hiệu quả mang lại có thể sẽ cao hơn rất nhiều lần.
1.4.1.3. Đo lường hiệu quả - chi phí
Hiệu quả/ lợi ích của giải pháp thích ứng được tính bằng các thiệt hại, tổn thất được ngăn chặn, chẳng hạn như số hộ dân được hưởng lợi, cơ sở hạ tầng và sinh kế được bảo vệ, diện tích đất được bảo vệ. Các lợi ích cũng bao gồm cả những lợi ích về xã hội và môi trường (Karianne, 2011; Ceri Phililps, 2009; Nikhil, 2008).
Chi phí của các giải pháp thích ứng bao gồm: (i) Chi phí trực tiếp như chi phí triển khai thực hiện, chi phí hoạt động và chi phí duy trì trong suốt thời gian thực hiện giải pháp; (ii) Các chi phí phát sinh trong tương lai được chiết khấu bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định hàng năm, được gọi là tỷ suất chiết khấu; (iii) Những chi phí khác. Những chi phí này có thể được phân loại thành chi phí xã hội và môi trường và cũng cần được xét đến trong quá trình đánh giá giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu (Karianne, 2011). Nikhil (2008) đã sử dụng CEA để phân tích dự án cung cấp nước sạch tại Bangladesh và đã sử dụng công thức sau để tính giá trị hiện tại của chi phí:
n t t t t i C Cost 0 (1 ) (pt 1.1)
Trong đó Costt là tổng chi phí về tiền tệ trong suốt vòng đời của dự án, Ct là chi phí trong năm t và i là lãi suất chiết khấu.
1.4.1.4. Phân tích hiệu quả chi phí
Phân tích hiệu quả chi phí là một loại phân tích kinh tế so sánh chi phí và kết quả thích ứng với biến đổi khí hậu của các chiến lược can thiệp thay thế với để xem xét mức độ cấp thiết của các chiến lược đó bằng việc sử dụng giá trị tiền tệ. CEA được sử dụng để xác định các chiến lược hiệu quả nhất về chi phí từ một tập hợp các biện pháp mà có kết quả tương tự nhau. Điều này giúp người làm quyết định giải quyết bài toán phân bổ nguồn lực trong điều kiện nguồn lực hạn chế.
29
Nhiều cuộc hội thảo kết luận rằng việc xác định các sự can thiệp (Interventions) trong các dự án cộng đồng là rất quan trọng (Nikhil, 2008). Có 2 dạng can thiệp cần được phân biệt là can thiệp hoàn toàn độc lập (completely independent) - chi phí và hiệu quả của những can thiệp không bị ảnh hưởng bởi những can thiệp khác và can thiệp loại trừ lẫn nhau (mutually exclusive) - khi thực hiện can thiệp này đồng nghĩa với can thiệp khác không được thực hiện, hoặc khi thực hiện can thiệp này sẽ làm thay đổi chi phí và lợi ích của can thiệp khác.
Sử dụng CEA với những chiến lược thích ứng độc lập yêu cầu các tỷ số hiệu quả chi phí (CE Ratios) phải được tính toán cho từng dự án và xếp theo thứ tự ưu tiên. Hildred và Watkins (1996) đã sử dụng CEA để phân tích các chương trình/ dự án y tế cộng đồng, và lược khảo công thức tính CER như sau:
(pt 1.2)
Khi phân tích CEA các chiến lược loại trừ nhau yêu cầu người lập chính sách phải sử dụng tỷ số gia tăng hiệu quả chi phí (ICERs):
(pt 1.3)
1.4.2. Phân tích lợi ích - chi phí (CBA)
Phân tích lợi ích - chi phí (CBA) tập trung vào lượng giá của những tác động của biến đổi khí hậu và cho phép đo lường lợi ích ròng của những sự lựa chọn thích ứng khác nhau. Nó bao gồm những lợi ích và chi phí trực tiếp và những tác động gián tiếp để đánh giá tổng thể những hiệu quả của một chiến lược thích ứng (Pearce et al, 2006). Tuy nhiên vẫn có một vài ý kiến cho rằng tiêu chuẩn CBA không đủ bao quát tất cả các vấn đề của chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu, như chiết khấu trong thời gian quá dài và sự không chắc chắn khi đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu cũng như ước lượng chi phí và lợi ích (Gowdy and Howarth, 2007; Pindyck, 2000; Van den Bergh, 2004; Watkiss et al., 2010).
Chi phí bằng tiền của những can thiệp CER =
Lợi ích bằng số lượng không bằng tiền
Sự khác nhau trong chi phí giữa những can thiệp ICER =
30
Đối với các giải pháp quan trọng, có quy mô lớn (ví dụ như việc xây dựng hệ thống đê biển, xây đập ngăn mặn) thì cần thực hiện các đánh giá về kinh tế vĩ mô và phân tích kinh tế một cách nghiêm ngặt.
Phân tích chi phí và lợi ích có thể là định tính hay định lượng hoặc bán định lượng (một số phần phân tích định lượng, một số phần phân tích định tính). Một phân tích chi phí - lợi ích định lượng thấu đáo đòi hỏi rất nhiều dữ liệu (có thể không sẵn có) và cần nhiều nguồn lực để thu thập. Một phân tích chi phí - lợi ích định lượng cũng cần đến những tính toán phức tạp, đặc biệt là các giải pháp, dự án liên quan tới các vấn đề khí hậu. Việc lựa chọn hướng phân tích nào phụ thuộc vào yêu cầu của địa phương, tầm quan trọng và quy mô của giải pháp, thời gian, năng lực, nguồn lực cho phép. Với phân tích định tính, các bước phân tích chi phí - lợi ích gồm:
Bước 1: Liệt kê tất cả các giải pháp thích ứng đã được đề xuất và sàng lọc. Bước 2: Xác định các chi phí để triển khai thực hiện giải pháp bao gồm cả các chi phí xã hội và môi trường. Các kết quả về các chi phí trên cần được mô tả thay vì chỉ thể hiện qua các con số, và được xác định thông qua các thảo luận của nhóm tham gia đánh giá (và có thể với các đối tượng liên quan). Các chi phí và lợi ích về xã hội và môi trường cần được cân nhắc một cách cẩn thận. Những kết quả trên sẽ được điền vào ma trận phân tích chi phí và lợi ích.
Bước 3: Xác định các lợi ích mang lại từ giải pháp thích ứng (lợi ích nhờ vào việc tổn thất được ngăn chặn) và những lợi ích về xã hội và môi trường. Những kết quả này sẽ được điền vào ma trận phân tích chi phí và lợi ích.
Bước 4: Xác định một quy ước cho điểm cho các chi phí và lợi ích đã được xác định và gán cho các chi phí và lợi ích này một điểm số. Ví dụ, một chuỗi điểm có giá trị từ 1 đến 10. Các giá trị (con số) nhỏ hơn đại diện cho các chi phí và lợi ích thấp hơn. Các giá trị lớn hơn đại diện cho các chi phí hoặc lợi ích cao hơn.
Bước 5: Tính tổng chi phí và lợi ích của từng giải pháp thích ứng (theo điểm), sau đó xác định tỷ lệ lợi ích và chi phí (lợi ich/chi phí). Kết quả được điền vào ma trận phân tích chi phí và lợi ích.
31
Bước 6: So sánh các giải pháp thích ứng căn cứ trên kết quả ở bước năm (giải pháp nào có tỷ lệ lợi ích/chi phí cao hơn thì được xếp hạng cao hơn - nghĩa là có khả năng tăng cường năng lực thích ứng cao hơn, hiệu quả hơn).
Bước 7: Tổ chức thảo luận nhóm với các chuyên gia, các bên liên quan về các kết quả sơ bộ nhằm rà soát xem kết quả sơ bộ đó có phù hợp với thực tế không, có vấn đề gì chưa được cân nhắc đến hoặc cân nhắc một cách không đầy đủ không. Kết quả thảo luận này đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định xếp hạng ưu tiên các giải pháp.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp sử dụng phương pháp định lượng trong phân tích CBA là kỹ thuật rất hiệu quả để đưa ra quyết định chính sách ngay, chẳng hạn thông qua các kịch bản của biến đổi khí hậu đã được khẳng định đối với mực nước biển dâng buộc chúng ta phải xây dựng hệ thống đê biển ngăn sự xâm nhập của nước biển trong dài hạn, chi phí và lợi ích cho mỗi kịch bản đều có thể xác định được về giá trị tiền tệ, từ đó chúng ta có thể quyết định nên chọn phương án nào là hiệu quả nhất cho nhà ra quyết định về mặt chính sách.
1.4.3. Phân tích đa mục tiêu (MCA)
Phân tích đa mục tiêu (MCA) được sử dụng để đánh giá những chiến lược thích ứng dựa vào tập hợp các mục tiêu. MCA yêu cầu phải nhận dạng tất cả các chiến lược thích ứng có thể có, lựa chọn tập hợp các tiêu chuẩn và đánh giá điểm số, và lựa chọn các trọng số cho từng tiêu chí (Jansen và Van Herwijnen, 2006). Phân tích này được sử dụng rất hiệu quả khi đánh giá những chiến lược thích ứng có nhiều tác động khác nhau và lợi ích không thể đo lường được.
Mỗi phương pháp sử dụng để phân tích kinh tế có những điểm mạnh, điểm yếu riêng (Bảng 1.1) và việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lĩnh vực nghiên cứu, đối tượng hưởng lợi, thời gian, kinh phí nghiên cứu…
32
Dạng phân tích Điểm mạnh Điểm yếu
A. Phân tích hiệu quả - chi phí (CEA)
- Nó được sử dụng trong những trường hợp gặp khó khăn để thể hiện lợi ích bằng tiền.
- CEA có thể được sử dụng như một công cụ so sánh khi có một số chiến lược thích ứng đang được xem xét và dự kiến sẽ có kết quả tương tự.
- Nó không thể chọn ra những chiến lược thích ứng tối ưu có nhiều lợi ích.
- CEA tập trung vào một dạng duy nhất của lợi ích (đó là mục tiêu cần phải đạt được), cụ thể là hiệu quả của biện pháp, không bao gồm những tác động bên ngoài có thể xảy ra.
B. Phân tích lợi ích - chi phí (CBA)
- CBA là phương pháp phân tích toàn diện nhất để đánh giá tất cả tác động (tích cực và tiêu cực) của các biện pháp chính sách. Vì vậy nó cho phép các nhà phân tích so sánh chi phí và lợi ích của từng chính sách theo thời gian.
- CBA có thể sử dụng để xếp thứ tự ưu tiên của các chiến lược thích ứng đựa trên giá trị hiện tại ròng và tỷ suất sinh lời nội bộ (hoặc những thiệt hại).
- Rất khó khăn vì không phải giải pháp nào cũng có thể lượng hóa lợi ích bằng tiền.
- Một khó khăn khác là xác định tỷ lệ chiết khấu xã hội. Thực tế có những lợi ích quan trọng không được tính toán và hậu quả sẽ giảm mức độ cấp thiết của chính sách. Trong khi những chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu lại tồn tại những lợi ích vô hình.
C. Phân tích đa mục tiêu (MCA)
- Nó cho phép sử sụng các loại dữ liệu khác nhau (tiền tệ, số lượng, chất lượng) để thực hiện so sánh và phân tích trong khung tương tự với mức độ chắc chắn cao. - Giúp đưa ra quyết định mang tính chất phức tạp liên
quan tới nhiều tác nhân, nhiều kết quả, nhiều mục tiêu một cách dễ dàng.
- MCA có thể mang tính chủ quan, nhất là trong giai đoạn cho điểm để xác định trọng số các mục tiêu. - Ngoài ra, vì sự pha trộn nhiều nguồn dữ liệu khác
nhau, MCA có thể không phải lúc nào cũng cho biết lợi ích lớn hơn chi phí.
Nguồn: European Commission, 2008
33
Chương 2
KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa lý khu vực nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý
Bến Tre là một tỉnh đồng bằng, nằm ở hạ lưu hệ thống sông Mekông và tiếp giáp với biển Đông. Tỉnh Bến Tre có các sông chạy dọc theo chiều dài tỉnh gồm: sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên có tổng chiều dài 382 km, các sông phân bố như các nan quạt xòe rộng ra biển Đông chia địa hình của tỉnh thành 3 cù lao lớn: cù lao An Hóa (gồm 2 huyện Châu Thành và Bình Đại), cù lao Bảo (gồm thành phố và 2 huyện Giồng Trôm, Ba Tri), cù lao Minh (gồm 3 huyện Chợ Lách, Mỏ Cày và Thạnh Phú). Bến Tre có 3 huyện ven biển là Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú với tổng chiều dài bờ biển là 65 km và khu vực đặc quyền kinh tế trên biển khoảng 20.000 km2. Diện tích tự nhiên là 2.360,62 km² (tháng 1, 2010);
34
chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCL. Tỉnh Bến Tre cách TP. HCM 86 km về phía Tây Bắc, ở gần thành phố Mỹ Tho và nhiều trung tâm phát triển khác. Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp Biển Đông. Tọa độ địa lý tỉnh Bến Tre giới hạn bởi kinh độ: 106o01’00”-106o48’00” và vĩ độ: 9o48’00” - 10o 20’00”.
Hình 2.2. Khu vực nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào xã Thới Thuận và Thừa Đức huyện Bình Đại, xã An Thủy huyện Ba Tri; xã An Điền và xã Giao Thạnh huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
35
2.1.2. Địa hình
Bến Tre là một tỉnh châu thổ nằm sát biển, có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao từ 1 - 2 m. Ở vùng đất giồng, cục bộ có nơi cao hơn địa hình chung quanh từ 3 - 5 m, rải rác có những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn,