Thành phần loài theo vùng biển

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài, phân bố và đề xuất giải pháp bảo vệ ấu trùng tôm, tôm con ở vùng biển ven bờ đông tây nam bộ (Trang 29 - 104)

b. Ở miền Nam Việt Nam

3.1.1.1Thành phần loài theo vùng biển

Với đặc điểm địa lý tự nhiên của vùng biển Đông Tây Nam Bộ, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của các sinh vật biển, trong đó có tôm biển. Số lượng họ, giống, loài tôm tham gia sinh sản ở cả hai vùng biển, trong hai mùa gió là tương đối giống nhau. Tuy nhiên, ở từng thời điểm riêng rẽ, tỉ lệ bắt gặp là khác nhau. Ở vùng biển Đông Nam Bộ, số lượng họ thu được nhiều hơn trong mùa gió Đông Bắc, với 24 họ và 25 loài, mùa gió Tây Nam có số lượng họ ít hơn nhưng lại nhiều hơn về số loài, với 22 họ và 31 loài. Ở vùng biển Tây Nam Bộ, số lượng chênh lệch không nhiều, với 23 họ, 24 loài ở mùa gió Đông Bắc và 19 họ, 23 loài ở mùa gió Tây Nam. So sánh cả hai vùng biển thì mùa gió Đông Bắc có số lượng họ, giống, loài cao hơn mùa gió Tây Nam (Bảng 3).

Có thể lý giải về sự chênh lệch số lượng họ, giống, loài bắt gặp bằng yếu tố mùa vụ sinh sản. Khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 8 là thời điểm sinh sản chính của hầu hết các loài tôm [Bộ Thuỷ Sản, 1996]. Để thấy rõ sự khác nhau về số lượng giống, loài thu được giữa hai vùng Đông và Tây Nam Bộ, chúng tôi đưa số lượng bắt gặp của một số họ tôm chính (hình 3).

Bảng 3. Thành phần họ, giống, loài tôm ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ Vùng biển Mùa gió

Họ Giống Tên khoa học

ĐNB TNB ĐB TN

1. Alpheus 1. Alpheus sp. x x x x 2. Anathas 2. Anathas sp. x x x

3. Betaeus sp. x x x

3. Betaeus

4. Betaeus truncatus (Dana, 1852) x x

5. Synalpheus sp. x x

1. Alpheidae

4. Synalpheus 6. Synalpheus spinifrons Milne - Edwards,

1837 x x x

2. Aristeidae 5. Gennadas 7. Gennadas sp. x x x x

3. Atyidae 6. Caridina 8. Caridina sp. x x x x

4. Callianassidae 7. Callianassa 9. Callianassa sp. x x x x

5. Caridae x x x x

6. Crangonidae 8. Metacrangon 10. Metacrangon sp. x x x x

7. Gonodactylidae x x

8. Hapiosquillidae x x

10. Lysmata 12. Lysmata sp. x x x

10. Laomediidae x x

11. Lysiosquillidae 11. Lysiosquilla 13. Lysiosquilla sp. x x x x

12. Nephropidae x x x x

13. Ogyrididae 12. Ogyrides 14. Ogyrides striaticauda Kemp, 1915 x x x x

14. Oplophoridae x x x x

13. Leander 15. Leander sp. x x x x 14. Leandrites 16. Leandrites sp. x x x

17. Leptocapus potamicus (Kemp, 1917) x x 15. Leptocapus 18. Leptocapus sp. x x 15. Palaemonidae 16. Macrobrachium 19. Macrobrachium sp. x x x x 17. Linuparus 20. Linuparus sp. x x 16. Palinuridae 18. Panulirus 21. Panulirus sp. x x 19. Chlorotocella 22. Chlorotocella leptorhynchus (Stimpson,

1860) x x x x

20. Heterocarpus 23. Heterocarpus sp. x x x x

17. Pandalidae (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Pandalus 24. Pandalus sp. x x x x 22. Leptochela 25. Leptochela robusta Stimpson, 1860 x x

18. Pasiphaeidae

26. Leptochela sp. x x x x

23.

Atypopenaeus

27. Atypopenaeus stenodactylus Stimpson,

1860 x x x

24.

Metapenaeopsis

28. Metapenaeopsis barbata (de Man,

1850) x x x x

25. Metapenaeus 29. Metapenaeus lysianassa (de Man,

1888) x x

30. Parapenaeopsis sp. x x

27.

Parapenaeopsis

31. Parapenaeopsis tenella (Bate, 1888) x x

19. Penaeidae

28. Penaeus 32. Penaeus sp. x x x x

20. Processidae 29. Processa 33. Processa sp. x x

21.

Rhynchocinetidae

30.

Rhynchocinetes

34. Rhynchocinetes rugulosus Stimpson,

1860 x x x

22. Scyllaridae 31. Scyllarides 35. Scyllarides sp. x x x

36. Acetes chinensis Hansen, 1919 x x

37. Acetes erythraeus Nobili, 1905 x x x x

38. Acetes indicus Milne - Edwards, 1830 x x x x 32. Acetes (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

39. Acetes vulgaris Hansen, 1919 x x x x

23. Sergestidae

33. Sergestes 40. Sergestes sp. x x x

24. Sicyoniidae 34. Sicyonia 41. Sicyonia sp. x x x x

42. Solenocera crassicornis (Milne -

Edwards, 1837) x x

25. Solenoceridae 35. Solenocera

36. Oratosquilla 44. Oratosquilla oratoria (De Haan, 1844) x x

26. Squillidae

37. Squilla 45. Squilla sp. x x x x

27. Stenopodidae x x

28. Thalassinidae x x

Tỉ lệ % của một số họ tôm bắt gặp ở hai vùng biển có sự khác nhau rõ rệt giữa hai mùa gió chính trong năm. Mùa gió Đông Bắc, ở cả hai vùng biển họ Pasiphaeidae đều chiếm ưu thế cao (35,02% ở vùng biển Đông Nam Bộ và 57,78% ở vùng biển Tây Nam Bộ). Tuy nhiên họ tôm Moi-Sergestidae lại chiếm tỉ lệ rất thấp ở vùng biển Tây Nam Bộ (2,38%) trong khi lại khá cao ở vùng biển Đông Nam Bộ (20,90%). Họ tôm Gõ Mõ và họ tôm He vẫn chiếm một tỉ lệ khá thấp và ổn định trong các họ tôm thu được. Mùa gió Tây Nam, số lượng ATT-TC thu được nhiều hơn và có sự thay đổi khá lớn về tỉ tần suất bắt gặp của các họ tôm chiếm ưu thế. Ở vùng biển Đông Nam Bộ, họ tôm Moi chiếm tỉ lệ cao nhất 35,15%, tiếp đến là họ Pasiphaeidae 29,12%, họ Alpheidae 16,78% và thấp nhất là họ tôm He 5,40%. Tuy nhiên ở vùng biển Tây Nam Bộ, họ Pasiphaeidae lại chiếm ưu thế cao nhất với 42,86%, họ Alpheidae cũng có tỉ lệ khá cao 28,62%. Họ tôm Moi (6,29%) và họ tôm He (3,20%) lại chiếm tỉ lệ rất thấp.

Đối với họ Pasiphaeiadae, giống Leptochela chiếm tỉ lệ cao nhất, hầu hết bắt

gặp ở tất cả các trạm, tuy nhiên đây là giống có kích thước cơ thể nhỏ (<20mm) và không có giá trị kinh tế.

Đối với họ tôm He, thành phần loài rất phong phú, nhưng số lượng bắt gặp nhiều chủ yếu thuộc nhóm tôm Sắt, tôm Vỏ Đỏ ... có giá trị kinh tế không cao. Đặc biệt họ Tôm Hùm gai Palinuridae bắt gặp duy nhất vào tháng 11 tại trạm số 16 (giống

Linuparus) và trạm số 26 (giống Panulirus) ở vùng biển ven bờ ĐNB bằng lưới thẳng

Hình 3. Tỉ lệ % một số họ tôm chiếm ưu thế theo mùa ở Đông Tây Nam Bộ 3.1.1.2 Thành phần loài theo độ sâu

Thành phần cũng như số lượng của tôm phụ thuộc rất nhiều đặc điểm phân bố trong từng giai đoạn phát triển của chúng, mặt khác tôm là loài sống đáy nên số lượng và thành phần cũng phụ thuộc nhiều vào nền chất đáy và sự lên xuống của thuỷ triều. Do phải di cư vào trong sông, cửa sông, ven biển để sinh sản nên ATT-TC thường tập trung với số lượng lớn ở dải nước ven bờ, các giai đoạn sau chúng có xu hướng di chuyển ra ngoài, nơi có độ sâu lớn hơn. Tuy nhiên, một số họ tôm chỉ phân bố ở dải độ sâu nhỏ, do vậy ở các độ sâu khác nhau thì thành phần loài cũng như số lượng các họ tôm bắt gặp cũng khác nhau [Nguyễn Văn Chung, 2001].

Bảng 4. Số lượng họ, giống, loài tôm sinh sản theo vùng ở Đông Tây Nam Bộ

Dải độ sâu Mùa gió Họ Giống Loài

Đông bắc 24 21 27 < 20m Tây nam 20 22 26 Đông bắc 22 20 21 20 – 30m Tây nam 22 22 24

Qua hình 4 ta thấy: Ở dải độ sâu nhỏ hơn 20m, họ Pasiphaeidae chiếm tỉ lệ cao nhất ở cả hai mùa gió Đông Bắc (48,10%) và Tây Nam (38,10%). Họ Sergestidae cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể, dao động từ 14,22% (ĐB) tới 35,63% (TN). Tiếp đến là họ Alpheidae với 17,12% trong mùa gió Đông Bắc và 13,98% trong mùa gió Tây Nam. Họ Penaeidae vẫn chiếm tỉ lệ thấp nhất, dao động từ 4,07 – 5,22%.

Ở dải độ sâu từ 20-30m, thành phần loài có sự khác biệt rõ rệt. Mặc dù họ Pasiphaeidae vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối với 49,72% ở mùa gió Đông Bắc và 25,22% trong mùa gió Tây Nam. Nhưng gần như chúng ta thấy rất ít gặp các giống loài của họ Sergestidae (dao động từ 0,88-1,78%). Điều này càng khẳng định thêm rằng Moi là loài có xu hướng phân bố ở những vùng nước nông và chỉ tập trung ở những vùng nhất định như các vùng cửa sông ven biển. Sự ít gặp các giống loài của họ Moi dường như lại được thay thế bởi họ Alpheidae từ 14,40% (ĐB) lên tới 36,55% (TN). Có thể thấy rằng họ Alpheidae sinh sản ở những vùng nước sâu hơn và xa bờ hơn trong mùa gió Tây Nam.

Hình 4. Tỉ lệ % của một số họ tôm chiếm ưu thế theo các dải độ sâu 3.1.1.3 Thành phần loài theo thời gian

ATT-TC thu theo nhịp điệu thời gian ở các trạm ngày đêm, mẫu được thu liên tục vào các khoảng thời gian 2 giờ, 6 giờ, 10 giờ, 14 giờ, 18 giờ và 22 giờ trong ngày.

Thành phần loài chung và một số họ tôm chính phân tích được trong các khoảng thời gian thu mẫu được thể hiện ở hình 5.

Mẫu thu lúc 2 giờ:

Nhịp điệu thời gian có thể phản ánh nhịp điệu sinh học của các loài, vì vậy ở các thời điểm khác nhau chúng cũng thể hiện một số đặc điểm thích nghi với môi trường sống khác nhau. Sự phân bố của ATT-TC cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tần suất bắt gặp của họ tôm He (Penaeidae) khá thấp giữa hai mùa gió, dao động từ 3,29 – 4,36%. Họ tôm Gõ Mõ (Alpheidae) tỷ lệ thành phần cũng dao động khá lớn trong khoảng 6,49% (ĐB) đến 19,43% (TN). Họ Moi biển (Sergestidae) chiếm tỷ lệ khá cao nhưng có sự chênh lệch khá lớn giữa các mùa, tỷ lệ thấp hơn vào mùa gió Tây Nam (15,30%) và cao hơn trong mùa gió Đông Bắc (27,94%). Họ Pasiphaeidae chiếm lại ưu thế trong cả hai mùa gió với tỉ lệ gặp rất cao (gần 50% tổng số ATT-TC thu được ở thời điểm này) và khá đồng đều, dao động từ 46,21% đến 47,96%. Nhóm tôm khác vẫn chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tỉ lệ thành phần loài chung, dao động từ 14,31% đến 14,71%.

Mẫu thu lúc 6 giờ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tần suất bắt gặp của họ tôm He khá cao so với thời điểm 2 giờ với tỷ lệ bắt gặp cao trong mùa gió Đông Bắc (11,99%) và thấp hơn trong mùa gió Tây Nam (5,83%). Họ tôm Gõ Mõ cũng có xu hướng tăng rõ rệt về tỷ lệ bắt gặp so với thời điểm 2 giờ, dao động từ 26,30% (ĐB) đến 30,52% (TN). Họ Moi lại có xu thế giảm so với thời điểm trước đó và chênh lệch khá lớn giữa hai mùa gió, với tỷ lệ rất thấp 1,79% (ĐB) và cao hơn 11,90% TN). Họ Pasiphaeidae cũng có xu thế giảm so với khoảng thời gian lúc 2 giờ, dao động từ 21,47% (ĐB) đến 32,17% (TN). Do tỷ lệ giảm khá lớn của hai họ tôm Moi và Pasiphaeidae là hai họ tôm luôn có tỷ lệ bắt gặp cao đã làm cho tỷ lệ của nhóm tôm khác có xu thế tăng lên, dao động từ 19,56% (TN) đến 38,46% (ĐB).

Mẫu thu lúc 10 giờ:

Tỉ lệ % của tôm He có xu tăng trong mùa gió Đông Bắc (19,84%), nhưng lại giảm trong mùa gió Tây Nam (4,33%). Họ tôm Gõ Mõ có xu hướng tăng khá cao và đồng đều ở cả hai mùa gió, với tỷ lệ bắt gặp rất cao 64,24% (TN) và thấp hơn 34,92% (ĐB). Có lẽ họ tôm này có tính hướng sáng cao. Họ Moi biển xuất hiện với tỷ lệ không cao, chỉ dao động từ 4,35% (ĐB) đến 9,67% (TN). Họ Pasiphaeidae biến động khá lớn với xu thế giảm rõ rệt so với các khoảng thời gian trước đó, tỷ lệ bắt gặp cao nhất chỉ

đạt 15,22% (ĐB) và thấp hơn 6,06% (TN). Nhóm tôm khác chiếm tỷ lệ % dao động từ 15,69% (TN) đến 26,59% (ĐB).

Mẫu thu lúc 14 giờ:

Đối với họ tôm He, ngược lại so với thời điểm thu mẫu lúc 10 giờ tỷ lệ % trong mùa gió Đông Bắc giảm xuống 9,69%, trong khi lại tăng ở mùa gió Tây Nam 7,99%. Họ tôm Gõ Mõ vẫn chiếm tỷ lệ rất cao, dao động từ 48,28% (ĐB) tới 62,04% (TN). Điều này càng khẳng định tính hướng quang rõ rệt của họ tôm này. Khoảng thời gian 14 giờ chiều là thời điểm được coi là lúc có nhiệt độ nước cao nhất trong ngày thì tần suất bắt gặp họ Moi lại rất thấp. Mùa gió Đông Bắc chỉ còn 1,49% và cao hơn một chút ở mùa gió Tây Nam 8,11%. Họ Pasiphaeidae biến động không đáng kể so với thời điểm lúc 10 giờ, dao động từ 4,50% (TN) đến 28,05% (ĐB). Nhóm tôm khác cũng chiếm tỷ lệ tương đối ổn định so với khoảng thời gian thu mẫu lúc 10 giờ.

Mẫu thu lúc 18 giờ:

Tỉ lệ % của họ tôm He dao động không lớn và luôn duy trì một tỷ lệ nhất định trong tổng số nhóm tôm thu được. Mùa gió Đông Bắc có tỷ lệ bắt gặp cao hơn (13,26%) và thấp hơn trong mùa gió Tây Nam (4,85%). Họ tôm Gõ Mõ có xu hướng giảm hẳn so với thời gian thu mẫu trước đó. Khoảng thời gian 18 giờ cũng là thời điểm cuối buổi chiều, có lẽ khi cường độ chiếu sáng giảm dần thì họ tôm này cũng di chuyển xuống sâu hơn. Đây cũng có thể là một trong những lý do làm cho tần suất bắt gặp của chúng giảm đi rất nhanh, dao động từ 31,54% (ĐB) đến 18,82% (TN). Họ Moi biến động theo chiều hướng tăng, tuy nhiên tỷ lệ % bắt gặp không lớn từ 4,19% (ĐB) đến 15,76% (TN). Họ Pasiphaeidae có biến động tăng khá lớn, mùa gió Tây Nam họ tôm này tăng gần 11 lần so với khoảng thời gian thu mẫu trước đó đạt 48,90%. Trong khi, mùa gió Đông Bắc tỷ lệ của chúng lại giảm xuống 7,05%. Nhóm tôm khác chiếm tỷ lệ rất cao trong mùa gió Đông Bắc (43,96%) nhưng lại khá thấp ở mùa gió Tây Nam (11,67%).

Mẫu thu lúc 22 giờ:

Họ tôm He và tôm Gõ Mõ có xu hướng giảm tương ứng là 4,65% và 10,89% trong mùa gió Đông bắc, 3,08% và 10,86% trong mùa gió Tây nam. Có sự tăng lên đột biến của họ Moi trong khoảng thời gian thu mẫu này ở mùa gió Tây nam với tỷ lệ bắt gặp cao nhất (66,68%), trong khi ở mùa gió Đông Bắc cũng thời điểm đó tần suất bắt gặp họ tôm này lại thấp nhất trong ngày (0,51%). Họ Pasiphaeidae lại tăng lên gần 10 lần trong mùa gió Đông Bắc (68,44%), nhưng lại giảm đi gần 4 lần trong mùa gió Tây

Nam (12,30%). Nhóm tôm khác giảm đi khá nhiều do sự tăng lên đột biến của hai họ Pasiphaeidae và họ Moi ở cả hai mùa gió.

Hình 5. Tỉ lệ phần trăm (%) của một số họ tôm chiếm ưu thế theo thời gian

Có hai quy luật phân bố theo thời gian khá rõ rệt của một số họ tôm chính. Họ tôm He và tôm Gõ mõ có xu hướng biến động tăng tỷ lệ thuận với cường độ chiếu sáng trong ngày, tuy nhiên sự biến động này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác chứ không đơn thuần là cường độ chiếu sáng. Ngược lại thời điểm ban ngày, họ Pasiphaeidae có xung hướng biến động giảm và tăng lên khi cường độ chiếu sáng giảm xuống. Dựa vào tổng số mẫu thu được ở cùng thời điểm thu mẫu, chúng ta thấy rằng khoảng thời gian 22 giờ và 2 giờ là thời điểm thu được số mẫu rất cao (tương ứng n=30451 cá thể và n=18096 cá thể) trong khi các thời điểm khác trong ngày số mẫu

thu lớn nhất được cũng chỉ đạt 3279 cá thể. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tập tính sinh học của các loài giáp xác là kiếm ăn vào ban đêm.

3.1.1.4 Thành phần loài theo tầng nước

Với hệ sinh thái đặc trưng của giống tôm, thành phần loài phong phú nhất xuất hiện ở tầng đáy, tiếp theo là tầng mặt và thấp nhất là tầng thẳng đứng. Nhìn chung, tầng mặt bắt gặp chủ yếu những cá thể dạng ấu trùng (đang biến thái) và tầng đáy chủ yếu bắt gặp những cá thể ở giai đoạn hậu ấu trùng [Nguyễn Văn Chung, 2001].

Thành phần loài bắt gặp theo tầng nước trong hai mùa gió ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ khá đồng đều. Tuy nhiên, ở tầng nước mặt số loài bắt gặp nhiều hơn tầng giữa và mùa gió Đông Bắc bắt gặp số loài nhiều hơn mùa gió Tây Nam (Bảng 5).

Bảng 5. Số lượng họ, giống, loài tôm phân bố theo tầng nước ở Đông Tây Nam bộ

Tầng nước Mùa gió Họ Giống Loài

Đông bắc 23 21 25 Tầng mặt Tây nam 22 24 30 Đông bắc 20 17 19 Tầng giữa Tây nam 17 15 15

Cũng giống như cá con ở các giai đoạn phát triển sớm, ATT-TC đều phải trải qua giai đoạn sống phù du, sau đó chúng sẽ chuyển dần sang giai đoạn sống đáy. Vì vậy số lượng và thành phần loài thu được bằng các loại lưới theo tầng nước khác nhau sẽ cho những kết quả không giống nhau.

Ở tầng mặt: Họ Pasiphaeidae vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối trong mùa gió Đông Bắc (52,99%) và mùa gió Tây Nam (35,05%). Tiếp đến là họ Sergestidae và Alpheidae, họ tôm He Penaeidae chỉ chiếm một tỉ lệ nhất định (2,54-3,80%) trong tổng số ATT-TC thu được.

Ở tầng giữa: Nhìn chung các họ tôm chính có tỉ lệ bắt gặp khá đồng đều ở cả hai mùa gió. Điều này cho thấy, tầng nước giữa là môi trường trung gian từ giai đoạn sống phù du của ATT-TC sang giai đoạn sống bám đáy và điều kiện môi trường và thức ăn ít chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu theo mùa trong năm.

Hình 6. Tỉ lệ phần trăm (%) của một số họ tôm chiếm ưu thế theo tầng nước 3.1.2 Phân bố

3.1.2.1 Phân bố theo không gian

Phân bố theo không gian của ATT-TC có sự khác nhau cả về khu vực tập trung

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài, phân bố và đề xuất giải pháp bảo vệ ấu trùng tôm, tôm con ở vùng biển ven bờ đông tây nam bộ (Trang 29 - 104)