Dựa vào các lý thuyết đã có về sự giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, kết quả 3 cuộc thảo luận nhóm tập trung và dữ liệu điều tra hộ gia đình, tác giả đã nhận dạng được các chiến lược thích ứng của hộ gia đình và các chiến lược thích ứng cộng đồng với biến đổi khí hậu. Từ kết quả đó, tác giả đã chọn 2 chiến lược thích ứng cộng đồng cấp thiết nhất để phân tích kinh tế trong nghiên cứu này. Đó là (a) xây dựng nhà máy cung cấp nước ngọt, và (b) xây dựng hệ thống đê ven biển.
46
Hai chiến lược này đã được UBND tỉnh Bến Tre cho phép lập và dự kiến triển khai thành dự án thực hiện từ nay đến năm 2016.
3.5. Đánh giá hiệu quả và chi phí của các chiến lược thích ứng
Phân tích hiệu quả chi phí (CEA) được thực hiện trong nghiên cứu này để đánh giá hiệu quả kinh tế các chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời nó giúp ta chọn ra chiến lược nào cần thiết nhất phải thực hiện trước trong điều kiện hạn chế về nguồn lực. Đánh giá hiệu quả và chi phí của hai chiến lược thích ứng này được thực hiện từ góc độ địa phương. Các tác nhân bao gồm trong nghiên cứu là nông dân, ngư dân, hộ gia đình, đơn vị kinh doanh trong vùng bị thiệt hại do tác động của BĐKH cũng như chính quyền tỉnh Bến Tre.
Hiệu quả (outcomes) của hai chiến lược thích ứng trong nghiên cứu này là số hộ gia đình (households) được hưởng lợi. Trong khi đó, chi phí bao gồm chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn lập dự án, chi phí xây dựng, chi phí máy móc thiết bị, chi phí đền bù sang ủi mặt bằng, trượt giá do lạm phát và chi phí khác. Vòng đời của 2 dự án là 39 năm, trong mỗi năm có chi phí đầu tư và chi phí hoạt động khác nhau. Vì vậy để phân tích hiệu quả chi phí của các chiến lược thích ứng trên, phương trình 1.1 (Chương 1) được tác giả sử dụng tính tổng chi phí của dự án.
Lãi suất chiết khấu để tính tỷ số hiệu quả chi phí (CE Ratio) đã được quyết định. Trong phân tích kinh tế, có hai mức lãi suất thường được các nhà phân tích chọn và một mức lãi suất thứ 3 thỉnh thoảng được đề nghị. Một là chi phí cơ hội của vốn. Mặc dù về mặt lý thuyết mức lãi suất này rất tốt, nhưng nó rất khó khăn để áp dụng trong thực tế. Ở hầu hết các nước phát triển, nó được áp dụng ở mức từ 8-15%. Lựa chọn phổ biến là 12% (Gittinger 1992). Mức lãi suất chiết khấu thứ hai là mức lãi suất mà quốc gia phải trả cho những khoản vay tài chính để thực hiện dự án. Điều này phổ biến khi các quốc gia vay tiền từ nước ngoài để tài trợ cho những dự án đầu tư. Trong trường hợp này, ngân hàng thế giới đề nghị áp dụng mức từ 3-8% (Gittinger 1992). Mức lãi suất chiết khấu thứ ba cũng có khi được sử dụng là lãi suất thời gian ưu đãi xã hội (the social time preference rate) hoặc lãi suất chiết khấu xã hội (social discount rate SDR). Chúng ta thường cảm thấy rằng dự án xã hội có
47
thời gian dài hơn vì vậy lãi suất chiết khấu của nó sẽ thấp hơn. Điều này giải thích rằng một mức lãi suất thấp hơn sẽ được áp dụng cho những dự án công cộng so với những dự án tư nhân (Boardman et al. 2006).
Để tính NPV các sự lựa chọn thích ứng với sạt lở đất ở thành phố San Fernando, Philippines, Jaimie Kim và các cộng sự (2009) đã chọn các mức lãi suất chiết khấu khác nhau (6%, 10% và 15%). Trong khi đó, để tính NPV các chiến lược thích ứng với nước biển dâng ở tỉnh Nam Kalimantan, Indonesia, Saidy và Yusuf Azis (2009) đã áp dụng ba mức lãi suất chiết khấu khác nhau (8%, 10% và 16%). Với nghiên cứu này vốn đầu tư cho hai dự án là tiền ngân sách và vốn ODA, vì vậy theo như lý thuyết trên tác giả chọn mức lãi suất chiết khấu là 10%.
Hai chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu tại Bến Tre ở trên là hoàn toàn độc lập nhau. Vì vậy, tác giả sử dụng tỷ số hiệu quả chi phí (CE Ratio) để đánh giá, xếp hạng ưu tiên hai dự án đó. Cũng từ phương trình 1.2 (Chương 1) Nikhil (2008) đã vận dụng để tính CER cho dự án cung cấp nước sạch cho cộng đồng tại Bangladesh như sau:
(pt 3.1)
Trong nghiên cứu này, để phân tích hiệu quả chi phí tác giả đã vận dụng phương trình 1.2 và phương trình 3.1 để đề xuất phương trình tính toán CER các chiến lược thích ứng như sau:
(pt 3.2)
Chi phí của sự can thiệp CER =
Lợi ích sức khỏe tạo ra (tuổi thọ – năm sống)
Chi phí của chiến lược thích ứng CER =
48
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả của thảo luận nhóm tập trung (Focus Group Discussions FGDs) FGDs)
4.1.1. Thảo luận nhóm tập trung thứ nhất
FGD thứ nhất đã thu thập được các thông tin và nhận định sau đây:
Vùng bị tác động của BĐKH nặng nề nhất:
FGD đầu tiên cho thấy ở tỉnh Bến Tre có 3 huyện ven biển là Bình Đại, Thạnh Phú và Ba Tri bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Theo kịch bản B2 (kịch bản biến đổi khí hậu tại Bến Tre 2011) đến năm 2050, nước biển dâng 30cm, thì diện tích tự nhiên huyện Bình Đại bị ngập 16,23% (60,27 km2), Thạnh phú là 15,61% (60,01 km2) và Ba Tri là 14,32% (47,43 km2); diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập là 7,8% (23,19 km2) trên tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh, trong đó 3 huyện ven biển bị ảnh hưởng nặng.
Cũng theo kịch bản B2 (kịch bản biến đổi khí hậu tại Bến Tre 2011) khi nước biển dâng 75cm thì huyện Bình Đại bị ngập 46,13%, huyện Ba Tri bị ngập 51,3%, và huyện Thạnh Phú bị ngập 23,17%. Theo đó, ngành dễ tổn thương nhất là ngành nuôi trồng thủy sản (chủ yếu ở huyện Bình Đại); lâm nghiệp (huyện Bình Đại, Ba Tri); ngành nông nghiệp (chủ yếu trồng lúa ở huyện Bình Đại, một phần ở huyện Thạnh Phú). Từ năm 2006 đến năm 2010 (nặng nhất là năm 2009) loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ (nghêu, ngao, sò) bị chết hàng loạt không rõ nguyên nhân, và một số cán bộ nông nghiệp, môi trường cho rằng có thể là do biến đổi khí hậu. Điều này đã làm giảm sản lượng thu hoạch, tác động tiêu cực đến đời sống người dân cũng như làm giảm đáng kể GDP của tỉnh Bến Tre.
Nhiều công trình bị ngập hoặc bị phá vỡ: công trình giao thông, đường sá, cầu cống, cảng biển bị phá hủy cũng là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà Bến Tre đang phải đối mặt do sự tác động của BĐKH.
49
Nước biển dâng cũng là nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng xâm nhập mặn ở Bến Tre. Tình hình xâm nhập mặn chiếm hầu hết diện tích khu vực ven biển (3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú), tài nguyên nước ngầm khu vực này có chất lượng, trữ lượng kém. Do đó khu vực ven biển phải đối mặt với thiếu nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và phát triển nông nghiệp, bức xúc nhất là người dân thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Hiện tượng xói mòn vùng ven biển, vùng cửa sông xảy ra nghiêm trọng do dòng chảy mạnh, sóng lớn và thuỷ triều dâng cao. Đặc biệt trong mùa gió chướng (nhất là từ tháng 8-11 âm lịch) kết hợp với triều cường thì mức độ phá hủy đường bờ xảy ra mạnh mẽ hơn. Hiện nay các khu vực ven biển thuộc xã An Điền và Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú đang bị sạt lở nghiêm trọng. Ngoài ra, các khu vực ven các cửa sông thuộc cảng cá An Thủy huyện Ba Tri, cảng cá An Nhơn huyện Thạnh Phú và cảng Bình Thắng huyện Bình Đại diễn ra các hoạt động buôn bán, lượng tàu thuyền cập tại bến cảng tăng. Các khu vực này đang có nguy cơ sạt lở cao.
BĐKH dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực. Một phần đáng kể diện tích đất trồng trọt ở tỉnh có thể bị ngập nước và xâm nhập mặn. Trong khi đó, Bến Tre với phần lớn dân cư sống bằng nghề nông, việc giảm năng suất lúa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân và thu nhập kinh tế của tỉnh. Ngoài ra, việc xâm nhập mặn và BĐKH cũng tác động xấu đến cây ăn trái (Bến Tre hình thành nhiều vùng chuyên canh với các loại cây có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, măng cụt, nhãn, chôm chôm, bưởi da xanh) và cây công nghiệp (dừa, thuốc lá, mía, ca cao).
Trên địa bàn tỉnh có 3.598 ha đất phủ rừng, phân bố dọc theo chiều dài bờ biển của 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Bến Tre có hệ sinh thái rừng ven biển (rừng ngập mặn) đa dạng và phong phú. Dưới tác động của BĐKH làm cho hệ sinh thái rừng suy thoái, đa dạng sinh học giảm nghiêm trọng hơn, đồng thời làm cho các loài động vật, thực vật suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế dân ven bờ.
BĐKH tác động đến các hệ sinh thái ven biển, làm biến động đến nguồn lợi hải sản từ biển. Vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng ngư dân ven biển. Ngoài
50
ra, nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới nhiều hơn sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động đánh cá của ngư dân ven biển, tàu thuyền không thể ra khơi.
Mất chỗ ở và sinh kế là một trong những vấn đề đáng lưu tâm nhất dưới tác động của BĐKH vì Bến Tre có địa hình thấp nhất thuộc ĐBSCL. Theo kịch bản nước biển dâng, diện tích bị ngập khá lớn, nhất là ở các huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú và Giồng Trôm.
Đặc biệt, do các nước Lào, Campuchia xây dựng hệ thống đập thủy điện trên sông Mê Kong làm cho lượng nước đổ về sông Cửu Long không còn như trước. Mùa khô thì cạn kiệt, mùa mưa thì lượng nước quá nhiều. Vấn đề này đã làm thay đổi dòng chảy trên hệ thống các sông thuộc địa phận tỉnh Bến Tre, làm hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng, làm thiệt hại nặng nề cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt làm bãi nghêu bị vùi lấp. Đồng thời nó làm hạn chế lượng phù sa bồi đắp cho đồng bằng Sông Cửu Long, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lịch trình sản xuất cũng như năng suất sản xuất gạo của khu vực này.
Chương trình hành động để giảm thiểu tác động của BĐKH ở tỉnh Bến Tre:
Xây dựng kế hoạch hành động, kế hoạch 5 năm (2011-2015) ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Xây dựng công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như hệ thống thủy lợi Quới Điền, Cầu Sập, cống đập Ba Lai, đê biển Bình Đại, đê biển Ba Tri.
Xây dựng nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cho dân.
Bên cạnh đó, tỉnh Bến Tre còn triển khai dự án trồng rừng ngập mặn theo tuyến đê ven biển huyện Ba Tri, Bình Đại với các loài cây chủ yếu như: Đước, Đưng, Bần, Mắm, Lá Dừa.
Nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH và tác động của BĐKH và biện pháp ứng phó. Năm 2010, Văn phòng chương trình BĐKH đã tổ chức tuyên truyền, hội thảo về BĐKH, cụ thể: 02 lớp tham vấn ý kiến cộng đồng, 02 hội thảo cấp huyện, 01 hội thảo cấp tỉnh; Đăng bản tin để tuyên truyền người dân ứng phó với
51
BĐKH trên báo điện tử tỉnh Bến Tre tại website www.baodongkhoi.com.vn một
tháng 2 lần; Đưa bản tin về BĐKH lên đài truyền hình Bến Tre một tháng 1 lần.
4.1.2. Th o lu n nhóm t p trung thứ hai
Hiện tượng thời tiết bất thường, nhiệt độ và độ mặn tăng cao, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm là những biểu hiện chính của BĐKH đang xảy ra ở huyện Bình Đại. Sự thay đổi hướng gió theo mùa (gió nam, gió chướng) làm thay đổi dòng chảy của lưu vực sông gây sạt lở đất nghiêm trọng hơn.
Hiện tượng mưa bão và lũ lụt bất thường đang xảy ra tại khu vực này, cũng như hiện tượng nước biển dâng và sạt lở đất ven biển, ven bờ sông đang xảy ra nghiêm trọng tại xã Thừa Đức, Thới Thuận. Hiện tượng nước ngọt bị nhiễm mặn ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và tác động đặc biệt nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân.
Tại xã Thừa Đức, năng suất nuôi tôm quảng canh và quảng canh xen rừng giảm nghiêm trọng (trước năm 2007, một con nước từ 5-6 ngày thu được 7-10 triệu VNĐ trên diện tích khoảng 7-10 ha, sau năm 2007 chỉ thu được tối đa 5 triệu VNĐ). Độ mặn tăng làm cho vỏ tôm sú và vỏ tôm thẻ chân trắng dày hơn và chậm lớn. Độ mặn tăng cũng làm cho thời gian nuôi tôm sú kéo dài (trước đây chỉ có 4 tháng/vụ, nay kéo dài 4,5-5 tháng/vụ). Vì vậy, năng suất và hiệu quả nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh và bán thâm canh cũng sụt giảm. Năng suất đánh bắt hải sản cũng giảm nghiêm trọng. Xã Thới Thuận: phát triển thủy sản chủ yếu là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ (nghêu, sò) với diện tích khá lớn, do điều kiện tự nhiên thuận lợi. Tuy nhiên, trong những năm qua (đặc biệt 2010) nghêu bị chết hàng loạt (gần 90%) gây thiệt hại nặng nề cho nông dân. Vùng đất bãi bồi nuôi sò huyết bị lấp cũng làm sò huyết chết hàng loạt. Khu vực nuôi nghêu được đánh giá là dễ bị tổn thương do tác động biến đổi khí hậu và nước biển dâng làm thay đổi điều kiện môi trường, hệ sinh thái.
Về các chiến lược thích ứng, huyện Bình Đại đã và đang triển khai nhiều dự án: xây dựng hồ chứa nước ngọt thô, xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho
52
dân, di dời dân vùng bị sạt lở, trồng 101 ha rừng ngập mặn, đang triển khai 20 công trình thủy lợi mặn, trồng rừng ngập mặn chắn sóng.
4.1.3. Th o lu n nhóm t p trung thứ ba
Trong quá trình thảo luận, tác giả rút ra được: người dân đã có nhận thức ban đầu về BĐKH và nước biển dâng; có những hành động để ứng phó với BĐKH và nước biển dâng của nông dân như sau: (i) Thay đổi lịch mùa vụ nuôi; những ruộng lúa bị ngập do nước biển dâng, người dân đã chuyển sang nuôi tôm; những vùng nuôi quảng canh kém hiệu quả chuyển sang làm muối (trước đây làm muối chỉ khoảng 400ha, nay tăng lên 679ha). (ii) Thay đổi cơ cấu cây trồng vùng bị nhiễm mặn, những vùng ven biển bị xâm nhập mặn dưới tầng nước ngầm, trước đây trồng cây lâu năm (cây xoài) nay được chuyển sang trồng hoa màu (dưa hấu, củ cải, đậu phụng, sắn nước). (iii) Trước đây thói quen của người dân Bến Tre xây nhà để trống hai lam để thông gió, nhưng kể từ khi xuất hiện hai cơn bão (đặc biệt cơn bão năm 2006) thì người dân nhận thấy rằng nhà nào để trống hai lam sẽ bị tốc mái. Vì thế, hiện nay khi xây nhà người dân không để trống lam nữa. (iv) Nâng nền nhà cao khi xây dựng để tránh bị ngập nước. (v) Để giảm thiểu tác động của mực nước biển dâng, xâm nhập mặn, người dân đã nâng bờ ao nuôi.
4.2. Tác động của BĐKH và nước biển dâng đến môi trường tự nhiên
Nhờ kết quả các cuộc thảo luận nhóm tập trung cũng như dựa trên các tài liệu do Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH tỉnh Bến Tre cung cấp, tác giả tổng hợp những tác động của BĐKH và nước biển dâng theo hai kịch bản: phát thải trung bình (B2) và phát thải cao (A1FI) như sau:
53
Diện tích ngập tỉnh Bến Tre theo kịch bản B2
0 50 100 150 200 250 300
Tp. Bến Tre Chợ Lách Châu Thành Giồng Trôm Ba Tri Mỏ Cày Bình Đại Thạnh Phú
Huyện D iệ n t íc h ( k m 2 ) Ngập 12 cm Ngập 17 cm Ngập 30 cm Ngập 46 cm Ngập 75 cm
Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu Bến Tre, 2011
Hình 4.1. Diện tích ngập của các huyện ở Bến Tre theo kịch bản B2
Bảng 4.1. Diện tích và tỷ lệ ngập của các huyện tỉnh Bến Tre theo kịch bản B2 Mức nước dâng 12 cm (2020) 17 cm (2030) 30 cm (2050) 46 cm (2070) 75 cm (2100) Huyện Diện tích S(km2) % S(km2) % S(km2) % S(km2) % S(km2) % Tp. Bến Tre 66,21 4,76 7,19 4,80 7,24 5,58 8,43 6,47 9,77 9,09 13,72 Chợ Lách 183,47 34,44 18,77 36,49 19,89 39,09 21,31 41,18 22,44 47,89 26,10 Châu Thành 221,44 25,24 11,40 27,25 12,31 32,67 14,75 39,60 17,88 55,18 24,92 Giồng Trôm 303,07 32,31 10,66 34,88 11,51 42,13 13,90 57,13 18,85 93,92 30,99 Ba Tri 331,25 35,94 10,85 39,24 11,85 47,43 14,32 67,66 20,43 169,92 51,30 Mỏ Cày 361,82 50,23 13,88 51,94 14,35 54,88 15,17 61,06 16,88 88,86 24,56