Tiền kế hoạch kiểm

Một phần của tài liệu MỘT số KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG tồn KHO TRONG KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH (Trang 101 - 217)

Bước 1: Tiếp nhận khách hàng

Tại Công ty TNHH Kiểm Toán U&I, các công việc được thực hiện ở

bước này chủ yếu dựa trên cơ sở tìm hiểu sơ lược về khách hàng.

Ban đầu, Công ty sẽ tiếp nhận yêu cầu của khách hàng thông qua điện

thoại, email, fax hoặc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và xác định thời gian đến

đơn vị khách hàng để tiến hành khảo sát.

Bước 2: Phân công nhân viên đến gặp khách hàng để khảo sát

Công ty cử đại diện 1 nhân viên của phòng Kinh Doanh và 1 nhân viên

của phòng Nghiệp vụ đến gặp khách hàng.

Tại đơn vị khách hàng, nhân viên của Công ty sẽ khảo sát yêu cầu của

khách hàng và xem xét hồ sơ thực tế, thông qua đó tìm hiểu: SV TH: Ngu yễn Ngọ c N h ƣ N g ệt 46 MSSV: 109403108 7

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trịnh Ngọc Anh  Ngành nghề khinh doanh  Loại hình hoạt động của khách hàng  Vốn điều lệ  Vốn pháp định  ... Qua đó, đánh giá một cách khái quát nhất về tình hình tài chính và pháp lý

của đơn vị được kiểm toán.

Ngoài ra, Công ty sẽ dựa vào những thông tin về doanh số, ngành nghề, quy

mô của đơn vị,... để dự tính mức phí kiểm toán và thông báo cho khách hàng biết.

Vì đây là công việc quan trọng nên chỉ có Giám đốc hoặc Phó Giám đốc mới có thẩm quyền quyết định việc đồng ý tiếp nhận khách hàng hay không. Bước 3: Thỏa

Sau khi tiếp xúc với khách hàng và tìm hiểu được nhu cầu, kỳ vọng của

khách hàng, đồng thời nhận thấy có thể nhận lời kiểm toán, dựa trên tình hình thực

tế của mỗi phòng Nghiệp vụ, Ban Giám đốc Công ty sẽ giao nhiệm vụ cho một

phòng Nghiệp vụ có đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ cho khách hàng.

Trưởng phòng Nghiệp vụ có trách nhiệm thành lập nhóm kiểm toán. Sau

đó, nhóm kiểm toán này đến khách hàng để trao đổi và thỏa thuận về một số vấn đề

cụ thể như: mục đích và phạm vi kiểm toán của khách hàng, những yêu cầu riêng

của khách hàng (nếu có), các tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán,...

Về phí kiểm toán, nếu khách hàng đồng ý với mức phí dự tính ban đầu,

cùng với việc căn cứ trên khối lượng công việc và mục đích kiểm toán cụ thể của

khách hàng, Ban Giám Đốc sẽ quyết định mức phí chính thức và báo cho khách

hàng biết.

Bước 4: Ký hợp đồng kiểm toán

Sau khi báo giá cho khách hàng và nhận được sự đồng thuận từ phía

khách hàng. Công ty sẽ thảo hợp đồng kiểm toán và tiến hành ký kết với khách

hàng.

SVTH: Nguyễn Ngọc Nhƣ Nguyệt

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trịnh Ngọc Anh 2 . 2 . 1 . 1 . 2 . L p k ế h o c h k i m t o á n Cùng với sự hỗ trợ của các thành viên trong nhóm kiểm toán, Trưởng nhóm

kiểm toán chịu trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán (Kế hoạch tổng thể và Chương trình kiểm toán) đối với khách hàng được phân công kiểm toán và gửi

kiểm toán đó cho khách hàng trước khi tiến hành kiểm toán tại đơn vị khách hàng.

Kế hoạch kiểm toán bao gồm:

 Danh sách nhóm kiểm toán;

 Các công việc cụ thể sẽ thực hiện;

 Thời gian dự kiến thực hiện kiểm toán;

 Yêu cầu phối hợp làm việc;

 Yêu cầu cung cấp tài liệu.

Các công việc được thực hiện trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán bao

gồm những bước như sau:

 Mô tả đơn vị được kiểm toán;

 Mục đích kiểm toán;

 Đánh giá sơ bộ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát;

 Yêu cầu nhân lực cho cuộc kiểm toán;

 Thời gian và trình tự tiến hành công việc kiểm toán;

 Phân công công việc cho từng kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán;

 Chuẩn bị hồ sơ kiểm toán;

 Đánh giá ban đầu về mức trọng yếu của báo cáo tài chính (nếu khách

hàng gửi trước báo cáo tài chính cho Trưởng phòng Nghiệp vụ phụ trách kiểm toán

doanh nghiệp khách hàng);

 Xác lập mức trọng yếu cho các khoản mục. Qua đó, căn cứ vào kế hoạch tổng thể, kiểm toán viên sẽ linh hoạt áp dụng

cho từng phần hành kiểm toán, sử dụng các thủ tục kiểm toán thích hợp để đạt được

tiến độ theo kế hoạch.

SVTH: Nguyễn Ngọc Nh ƣ Ngu yệt 48

Khóa luận tốt nghiệp

2.2.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Dựa vào thời gian cụ thể đã được xác định trước, Nhóm kiểm toán sẽ sắp xếp đến đơn vị khách hàng và tiến hành công việc theo dự tính. Các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán sẽ tiến hành kiểm toán các phần hành, các khoản mục trên báo cáo tài chính như tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định, nợ phải thu, nợ phải trả, doanh thu, chi phí,... Tất cả các bằng chứng cần thiết phải được thu thập đầy đủ và phải phù hợp với mục tiêu kiểm toán của từng khoản mục, sau đó được lưu lại trên hồ sơ kiểm toán theo thứ tự quy định.

tất các thủ tục kiểm toán và đã thu thập đầy đủ bằng chứng

cần thiết, Trưởng nhóm kiểm toán sẽ trao đổi với khách hàng về các sai sót của

Doanh nghiệp và đề nghị bút toán điều chỉnh. Sau đó sẽ rút khỏi đơn vị khách hàng

trở về Công ty để tổng hợp tài liệu và hoàn thiện hồ sơ kiểm toán.

2.2.1.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

Sau khi rút khỏi đơn vị khách hàng và trở về Công ty làm việc, Trưởng nhóm

kiểm toán có trách nhiệm chỉ đạo các thành viên trong nhóm hoàn tất hồ sơ kiểm

toán theo đúng thời hạn để theo kịp tiến độ kế hoạch kiểm toán.

Một vấn đề quan trọng cần phải xem xét trong giai đoạn này là các sự kiện

phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính. Sau ngày kết thúc niên độ

có thể xảy ra những sự kiện quan trọng làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài

chính như:

 Mua sắm hoặc thanh lý tài sản có giá trị lớn;

 Nhà xưởng sản xuất bị phá hủy vì hỏa hoạn, bão lụt;

 Thực hiện tái cơ cấu chủ yếu;

 Thay đổi bất thường, quan trọng về giá bán tài sản hoặc tỷ giá hối đoái;

 Thay đổi về thuế có ảnh hưởng quan trọng đến tài sản, nợ thuế hiện hành

hoặc thuế hoãn lại;

 Các giao dịch chủ yếu và tiềm năng của cổ phiếu thường;

 Xuất hiện những vụ kiện tụng lớn.

SV TH: Ngu yễn Ngọ c N h ƣ N g uy ệt 49 MSSV: 109403108 7

Khóa luận tốt nghiệp

Vấn đề này sẽ được xem xét thông qua việc phỏng vấn các nhân viên tại đơn

vị khách hàng và được Trưởng nhóm kiểm toán ghi chú lại.

Các thành viên trong nhóm kiểm toán có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ theo quy định của Công ty và theo đúng thời hạn Trưởng nhóm kiểm toán đã xác định. Sau đó, Trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp toàn bộ tài tiệu và rà soát lại hồ sơ kiểm

toán, nếu có phát hiện bất kỳ sai sót nào, Trưởng nhóm sẽ yêu cầu thành viên phụ trách phần hành đó chỉnh sửa bổ sung thêm và trình lên cho Trưởng phòng Nghiệp

vụ soát xét, cho ý kiến. Tiếp sau đó, Trưởng nhóm kiểm toán lập

dự thảo báo cáo kiểm toán, bản dự

thảo sẽ được trình lên cho Trưởng phòng Nghiệp vụ soát xét và sau đó Trưởng bộ

phận Nghiệp vụ kiểm tra lại lần cuối. Nếu không có vấn đề phát sinh, Trưởng nhóm

kiểm toán sẽ gửi bản dự thảo cho khách hàng.

Sau khi khách hàng đọc và chấp nhận bản dự thảo trên, họ sẽ ký tên xác nhận

vào Thư đồng ý phát hành báo cáo do Công ty cung cấp và gửi về Công ty. Sau đó,

Công ty sẽ tiến hành phát hành báo cáo kiểm toán chính thức cho khách hàng.

2.2.2. Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Kiểm Toán U&I ty TNHH Kiểm Toán U&I

2.2.2.1. Mục tiêu kiểm toán

Đảm bảo rằng số dư hàng tồn kho được trình bày trên Bảng cân đối kế toán

tại ngày kết thúc niên độ là trung thực, hợp lý.

2.2.2.1.1. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát trên lý

thuyết là hai bước riêng biệt và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, trên

thực tế tại Công ty TNHH Kiểm toán U&I, hai bước này thường được tiến hành

lồng vào nhau. Trong khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, kiểm

toán viên cũng đồng thời đánh giá được hệ thống này vận hành ra sao cũng như

đánh giá được những rủi ro kiểm soát tồn tại và tiến hành lập chương trình kiểm

toán cho phù hợp.

Trước tiên, kiểm toán viên sẽ phỏng vấn bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm

quản lý và ban hành các quy định tại đơn vị khách hàng. Việc phỏng vấn này nhằm S V T H: Ng uy ễn Ng ọc N h ƣ Ng uy ệt 50 MSSV: 109403108 7

Khóa luận tốt nghiệp

hỗ trợ cho việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho, từ đó giúp

kiểm toán viên xác định mức trọng yếu của khoản mục hàng tồn kho trên báo cáo tài chính của khách hàng. Bên cạnh đó, những thông tin thu thập được từ những câu hỏi thông qua buổi

phỏng vấn còn giúp kiểm toán viên ước lượng được rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát của khoản mục hàng tồn kho, từ đó tạo cơ sở cho việc lập kế hoạch kiểm toán

và xác định các thủ tục kiểm toán cần thiết.

2.2.2.1. 2. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Sau khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát

nội bộ, kiểm toán viên sẽ tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát.

 Nếu kiểm toán viên nhận thấy đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ tốt thì

rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp, điều đó đồng nghĩa với

rủi ro phát hiện được chấp nhận ở mức cao. Khi đó, kiểm toán viên sẽ thu hẹp cỡ

mẫu lại, giảm bớt các thử nghiệm cơ bản và mức trọng yếu cũng tăng lên.

 Ngược lại, nếu đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém thì rủi ro

kiểm soát sẽ được đánh giá là cao, trường hợp này kiểm toán viên sẽ hạ thấp mức

trọng yếu xuống và mở rộng phạm vi kiểm toán, thực hiện nhiều thử nghiệm cơ

bản.

Vấn đề đặt ra là mức trọng yếu được xác định như thế nào? Có nhiều cách để

xác lập mức trọng yếu, tại Công ty TNHH Kiểm toán U&I, mức trọng yếu được xác

định dựa trên kinh nghiệm của kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán

tại đơn vị khách hàng.

2.2.2.2. Thử nghiệm cơ bản

2.2.2.2.1. Thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích được thực hiện nhằm mục tiêu so sánh và nghiên cứu các

mối quan hệ để giúp kiểm toán viên thu thập bằng chứng về tính hợp lý chung của

số liệu, thông tin cần kiểm tra, đồng thời phát hiện khả năng tồn tại các sai lệch

trọng yếu.

SVTH: Nguyễn Ngọc Nhƣ Nguyệt

Khóa luận tốt nghiệp Việc thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục hàng tồn kho là rất quan trọng bởi vì nếu hàng tồn kho không phải là khoản mục trọng yếu, các thủ tục phân tích có thể cung cấp những bằng chứng đủ để kiểm toán viên kết luận về sự trung thực và hợp lý của khoản mục này trên báo cáo tài chính mà không cần phải thực hiện các thử nghiệm chi tiết. Nhận thức được tầm quan trọng của các thủ tục phân tích đối với khoản mục hàng tồn kho, Công ty TNHH Kiểm toán U&I đã thiết lập

các thủ tục phân tích dựa trên Chuẩn mực kiểm toán số 520 - Quy trình phân tích,

bao gồm:

Bước đầu, kiểm toán viên lập một bảng tổng hợp số dư đầu

kì, phát sinh

tăng, giảm trong kì, số dư cuối kì của các tài khoản liên quan đến khoản mục hàng

tồn kho như 152, 155, 156,... sau đó sẽ tiến hành thực hiện:

a) So sánh giá trị hàng tồn kho (chi tiết từng loại hàng tồn kho) với niên độ

kế toán trước và kế hoạch hoặc định mức dự trữ (nếu có). b) So sánh tỷ lệ dự phòng giảm giá hàng tồn kho với niên độ kế toán trước

và kế hoạch (nếu có).

c) Xem xét sự biến động của hàng mua, hàng xuất qua các tháng và tìm hiểu

nguyên nhân nếu có đột biến.

d) So sánh vòng quay hàng tồn kho qua các năm, tìm ra những biến động

lớn, bất thường (ví dụ như số vòng quay nguyên vật liệu chính giảm mạnh hay số

vòng quay thành phẩm tăng đột biến) và giải thích nguyên nhân.

Như vậy, các thủ tục phân tích được áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán

U&I chủ yếu nghiêng về việc so sánh các yếu tố cơ bản của hàng tồn kho giữa các

niên độ mà cụ thể là giữa niên độ này với niên độ trước để có thể phát hiện ra những

biến động bất thường, các sai lệch trọng yếu có thể ảnh hưởng đến sự trung thực và

hợp lý của số liệu và các thông tin về hàng tồn kho trên báo cáo tài chính.

Việc phân tích trên được ghi nhận vào giấy làm việc của kiểm toán viên phụ

trách phần hành hàng tồn kho, đây là bước tổng hợp trước khi đi chi tiết vào từng

khoản mục 152, 155, 156,... Bên cạnh đó, trong giấy làm việc này, kiểm toán viên

cũng phải nêu rõ phương pháp hạch toán hàng tồn kho (kê

khai thường xuyên hay

S V T H: Ng uy ễn Ng ọc N h ƣ Ng uy ệt 52 MSSV: 109403108 7

Khóa luận tốt nghiệp

kiểm kê định kì) và phương pháp xác định giá hàng tồn kho (thực tế đích danh,

nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước hay bình quân gia quyền) được áp dụng

tại đơn vị khách hàng.

2.2.2.2.2. Thử nghiệm chi tiết

Tại Công ty TNHH Kiểm toán U&I, các thử nghiệm chi tiết được thực hiện

đối với khoản mục hàng tồn kho chủ yếu bao gồm: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm và hàng hoá. Đối với chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (tài

khoản 154), Công ty Kiểm toán U&I đã kết hợp khoản này vào phần hành kiểm toán “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, tính giá thành sản phẩm”.

Ngoài ra, do tính chất riêng

biệt nên khoản mục "Dự phòng giảm giá hàng tồn kho" sẽ được thực hiện với các thử nghiệm chi tiết riêng biệt.

Trong phạm vi của đề tài, người viết sẽ giới thiệu các thử nghiệm chi tiết

được thực hiện đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm và hàng hóa

và khoản mục Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

 Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm và hàng hóa, các

thử nghiệm chi tiết bao gồm:

a) Chứng kiến cuộc kiểm kê thực tế tại thời điểm khoá sổ kế toán (nếu giá trị

hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong báo cáo tài chính và nếu thời điểm được chỉ

định làm kiểm toán trước thời điểm khoá sổ). Trong quá trình chứng kiến cuộc kiểm

kê thực tế, kiểm toán viên sẽ thực hiện:

Kiểm tra xem khách hàng có tuân thủ các quy định về kiểm kê hàng tồn

kho hay không;

Chọn mẫu xem xét những khoản mục có giá trị lớn;

Thông qua việc phỏng vấn và quan sát, ghi lại trên giấy làm việc các

khoản mục hàng tồn kho đã quá hạn, hư hỏng, chậm luân chuyển, lỗi thời hoặc hàng

thừa;

Đảm bảo rằng các khoản mục bị loại ra khỏi danh mục hàng tồn kho

(hàng giữ hộ người khác,...) đã được loại ra trong quá trình kiểm kê, được cộng và

ghi sổ một cách chính xác, mô tả đặc điểm và lý do khiến chúng bị loại ra;

SVTH: Nguyễn Ngọc Nhƣ Nguyệt

53

Khóa luận tốt nghiệp Thực hiện xác nhận đối với các mặt hàng do

Một phần của tài liệu MỘT số KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG tồn KHO TRONG KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH (Trang 101 - 217)