Theo kết quả của 3 cuộc thảo luận nhóm, để đối phó với vấn đề xâm nhập mặn, năm 2002 tỉnh Bến Tre đã xây dựng cống đập Ba Lai tại sông Ba Lai để ngọt hóa cục bộ cho các đồng lúa, vườn cây ăn quả, trang trại nuôi tôm trong khu vực. Trong năm 2011 ba huyện ven biển đang triển khai 20 công trình thủy lợi mặn và xây dựng những hồ chứa nước ngọt lòng chảo. Để giảm thiểu sự tàn phá của bão, giảm sạt lở đất ven biển, tỉnh Bến Tre triển khai chiến lược trồng 60ha rừng ngập mặn mỗi năm, tổng nguồn vốn hằng năm phân bổ cho 3 huyện ven biển là 1,5 tỷ đồng. Trong những năm qua, chính quyền địa phương đã hỗ trợ 3.982 hồ chứa nước cho 2.025 hộ dân và 1.000 thùng composite cho khoảng 1.000 hộ. Đồng thời cũng đang triển khai xây dựng nhà máy nước ngọt thô, để dẫn nước ngọt pha loãng cho những ao bị nhiễm mặn và tưới cho các vườn cây ăn trái. Từ năm 2008, chính
Số người trả lời trên mỗi thứ tự xếp hạng Lựa chọn thích ứng 1 2 3 4 5 Tổng Di dời vĩnh viễn 1 1 2 2 0 6
Thiết lập những công trình bảo vệ vĩnh viễn 22 8 4 0 0 34
Đào kênh 0 1 1 3 2 7
Thiết lập những công trình bảo vệ tạm thời 9 18 5 2 1 35
Tiết kiệm cá nhân cho sạt lở trong tương lai 1 2 3 7 3 16
Tham gia tiết kiệm nhóm/hợp tác xã 0 1 2 3 4 10
Trồng rừng ngập mặn dọc theo bờ biển 3 4 18 6 2 33
88
quyền các cấp đang cho di dời và tái định cư cho các hộ ven biển, ven cửa sông có nguy bị sạt lở đất với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ. Tới năm 2011 đã thực hiện được cho 33 hộ.
UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bến Tre làm chủ đầu tư các công trình xây dựng đê biển (ví dụ đê bao xã Tam Điệp), xây dựng và nâng cấp hệ thống đê ven biển tại huyện Bình Đại và huyện Ba Tri giúp người dân ngăn chặn nước biển dâng và giảm sự tác động của xâm nhập mặn.