Quan điểm chỉ đạo về phát triển hợp tácxã nôngnghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thời gian tớ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Cao Bằng. (Trang 56 - 57)

- TẠI TỈNH CAO BẰNG

3.2. Quan điểm chỉ đạo về phát triển hợp tácxã nôngnghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thời gian tớ

- Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã có nhiều cơ hội phát triển, song cũng đối diện với nhiều thách thức đòi hỏi Nhà nước, cũng như cộng đồng hợp tác xã phải có một tư duy mới, cách nhìn mới và có các giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã một cách bền vững. Trong thời gian tới, yêu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chất lượng, an tồn, đặc biệt là nơng sản, thực phẩm là một xu hướng tất yếu, đòi hỏi các hợp tác xã phải hợp tác, liên kết sản xuất, làm tốt công tác xúc tiến thương mại, nắm bắt tốt thông tin để phát triển thị trường, đẩy mạnh thực hiện liên kết ngang giữa những người sản xuất với hợp tác xã và liên kết dọc với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu. Trong liên kết, phải lựa chọn các hợp tác xã có tính tương đồng trong tổ chức sản xuất cùng một loại sản phẩm hoặc hợp tác xã cung ứng những sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất của thành viên. Xu hướng liên kết sản xuất theo chuỗi chính là xu hướng mới trong tổ chức sản xuất quy mô lớn, hiện đại mà cả nước và thế giới đang thực hiện.

- Mỗi địa phương trong tỉnh có đặc điểm ưu thế riêng về thổ nhưỡng, khí hậu cũng như cây trồng, vật ni, chính vì vậy việc thành lập các mơ hình hợp tác xã hoạt động với quy mô liên xã, liên huyện với những sản phẩm chủ lực của địa phương là một xu thế tất yếu mà các hợp tác xã cần hướng tới. Các hình thức kinh tế tập thể đã bước đầu thể hiện được vai trò liên kết hỗ trợ thành viên. Song kinh tế tập thể nói chung, kinh tế tập thể trong nơng nghiệp nói riêng, dự báo, bên cạnh những thuận lợi sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức lớn như: quy mơ của các hợp tác xã nơng nghiệp cịn nhỏ, hoạt động trong phạm vi hẹp, thiếu vốn để hoạt động, thiếu mặt bằng sản xuất, sản phẩm hàng hóa chưa phong phú, chất lượng chưa được nâng cao, sức cạnh tranh trên thịtrường thấp sẽ khó tồn tại trong nền kinh tế thị trường, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão. Do đó, trong thời gian tới bên cạnh việc phát triển mở rộng các hình thức tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, việc mở rộng quy mô và tăng cường liên kết với các thành phần, tổ chức kinh tế khác của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã là rất quan trọng, cần được tập trung thực hiện để tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã không chỉ là cơ sở để hỗ trợ thành viên của mình mà cịn là nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương, khu vực [47].

3.2. Quan điểm chỉ đạo về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thời giantới tới

- Quan điểm chính sách phát triển các hợp tác xã nông nghiệp nằm trong quan điểm phát triển kinh tế tập thể của Đảng. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã; đẩy mạnh liên kết và hợp tác dựa trên quan hệ lợi ích, áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ về tiếp cận nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ phát triển thị trường, tạo điều kiện phát triển kinh tế

hợp tác xã trên cơ sở phát triển và phát huy vai trò của kinh tế hộ”.

- Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã chỉ rõ quan điểm:

1. Vai trò của kinh tế tập thể, mà nòng cốt là hợp tác xã nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đất nước.

2. Phát triển kinh tế tập thể có ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội, mơi trường, trật tự xã hội, nhất là ở nơng thơn.

3. Khuyến khích phát triển kinh tế tập thể nhanh và bền vững với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng; xuất phát từ nhu cầu của người dân, tổ chức tham gia, phù hợp với điều kiện, đặc điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của cả nước.

4. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; huy động lực lượng xã hội và nguồn lực trong và ngoài nước tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

5. Phát triển kinh tế tập thể phải phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết tham gia.

6. Phát triển kinh tế tập thể phải dựa trên nội lực của tổ chức là chính, Nhà nước hỗ trợ về mặt thể chế, cơ chế chính sách và một phần ngân sách nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển.

7. Ưu tiên phát triển tổ chức kinh tế tập thể gắn với chuỗi giá trị, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và có tác động lớn với thành viên, cộng đồng.

8. Đối với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cao Bằng trong những năm tới phải gắn với công tác đổi mới, phát triển hợp tác xã nông nghiệp, đặc biệt công tác tham mưu, phối hợp, chỉ đạo và công tác tư vấn, hỗ trợ thực hiện cơ chế, chính sách phát triển của các hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác,...

- Những quan điểm, đường lối của Đảng là đúng đắn, sáng suốt, tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân tơi:

- Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên cơ sở phát huy nội lực đi đôi với tranh thủ ngoại lực trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng;

- Tiếp tục củng cố, đổi mới hợp tác xã nông nghiệp cả về tổ chức, quản lý và hoạt động theo mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp kiểu mới, tạo ra động lực mới trong từng hợp tác xã nông nghiệp;

- Đổi mới tổ chức quản lý hợp tác xã nơng nghiệp theo hướng chuyển mạnh hoạt động sang hạch tốn kinh doanh với hai mục tiêu: đem lại lợi ích cho thành viên và khơng ngừng tích lũy cho kinh tế tập thể.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Cao Bằng. (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w