Các chiến lược thích ứng hộ gia đình (Household Adaptation Strategies)

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của BIẾN đổi KHÍ hậu và PHÂN TÍCH KINH tế một số CHIẾN lược THÍCH ỨNG tại TỈNH bến TRE (Trang 95 - 98)

Trước khi hỏi những câu hỏi về những chiến lược thích ứng hộ gia đình để giảm thiểu những tác động của bão/ lũ lụt, xâm nhập mặn, sạt lở đất và nước biển dâng, những điều tra viên giải thích cặn kẽ những ảnh hưởng tiềm năng của những hiện tượng này lên sinh kế của người dân và đưa ra những bức hình và những tính toán về những sự ảnh hưởng đó.

4.7.3.1. Chiến lược thích ứng của hộ gia đình với bão/lũ lụt

Bởi vì mỗi lựa chọn thích ứng khác nhau có đặc điểm kỳ vọng riêng của nó, nên người trả lời được hỏi để xếp thứ tự ưu tiên các thích ứng theo mức độ quan trọng đối với gia đình của mình. “Gia cố nhà cửa để chống chịu tốt hơn với bão” và “tham gia vào các dự án/ hoạt động cộng đồng để đối phó với bão” được nhiều người lựa chọn nhất như những hoạt động thích ứng nhằm đối phó với bão xảy ra trong tương lai (Bảng 4.20). Trong tổng số 205 hộ bị thiệt hại do bão/ lũ lụt gây ra có tới 81,46% (167 người) khẳng định rằng “việc gia cố nhà cửa để chống chịu tốt hơn với bão” là sự thích ứng quan trọng nhất. Chỉ có 5,37% (11 người) cho rằng lựa chọn “tham gia vào các dự án/ hoạt động cộng đồng để đối phó với bão” là quan trọng nhất trong khi có tới 38% (78 người) xếp nó vào vị trí số 2 và 24,39% (50 người) xếp nó vào vị trí số 3. “Tham gia tiết kiệm cá nhân” và “tiết kiệm nhóm/hợp tác xã” cũng là hai sự lựa chọn thích ứng được nhiều hộ gia đình lựa chọn. “Di chuyển tài sản tới nơi an toàn” được xem là ít quan trọng nhất khi chỉ có một người lựa chọn.

85

Bảng 4.20. Xếp hạng các sự lựa chọn thích ứng của hộ gia đình với bão/lũ lụt

Ghi chú: Những người trả lời được yêu cầu xếp hạng 5 sự lựa chọn thích ứng theo thứ tự tầm quan trọng bắt đầu từ 1 (quan trọng nhất) tới 5 (ít quan trọng nhất).

4.7.3.2. Chiến lược thích ứng của hộ gia đình với xâm nhập mặn

Trong mục này chỉ có 271 hộ gia đình đã bị thiệt hại do xâm nhập mặn trả lời. Để đối phó với vấn đề thiếu nước ngọt do xâm nhập mặn gây ra trong tương lai, “thu hứng nước mưa” là lựa chọn hàng đầu của 94,46% hộ gia đình (256 hộ). 61,62% người trả lời xếp lựa chọn “mua nước ngọt từ các nhà cung cấp” vào vị trí quan trọng thứ 2 sau “thu hứng nước mưa”. Trong khi đó, có 49,45% (134 người)

Số người trả lời trên mỗi thứ tự xếp hạng Lựa chọn thích ứng 1 2 3 4 5 Tổng Di dời vĩnh viễn 2 3 2 3 1 11

Gia cố nhà cửa để chống chịu tốt hơn 167 21 5 3 1 197

Đào kênh để thoát lũ 0 8 8 6 2 24

Tiết kiệm cá nhân để chuẩn bị khi có bão

trong tương lai 4 19 29 14 2 68

Tham gia tiết kiệm nhóm/hợp tác xã 0 13 31 18 9 71

Thay đổi những giống cây trồng có thể chịu

lũ lụt 0 1 2 1 1 5

Thay đổi lịch mùa vụ 0 3 6 4 4 17

Tham gia bảo hiểm 2 3 2 3 4 14

Tham gia vào các dự án/hoạt động cộng

đồng để đối phó với bão 11 78 50 16 8 163

Chuẩn bị thức ăn 1 13 9 2 2 27

Sơ tán 2 15 6 3 1 27

Xây hầm trú bão 1 5 2 0 0 8

Đưa tàu bè trú nơi an toàn 1 2 1 0 0 4

Di chuyển tài sản tới nơi an toàn 0 1 0 0 0 1

Nâng cao đê 2 1 2 0 0 5

Xây đê bằng đất xung quanh ao/đồng ruộng 1 3 0 0 0 4

Thực hiện các biện pháp bảo vệ ao nuôi 10 13 0 2 0 25

86

chọn “tìm kiếm nước từ nguồn khác” như sự thích ứng và xếp hạng mức độ quan trọng của nó từ 1 tới 4.

Để giảm những tác động lên nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, những sự lựa chọn thích ứng như “bơm nước ngọt vào ao nuôi hoặc đồng ruộng”, “nâng cao đê” và “chuyển đổi giống cây trồng/ vật nuôi mới” cũng được nhiều hộ trả lời lựa chọn. Theo kinh nghiệm, người trả lời tại xã Tân Phong khẳng định rằng lúa vụ 3 thường bị thiệt hại bởi nước mặn, vì vậy họ đã quyết định “trồng lúa vụ 3 sớm nhất có thể” - ngay sau khi thu hoạch lúa vụ 2 - như lựa chọn thích ứng để tránh bị nhiễm mặn.

Bảng 4.21. Xếp hạng các sự lựa chọn thích ứng của hộ gia đình với xâm nhập mặn

Ghi chú: Những người trả lời được yêu cầu xếp hạng 5 sự lựa chọn thích ứng theo thứ tự tầm quan trọng bắt đầu từ 1 (quan trọng nhất) tới 5 (ít quan trọng nhất).

4.7.3.3. Chiến lược thích ứng của hộ gia đình với sạt lở đất và nước biển dâng

Theo như mục đánh giá thiệt hại có 36 gia đình bị tác động, vì vậy chỉ có 36 hộ gia đình lựa chọn những chiến lược thích ứng để đối phó với sạt lở đất và nước biển dâng trong tương lai. Để giảm thiểu những tác động của sạt lở đất và nước biển

Số người trả lời trên mỗi thứ tự xếp hạng Lựa chọn thích ứng 1 2 3 4 5 Tổng Di dời vĩnh viễn 0 1 0 3 0 4

Thu hứng nước mưa 256 13 2 0 0 271

Tìm kiếm nước từ nguồn khác 13 53 59 9 0 134

Bơm nước ngọt vào ao nuôi/đồng ruộng 0 3 17 16 3 39

Chuyển đổi giống cây trồng/vật nuôi mới 0 0 4 7 7 18

Mua nước ngọt từ các nhà cung cấp 0 167 50 13 7 237

Nâng cao đê 0 13 9 2 0 24

Xây đê bằng đất xung quanh ao/đồng

ruộng 1 2 1 1 0 5

Trồng lúa vụ 3 sớm nhất có thể 0 13 0 0 0 13

Bỏ trồng lúa vụ 3 0 1 0 0 0 1

87

dâng trong tương lai, “thiết lập những công trình bảo vệ vĩnh viễn”, “thiết lập những công trình bảo vệ tạm thời” và “trồng rừng ngập mặn dọc theo bờ biển” là ba sự thích ứng quan trọng nhất.

Bảng 4.22. Xếp hạng các sự lựa chọn thích ứng của hộ gia đình với sạt lở đất

Ghi chú: Những người trả lời được yêu cầu xếp hạng 5 sự lựa chọn thích ứng theo thứ tự tầm quan trọng bắt đầu từ 1 (quan trọng nhất) tới 5 (ít quan trọng nhất).

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của BIẾN đổi KHÍ hậu và PHÂN TÍCH KINH tế một số CHIẾN lược THÍCH ỨNG tại TỈNH bến TRE (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)