- TẠI TỈNH CAO BẰNG
3.5.6. Tăng cường hợp tác quốc tế về kinh tế tập thể, hợp tácxã
- Huy động nguồn lực quốc tế để phát triển kinh tế tập thể, HTX: khuyến khích hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế tập thể, HTX, tiếp thu kinh nghiệm tốt của các nước, vùng lãnh thổ có phong trào HTX mạnh, đã thành công trong việc thành lập và nâng cao năng lực quản lý điều hành và các chính sách thúc đẩy hỗ trợ phát triển hợp tác xã.
- KẾT LUẬN
1. Kết luận:
- Kinh tế tập thể nói chung mà nịng cốt là hợp tác xã nơng nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương. Việc thúc đẩy kinh tế tập thể, HTX phát triển nhanh và bền vững góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.
- Trong những năm qua với sự nỗ lực của chính quyền, địa phương và tồn thể nhân dân, các hợp tác xã nơng nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cưc. Các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chính sách sát với thực tiễn. Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ ngành, địa phương. Việc thể chế hóa các văn bản, chính sách phát triển hợp tác xã được triển khai, thể chế hóa từ Trung ương đến địa phương. Công tác tuyên truyền, học tập quán triệt các văn bản chính sách được các sở, ban ngành, đồn thể, Liên minh Hợp tác xã tỉnh thực hiện nghiêm túc, có sự đồn kết, phối hợp giữa các đơn vị liên quan đồng bộ, nhịp nhàng vì một mục tiêu chung là phát triển hợp tác xã nơng nghiệp. Qua đó đã có nhiều mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp hoạt động hay, hiệu quả, nhiều gương điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất.
- Kinh tế hợp tác trong nơng nghiệp đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tăng thu nhập GDP cho tỉnh nhà. Việc phát triển hợp tác xã nơng nghiệp đang là xu thế chung theo hình thức liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học cơng nghệ cao vào sản xuất. Từ đó nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đảm bảo ổn định bền vững theo chủ trương, mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được thực hiện tốt, nội dung đào tạo đa dạng, đáp ứng yêu cầu về tổ chức, quản lý và hoạt động SXKD. Nhiều hợp tác xã nông nghiệp được cải thiện về công tác tổ chức điều hành, từng bước kinh doanh có hiệu quả. Việc đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đạihọc, cao đẳng về làm việc tại các hợp tác là nơng nghiệp là chính sách đúng đắn, nâng cao năng lực điều hành, quản lý cho hợp tác xã.
- Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường được đông đảo các hợp tác xã nông nghiệp ủng hộ, đây là một chính sách hiệu quả, thiết thực. Chính sách đã góp phần đưa sản phẩm, thương hiệu hợp tác xã ra thị trường, kết nối thương mại, duy trì các mối quan hệ giữa đối tác, kích cầu tiêu dùng hàng trong nước,... giúp các hợp tác xã nơng nghiệp tăng trưởng về kinh tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương, đất nước.
- Chính sách ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới đã giúp các hợp tác xã nông nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng. Qua đó tăng sức cạnh tranh sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ mơi trường sinh thái.
- Chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã đã phát huy hiệu quả hoạt động, nhiều hợp tác xã mở rộng sản xuất, kinh doanh nâng cao hiệu quả kinh tế.
tác xã được tiếp cận chính sách đã phát huy vai trị tiên phong trong xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Các hợp tác xã đã từng bước trở thành chỗ dựa vững chắc cho kinh tế hộ và thành viên, đã chuyển mình theo hướng nâng cao chất lượng, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp. Nhiều hợp tác xã nơng nghiệp đã đưa các sản phẩm của mình đến với thị trường trong nước và quốc tế.
- Để đạt được những thành tựu trên là sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành liên quan và Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cao Bằng. Số lượng hợp tác xã nông nghiệp tăng dần qua các năm, nhiều hợp tác xã nông nghiệp mới được thành lập, hoạt động đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực, áp dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất. Tuy nhiên vẫn cần chú ý tới những hạn chế, khó khăn cịn tổn tại của tỉnh Cao Bằng, nhiều hợp tác xã còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, cơ sởvật chất, tinh thần còn nhiều yếu kém, sản phẩm nông nghiệp giá trị cạnh tranh còn thấp cả về số lượng và chất lượng.