Phân tích đa mục tiêu (MCA) được sử dụng để đánh giá những chiến lược thích ứng dựa vào tập hợp các mục tiêu. MCA yêu cầu phải nhận dạng tất cả các chiến lược thích ứng có thể có, lựa chọn tập hợp các tiêu chuẩn và đánh giá điểm số, và lựa chọn các trọng số cho từng tiêu chí (Jansen và Van Herwijnen, 2006). Phân tích này được sử dụng rất hiệu quả khi đánh giá những chiến lược thích ứng có nhiều tác động khác nhau và lợi ích không thể đo lường được.
Mỗi phương pháp sử dụng để phân tích kinh tế có những điểm mạnh, điểm yếu riêng (Bảng 1.1) và việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lĩnh vực nghiên cứu, đối tượng hưởng lợi, thời gian, kinh phí nghiên cứu…
32
Dạng phân tích Điểm mạnh Điểm yếu
A. Phân tích hiệu quả - chi phí (CEA)
- Nó được sử dụng trong những trường hợp gặp khó khăn để thể hiện lợi ích bằng tiền.
- CEA có thể được sử dụng như một công cụ so sánh khi có một số chiến lược thích ứng đang được xem xét và dự kiến sẽ có kết quả tương tự.
- Nó không thể chọn ra những chiến lược thích ứng tối ưu có nhiều lợi ích.
- CEA tập trung vào một dạng duy nhất của lợi ích (đó là mục tiêu cần phải đạt được), cụ thể là hiệu quả của biện pháp, không bao gồm những tác động bên ngoài có thể xảy ra.
B. Phân tích lợi ích - chi phí (CBA)
- CBA là phương pháp phân tích toàn diện nhất để đánh giá tất cả tác động (tích cực và tiêu cực) của các biện pháp chính sách. Vì vậy nó cho phép các nhà phân tích so sánh chi phí và lợi ích của từng chính sách theo thời gian.
- CBA có thể sử dụng để xếp thứ tự ưu tiên của các chiến lược thích ứng đựa trên giá trị hiện tại ròng và tỷ suất sinh lời nội bộ (hoặc những thiệt hại).
- Rất khó khăn vì không phải giải pháp nào cũng có thể lượng hóa lợi ích bằng tiền.
- Một khó khăn khác là xác định tỷ lệ chiết khấu xã hội. Thực tế có những lợi ích quan trọng không được tính toán và hậu quả sẽ giảm mức độ cấp thiết của chính sách. Trong khi những chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu lại tồn tại những lợi ích vô hình.
C. Phân tích đa mục tiêu (MCA)
- Nó cho phép sử sụng các loại dữ liệu khác nhau (tiền tệ, số lượng, chất lượng) để thực hiện so sánh và phân tích trong khung tương tự với mức độ chắc chắn cao. - Giúp đưa ra quyết định mang tính chất phức tạp liên
quan tới nhiều tác nhân, nhiều kết quả, nhiều mục tiêu một cách dễ dàng.
- MCA có thể mang tính chủ quan, nhất là trong giai đoạn cho điểm để xác định trọng số các mục tiêu. - Ngoài ra, vì sự pha trộn nhiều nguồn dữ liệu khác
nhau, MCA có thể không phải lúc nào cũng cho biết lợi ích lớn hơn chi phí.
Nguồn: European Commission, 2008
33
Chương 2
KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU